Xem mẫu

Thuyết Trao Quyền Trong Công Tác Xã Hội I­ Lịch sử hình thành 1, Lịch sử hình thành. Quá trình trao quyền mạnh mẽ và các luận điểm biện hộ được bắt nguồn từ năm 1980­ 1990. Năm 1987 Furlong xem xét trao quyền là mục đích quan trọng trong công tác xã hội Năm 1986 Russel­ Elrich cho rằng việc thúc đẩy trao quyền ở cộng đồng đang chịu áp bức là một sự phản ứng quan trọng đối với các xu hướng áp đặt kinh tế và chính trị II. Nội dung thuyết tiếp cận trao quyền. 1. Khái niệm Trao quyền là một tiến trình hỗ trợ tăng cường khả năng của cá nhân, nhóm, cộng đồng để bản thân họ tự đưa ra quyết định và chuyển hóa các quyết định đó thành hành động cụ thể, các kết quả cụ thể. 2. Nội dung của thuyết tiếp cận trao quyền Để hiểu được thế nào là trao quyền trước tiên ta phải làm rõ một số ý sau: ­ Trao quyền là một quá trình mang tính xã hội. Ta hiểu một cộng đồng có cấu trúc hoạt động không thể giống như một cá nhân được. Việc tiếp xúc với một cá nhân là rất dễ nhưng cộng đồng là một mô hình khoa học phức tạp vì vậy đôi khi chúng ta nhân tính hóa một cộng đồng nhưng thực ra là một tổ hợp xã hội. Để có thể trao 1 quyền thành công cho cộng đồng, điều quan trọng là ta phải hiểu được bản chất một tổ chức xã hội cũng như mối quan hệ giữa cá nhân hay cá nhân với cộng đồng và với xã hội. ­ Tại sao lại có sự tham gia? Trao quyền không phải là công việc mà bạn có thể làm thay cộng đồng. Bởi vì quá trình trao quyền hay tăng cường năng lực là một quá trình biến đổi xã hội mà tự than cộng đồng có thể trải qua. Một cá nhân không thể làm được nếu không có sự tham gia của toàn thể cộng đồng. Phương thức chúng ta thúc đẩy cộng đồng hành động. Chúng ta thường gọi các hành động đó là các dự án và muốn thực hiện được dự án thì cần có sự nhất trí của cộng đồng ấy. Đôi khi người ngoài cộng đồng không thể quyết định được gì, vai trò giám sát dự án có vai trò quan trọng nhưng bị xem nhẹ. Cộng đồng không lên phó thác cho những người ngoài cuộc mà phải tham gia giám sát để đảm bảo mục tiêu theo kế hoạch đề ra. ­ Phát triển quốc gia Trong những năm 1950 và 1960 thế giới chấm dứt tình trạng thuộc địa của nhiều quốc gia. Và người ta đã kì vọng răng đó cũng là sự chấm hết cho đói nghèo để các quốc gia trở lên tự chủ và mạnh hơn. Nhưng sự thực không như vậy đói nghèo vẫn tăng lên. Mỗi người trong chúng ta đều có cách nghĩ và lý giải riêng cho mình. Là người động viên cộng đồng, chúng ta không thể trực tiếp thay đổi 1 quốc gia, nhưng ta có thể giúp từng cộng đồng trở lên mạnh hơn. Nếu chúng ta truyền đạt lại những phương pháp và cách thức cho người khác và có thể tác động lên chính sách và lập pháp của một quốc gia để tạo môi trường thuận lợi cho phát triển các cộng 2 đồng tự chủ. Các cộng đồng càng mạnh, quốc gia sẽ Càng thịnh vượng và độc lập. ­ Tìm thế mạnh và phát huy nó. Mỗi cộng đồng đều có thế mạnh riêng của mình. Là tác viên cộng đồng bạn phải tìm ra được các nguồn lực trong và ngoài để giúp đõ cộng đồng đó giải quyết vấn đề đang gặp phải. ­ Tại sao phải dùng thuật ngữ trao quyền cho cộng đồng? Tại vì muốn thực hiện được trao quyền trước tiên chúng ta phải làm cho cộng đồng có : “ Quyền lực” và “Năng lực”. Nhưng nó khó có thể thực hiện được vì trong mỗi chúng ta đều có sự ích kỉ của riêng mình luôn muốn lợi ích thuộc về mình và mình hơn người khác. Thực hiện trao quyền là thực hiện dân chủ hóa cộng đồng đó tức trao quyền cho tất cả mọi người trong cộng đồng để từ đó giúp họ trở lên ít phụ thuộc vào viện trợ hơn, tự chủ hơn và có khả năng duy trì sự phát triển mà không cần sự giúp đỡ bên ngoài. ­ Trở nên mạnh hơn qua hành động: Là một nhân viên xã hội bạn cần giúp họ trở nên tự chủ và tìm ra điều họ cần nhất “ thông qua ý kiến” và sau đó bạn chỉ cho các thành viên cộng đồng làm thế nào để đạt được nó. Đó chính là nỗ lực rèn luyện để tăng cường sức mạnh cộng đồng. Vd : Một huấn luyện viên không thể trống đẩy thay cho học viên được mà thông qua cách hướng dẫn, phương pháp mà huấn luyện viên đó dạy, để từ đó học viên muốn trở nên có năng lực thì anh ta phải tự mình rèn luyện. Còn huấn luyện viên mà làm thay thì học viên đó không bao giờ trở nên mạnh được. 3 ­ Tại sao phải lựa chọn cộng đồng để trao quyền? Mục đích thúc đẩy cộng đồng là tăng quyền lực, năng lực và sự giàu có của cộng đồng. tại sao chúng ta phải lựa chọn cộng đồng. Để phát huy giá trị tối đa của một con ngưới, bạn cần đánh giá không chỉ đánh giá những mặt yếu mà cần công nhận những mặt mạnh và thành quả của họ và cho họ biết rằng bạn mong đợi những điều quan trọng nhất họ có thể làm được. Phát huy sức mạnh, đừng tập trung vào điểm yếu. Từ những câu hiểu và các câu hỏi được đặt ra ở trên ta có thể thấy rằng nội dung của trao quyền là: Các hành động nhằm xây dựng năng lực của cá nhân, nhóm, cộng đồng để bản than họ tự đưa ra quyết định, và chuyển hóa các quyết định đó thành hành động cụ thể, các kết quả cụ thể. Trao quyền hướng đến giúp thân chủ đạt được quyền đưa ra quyết định và hành động thông qua cuộc sống của họ bằng việc giảm những tác động về những hạn chế của cá nhân hoặc xã hội việc thực hiện quyền lực hạn hữu, qua việc tăng khả năng và sự tự tin nhằm sử dụng quyền lực và chuyển đổi quyền lực từ môi trường đến viới thân chủ. Mục đích của trao quyền là việc thực hiện công bằng xã hội và gắn liền viới biện hộ. Về mục đích của trao quyền: Chính là công bằng xã hội, tạo cho cá nhân có sự công bằng về xã hội. Khái niệm về “công bằng” được xem xét trên nhiều khía cạnh từ kinh tế, chính trị, xã hội và chia nhỏ ra nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, giao thông… Xét về mặt xã hội, mỗi con người có các điều kiện về xã hội khác nhau: như về khả năng lao động, nghề nghiệp, trình độ, điều kiện gia đình, thừa kế tài sản 4 khác nhau và họ phải chụi những rủi ro khác nhau (bệnh tật, thiên tai, mất mùa…) từ đó xuất hiện những cá nhân yếu thế hơn so với các các nhân khác và những cá nhân yếu thế đó ít có cơ hội được tham gia vào các hoạt động xã hội hơn. Ví dụ: như nhóm người nghèo thì họ kéo theo một loạt các yếu tố khó khăn hơn như: nghèo về vật chất, tinh thần, kiến thức, trí tuệ, vốn hiểu biết xã hội, nghèo về cả người thân.. Vì thế họ phải được tạo điều kiện, cơ hội, sự giúp đỡ, chia sẻ khác hơn so với những người không nghèo, tức là giảm bớt khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, giữa nông thôn và thành thị, miền núi và miền xuôi. Đây chính là mục đích của trao quyền gắn với biện hộ. Ví dụ như sau khi nhóm phụ nữ nghèo sau được học nghề nhưng lại không có sự giúp đỡ đề tìm được việc làm hoặc việc làm không đúng với nghề họ đào tạo thì vấn đề của đối tượng vẫn chưa được giải quyết mà phải có sự quan tâm của nhà tham vấn giúp họ có được việc làm, tăng thu nhập từ đó mới thoát nghèo bền vững. 3. Các dạng trao quyền. a. Trao quyền giữa lãnh đạo và nhân viên: tức là lãnh đạo thể hiện tín nhiệm và giao nhiệm vụ, trọng trách cho nhân viên. b. Trao quyền giữa nhân viên với nhân viên: Thể hiện sự tôn trọng, công bằng và giúp đỡ nhau trong công việc. c. Trao quyền nhân viên với cộng đồng: Tức Nhân viên xã hội giúp cộng đồng kết nối các nguồn lực trong và ngoài để giải quyết vấn đề. Nhưng người quyết định cuối cùng là cộng đồng. 4. Nguyên tắc quản lý trong trao quyền 1. Đánh giá cao cộng đồng đó 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn