Xem mẫu

  1. Như chúng ta đã biết lợi nhuận thì luôn đi kèm với rủi ro. Và rủi ro luôn được xem như một yếu tố then chốt trong mọi hoạt động đầu tư. Và cách để giảm thiểu rủi ro luôn là một bài toán hóc búa bởi khẩu vị của mỗi nhà đầu tư đối với rủi ro là khác nhau. Trong chứng khoán có câu ”không nên để hết trứng vào trong một rổ”. Tức chúng ta dù muốn hay không vẫn phải luôn luôn tìm cách để phân tán rủi ro, luôn luôn tìm kiếm các loại hàng hóa để đa dạng hóa danh mục đầu tư. Có thể là cổ phiếu, trái phiếu hoặc hàng hóa như dầu thô, cà phê, đồng, kẽm v.v… Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về một loại hàng hóa (Vàng) và cách thức cũng như là các đặt trưng khiến loại hàng hóa này (Vàng) có khả năng giảm thiểu rủi ro trong các hoạt động đầu tư bên cạnh khả năng sinh lợi trong những giai đoạn kinh tế bất ổn. Theo nghiên cứu của hội đồng vàng thế giới cho rằng nếu một phần phân bổ hàng hóa được giao trực tiếp cho vàng, hiệu quả danh mục đầu tư không chỉ được cải thiện, mà các nhà đầu tư cũng sẽ giảm được khả năng mất mát trong một danh mục đầu tư bằng cách giảm VaR
  2. Tại sao đa dạng hóa danh mục đầu tư phải cần thiết có một tỷ lệ vàng nhất định (2% - 10%) mà không phải là hàng hóa khác? Vàng chứa đựng những ưu điểm (tiềm ẩn những sức mạnh) gì khiến nó không chỉ ít bị ảnh hưởng với biến động của chu kỳ kinh doanh mà còn có xu hướng tốt hơn trong khủng hoảng? Cũng như mối tương quan giữa vàng với các hàng hóa khác ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nhà đầu tư như thế nào? Điều này rất quan trọng để thảo luận về thị trường toàn cầu thực sự của nó. Nơi mà cung cầu về vàng rất rộng lớn, đa dạng và bổ sung cho nhau, nơi vàng được xem như một tài sản tiền tệ thay thế không có rủi ro mặc định.
  3. DÀN BÀI THUYẾT TRÌNH 1 - Mối quan hệ giữ vàng và rủi ro 2 - Các đặc trưng của vàng khi so sánh với các hàng hóa khác 3 - Hệ số tương quan giữa vàng và các hàng hóa 4 - Kết luận
  4. Hệ thống các chỉ số S & P Goldman Sachs Commodity Index (S & P GSCI) Down Jones – UBS Commodity Index (DJ-UBSCI) S & P Goldman Sachs Light energy Commodity Index (S & P GSLE) JP Morgan 3-month T-Bill Index BarCap US Treasury Aggregate MSCI US Equity Index MSCI US ex Equity Index Energy Index Industial Metals Index Agriculture Index Grains Index Livestock Index Crude oil BarCap US Credit Index JP Morgan EM Sovereign Debt Index BarCap Global ex US Treasury Aggregate JP Morgan EM Sovereign Debt Index MSCI US EAFE Equity Index MSCI EM Equity Index
  5. Lợi nhuận dự kiến và biến động dùng cho quá trình tối ưu hóa danh mục đầu tư Lợi nhuận Biến động Tỷ suất sinh lợi (%) (%) trên một đơn vị rủi ro Gold 2.0 15.6 0.13 JP Morgan 3 – month T-Bill Index 0.0 1.0 0.00 BarCap US Treasury Aggregate 4.0 4.0 1.00 MSCI US Equity Index 8.0 17.2 0.46 MSCI ex US Equity Index 8.0 17.8 0.45 S & P Goldman Sachs Light Energy Index 2.0 15.3 0.13
  6. Bảng trên được xác định dựa trên lợi nhuận dự kiến dài hạn thực tế thông qua lợi nhuận hàng tuần trong suốt 20 năm (từ tháng 1/ 1991 đến tháng 12/ 2010). Nhìn vào bảng trên chúng ta có thể thấy rằng lợi nhuận của vàng là 2.0%, độ biến động về giá là 15.6%. Tỷ suất sinh lợi trên một đơn vị rủi ro là 0.13. Tương tự ta có thể thấy lợi nhuận của (JP Morgan 3-month T-Bill Index) tín phiếu kho bạc 3 tháng là 0.0% độ biến động về giá là 1.0% và Tỷ suất sinh lợi trên một đơn vị rủi ro là 0.00.
  7. Xem trong bảng chúng ta có thể thấy có những chỉ số có lợi nhuận khá cao như chỉ số: MSCI US Equity Index, MSCI US ex Equity Index với lợi nhuận đạt 8.0%, độ biến động giá lần lượt là 17.2 và 17.8 cao hơn độ biến động giá của vàng không đáng kể nên lợi nhuận đạt được trên một đơn vị rủi ro là khá cao lần lượt bằng 0.46 và 0.45. Qua đây ta có thể thấy đa dạng hóa đầu tư luôn mang đến lợi nhuận trên một đơn vị rủi ro cao. Đa dạng hóa thường làm tăng lợi nhuận điều chỉnh rủi ro và làm giảm thiệt hại cao nhât. Tuy nhiên nhìn tiếp vào chỉ số S & P Goldman Sachs Light Energy Index ta thấy lợi nhuận trên một đơn vị rủi ro chỉ bằng 0.13 chứng tỏ rất khó khăn để đa dạng hóa danh mục đầu tư.
  8. Tiếp tục đến với bảng số 2 chúng ta có thể thấy rằng cột thứ 2 là đầu tư vào vàng, cột 3,4 là đầu tư vào thị trường chứng khoán, cột 5 là chỉ số tổng hợp của kho bạc Mỹ, Cột 6 là tín phiếu kho bạc kỳ hạn 3 tháng, ba cột cuối cùng thể hiện sự phân bổ danh mục đầu tư bằng cách sử dụng phân bổ 30% cho thị trường chứng khoán Mỹ, 20% cho thị trường chứng khoán quốc tế, 39% đối với thu nhập cố định, 1% tiền mặt và phân bổ khác nhau tới vàng và chỉ số hàng hóa. Với tỷ lệ phân bổ vàng 0% tương đương với phân bổ 10% cho S&P GSLE, 5% cho vàng có nghĩa 5% còn lại cho S&P GSLE, và phân bổ 10% cho vàng hàm ý phân bổ 0% Cho S&P GSLE.
  9. Nhìn vào bảng 2 ta có thể thấy trong giai đoạn từ tháng 1/1991 đến tháng 12/2010 các hoạt động sinh lợi của các chỉ số dường như là ổn định và các hoạt động đầu tư chứng khoán tùy từng thị trường có độ sinh lợi cao hoặc thấp. Tuy nhiên hoạt động sinh lời từ việc đầu tư vàng vẫn khá cao đến 6.8 trong khi ở ba cột cuối sự phân bổ vào vàng với tỷ lệ 0% chỉ mang lại lợi nhuận hằng năm là 6.0, Và nhích dần lên 6.1 rồi 6.2 nếu ta phân bổ với tỷ lệ cao hơn là từ 5% đến 10% dành cho vàng.
  10. Điều này càng rõ nét hơn khi ta phân tích năm 2008 khi nền kinh tế thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính nợ dưới chuẩn với hàng loạt vụ đỗ vỡ trong hoạt động đầu tư tài chính. Ta thấy lợi nhuận đến từ các hoạt động đầu tư chứng khoán đều là âm như chỉ số MSCI US (-36.5), MSCI ex US (-43.3) hay -37.7 đối với chỉ số S&P GSCI light. Ngay cả các danh mục đầu tư có phân bổ vàng cũng không tránh khỏi hiện tượng tăng trưởng lợi nhuận âm với -22.3 với phân bổ vàng 5% và -20.3 với phân bổ vàng 10%. Tuy nhiên phần âm này thấp hơn so với đầu tư vào các hoạt động chứng khoán. Điều này cho thấy rằng Vàng có tác dụng làm giảm rủi ro trong danh mục đầu tư và nhìn vào cột 2, ta thấy vàng vẫn giữ được mức khả năng sinh lợi dương ngay cả trong khủng hoảng
  11. Kết luận Việc đưa vàng vào danh mục đầu tư tạo tính thanh khoản và hình thành chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả hơn trong dài hạn. Không như các hàng hóa khác. Vàng giúp gia tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư ngay cả trong khủng hoảng => Hình thành kênh trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư trong khủng hoảng. Vậy tại sao vàng lại làm tăng hiệu suất danh mục đầu tư một cách độc đáo và mạnh mẽ như vậy? Vàng chứa đựng các đặc tính gì khiến nó tách biệt với phần còn lại của những hàng hóa khác?
  12. Năng lượng Ngũ cốc Cung và cầu Kim loại khác Chăn Gold nuôi
  13. Vàng bằng nhiều cách , đồng nghĩa với sự sang trọng và giàu có. Một nửa số vàng trên mặt đất tồn tại dưới dạng đồ trang sức, nhưng nó cũng là một tài sản tài chính quan trọng và được nhiều người xem như một loại tiền tệ. Ý nghĩa tôn giáo và văn hóa khiến giá trị của vàng vượt quá giá trị thực tế. Nó cũng là một thành phần quan trọng được sử dụng trong các thiết bị điện tử, y tế và nha khoa cũng như ngành công nghệ mới. Cung và cầu Như đối với bất kỳ các loại hàng hóa trao đổi tự do khác, giá cả hàng hóa bị ảnh hưởng nặng nề bởi cung và cầu trong dài hạn. Nó cũng tương tự như những hàng hóa khác, cũng phải gánh chịu những cú sốc ngắn hạn như khủng hoảng chính trị, thời tiết, bệnh tật. Các hàng hóa được chia thành bốn loại: 1 – Năng lượng: dầu mỏ, khí thiên nhiên và than 2 – Kim loại: Kim loại quý và kim loại thường 3 – Nông nghiệp: Ngũ cốc 4 – Chăn nuôi: Trâu bò và lợn
  14. So sánh vàng với dầu thô ta có thể thấy dầu thô cũng có tầm quan trọng như là nguồn năng lượng chính, khó có thể thay thế và có tính thanh khoản cao. Thị trường dầu ít phụ thuộc chu kỳ kinh doanh hơn vàng. Tuy nhiên hơn 59% trữ lượng hiện đang nằm ở trung đông dấy lên một quan ngại về tình hình khống chế nguồn cung để khống chế giá trên thị trường như tổ chức Opec đã từng thực hiện, điều này làm cho các quốc gia khác liên tục tăng cường sự ảnh hưởng của mình tại khu vực này khiến khu vực này luôn chìm trong xung đột và bất ổn đe dọa sự ổn định của thị trường tiềm năng này. Hơn thế nữa các nhà đầu tư thường không có nhu cầu về hàng hóa này nên các hợp đồng đa số được thực hiện qua thị trường phái sinh => làm tăng nguy cơ rủi ro với các đối tác. Bên cạnh đó thì một yếu điểm của mặt hàng năng lượng khó có khả năng tái chế nên nguồn cung là ngày một giảm bên cạnh việc khó khăn trong việc cất trữ và vận chuyển nên sẽ là hạn chế hơn khi so sánh với mặt hàng vàng.
  15. Các mặt hàng về nông nghiệp và chăn nuôi tuy không bị giới hạn về nguồn cung nhưng sẽ khó khăn trong vận chuyển và cất trữ. Ở các mặt hàng kim loại khác thì ta có thể thấy một tỷ lệ phân bố lớn dành cho kỹ thuật và công nghệ, bao gồm cả bạc. Chính điều này sẽ làm các kim loại như bạc, đồng sẽ chịu tác động bởi chu kỳ kinh doanh nhiều hơn là mang yếu tố tiền tệ. Bên cạnh đó, vàng dễ dàng lưu trữ hơn đồng và khó bị phá hủy. Và trong các kinh loại thì Vàng có khả năng tái chế cao nhất nên cung cấp một lương cung lớn sau khi đã được đưa vào sự dụng. Chính điều này khiến thị trường vàng duy trì được sự ổn định từ nguồn cung và tránh những cú sốc thiết hụt một cách hiệu quả.
  16. Hàng Nhu cầu Cung cấp hóa Trang Đầu Kỹ Sản Tái chế Nguồn sức tư/Thỏi thuật/ lượng khác và tiền công khai thác nghiệp Vàng 49% 41% 10% 60% 40% Bạc 25% 25% 50% 79% 19% 2% Đồng 2% 3% 95% 85% 15% Platium 36% 9% 55% 88% 12%
nguon tai.lieu . vn