Xem mẫu

  1. Thương mại điện tử: Khác biệt hay là chết? Sau giai đoạn tăng trưởng mạnh (2005 – 2006), đến nay, tốc độ phát triển của các sàn giao dịch điện tử đang có xu hướng chững lại. Tại sao lại như vậy? Trong khi các website thương mại điện tử hoạt động theo mô hình B2C (làm trung gian mua bán giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng), phát triển khá ổn định (tăng 36,7% năm 2007 so với 27,4% năm 2006), thì một nửa các trang thương mại điện tử theo mô hình B2B và C2C (trung gian mua bán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, người tiêu dùng với người tiêu dùng) đã không còn hoạt động. Đó là kết quả khảo sát gần đây của Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin, Bộ Công Thương. Nguyên nhân được các chuyên gia trong ngành giải thích là việc thu hút người tiêu dùng vào các sàn B2C dễ dàng hơn việc thu
  2. hút các doanh nghiệp tham gia vào sàn B2B. Thứ hai, người tiêu dùng ngày càng khó tính và yêu cầu khắt khe hơn đối sàn đấu giá cá nhân hoặc website rao vặt, 2 hình thức của C2C phổ biến hiện nay. Trong khi các trang thương mại điện tử B2B và C2C khác còn đang loay hoay tạo dựng doanh số để kiếm lời thì nổi lên 2 trang web là Chodientu.vn và Vietgo.vn, với những thành công đã được khẳng định. Tại sao họ làm được như vậy? Công phá bằng doanh số Được thành lập cách đây 3 năm, doanh số của Chodientu.vn đạt trung bình 15 tỉ đồng/tháng, số đơn hàng tăng 20%/ tháng. Những tháng có khuyến mãi, doanh số có thể đạt 20 tỉ đồng. Nếu so với các sàn điện tử khổng lồ trên thế giới, đây là con số nhỏ, nhưng đối với nhiều sàn thương mại điện tử đang hoạt động ở Việt Nam hiện nay thì ngược lại.
  3. Ông Lê Quang, Giám đốc Công ty Cổ phần Ecom SJC, đơn vị sở hữu sàn đấu giá Daugia247.com, thành lập giữa năm 2008, cho hay, Daugia247.com sẽ phải mất 5 năm mới mong hòa vốn. Hình thức đấu giá trực tuyến đang được sử dụng phổ biến ở các nước phát triển, thay cho các phương thức mua bán hoặc đấu giá truyền thống. Để hiểu rõ và thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực này một cách chuyên nghiệp, doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều. Hơn nữa, hoạt động của sàn đấu giá chuyên nghiệp còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác như ngân hàng, việc giám định, vận chuyển, đóng gói, xếp dỡ... Vì vậy dù đã xuất hiện tại Việt Nam 4 năm nhưng đến nay, nhiều doanh nghiệp văn chưa dám mạo hiểm đi sâu vàn sân chơi này. Dù chưa thu hồi vốn nhưng Daugia247.com cũng được xem là trang thương mại điện tử tiềm năng bởi lĩnh vực đấu giá hàng tồn kho trực tuyến vẫn còn mới tại Việt Nam, đặc biệt ở loại hình B2B. Theo thống kê của Bộ Công Thương, hàng tồn kho hiện chiếm đến 10% lượng hàng sản xuất của doanh nghiệp, giá trị
  4. ước tính khoảng 5% thu nhập quốc dân, tức khoảng 3,5 tỉ USD (tính trong năm 2007). Cơ hội cho Daugia247.com do đó được dự đoán là rất lớn. Cũng vào giữa năm 2008, lúc thị trường bất động sản đóng băng, anh Nguyên Tuấn Việt, chủ trang Vietgo.vn đã cho ra mắt Videonhadat.com, trang thương mại điện tử tích hợp video về các dự án bất động sản. Theo anh Việt, trang web này đang đón đến 5.000 lượt truy cập/ngày. Nhưng Videonhadat.com được thành lập là nhờ việc kinh doanh của Vietgo.vn đã có lãi ổn định (xúc tiến cho 150 doanh nghiệp trong nước xuất khẩu với trên 1.000 cơ hội giao thương/tháng). Đây là một trong số ít trang web B2B thực hiện việc xúc tiến thương mại ra nước ngoài thành công. Khác biệt hay là chết? Bên cạnh các "chợ" đang sống èo uột, việc "ăn nên làm ra" của một số website thương mại điện tử như Chodientu.vn, Vietgo.vn
  5. là những dấu hiệu lạc quan. Điểm chung của các trang thương mại điện tử này là không ngừng đẩy mạnh tính tiện ích, nhằm dỡ bỏ những rào cản tâm lý khi mua và bán nơi người tiêu dùng. Trong đó, thói quen mua sắm truyền thống của người tiêu dùng chính là trở ngại lớn nhất. Để có được con số 18.000 thành viên và 3.000 người mua bán thường xuyên hiện nay, Chodientu.vn phải tạo ra nhiều chương trình hấp dẫn như siêu đấu giá, đấu giá giờ vàng, tuần vàng... Cả Vietgo.vn và Chodientu.vn đều đã kết nối với hệ thống ngân hàng, dỡ bỏ rào cản cuối cùng đối với người tiêu dùng trong thương mại điện tử là vấn đề thanh toán trực tuyến. Dĩ nhiên, để có thể mua bán trực tuyến được cũng như thực hiện các chương trình nói trên, Chodientu.vn phải có nguồn vốn lớn và hạ tầng kỹ thuật vững chắc để đủ tải cho cả hệ thống phức tạp. Về điều này, năm 2005, Chodientu.vn đã tìm được đòn bẩy tài chính là Quỹ đầu tư IDG, với số vốn đầu tư 1 triệu USD và sau đó là eBay.
  6. Còn đối với Daugia247.com, đây không chỉ là nơi để đấu giá hàng hóa mà còn hỗ trợ khách hàng trong các khâu marketing, thanh toán, giao nhận... tạo thành quy trình thống nhất. Trước khi xây dựng sàn B2B, Vietgo.vn từng là công ty thương mại chuyên mua hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất trong nước và xuất khẩu sang hơn 20 quốc gia. Vì vậy, Vietgo.vn không những có nghiệp vụ mà còn hiểu tâm lý khách hàng, biết cách giúp doanh nghiệp trong nước giành được hợp đồng xuất khẩu. Ngoài ra, anh Việt, chủ trang web Vietgo.vn, khẳng định, Vietgo.vn vẫn không ngừng đầu tư bởi "chỉ cần lơ là một chút là các trang web cùng lĩnh vực có thể vượt qua. Mà trong lĩnh vực trực tuyến, rớt xuống vị trí thứ hai đồng nghĩa với việc rất khó kéo lại được khách hàng". Câu này khiến chúng tôi liên tưởng đến tuyên bố của ông Jack Ma, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Alibaba, hãng điều hành website
  7. Yahoo! Trung Quốc: “Chúng tôi đang theo sát Baidu.com đã giành vị trí số 1 về công cụ tìm kiếm trên mạng tại Trung Quốc". Jack Ma cũng là ông chủ của trang thương mại trực tuyến Taobao.com số 1 tại Trung Quốc, vượt mặt người khổng lồ eBay. Thị phần của eBay trong lĩnh vực thương mại điện tử C2C ở Trung Quốc trong năm 2006 chỉ còn 15,4%. Đây là con số quá thấp so với tỉ lệ 29,1% năm 2005. Mất ngôi vị đầu bảng; eBay lại nhanh chóng bị Taobao.com bỏ lại khá xa, cuối cùng phải bán hơn một nhà cổ phần và ngưng hoạt động tại Trung Quốc trong năm 2006. Jack Ma cũng từng nói rằng: "Website mới được thành lập hàng ngày. Kinh doanh thương mại điện tử là việc dễ dàng ở Trung Quốc. Nhưng để thành công thì dù ở Trung Quốc hay bất cứ nơi đâu trên thế giới, đều rất khó". Quay trở lại Việt Nam, năm 2006, cả nước có khoảng 40 sàn thương mại điện tử B2B. Đến đầu năm 2007, chi còn lại một nửa.
  8. Tuy nhiên, tiện ích của phần lớn các sàn giao dịch này chỉ mới dừng lại ở việc đăng tải thông tin doanh nghiệp và nhu cầu mua bán. Theo một khảo sát khác của Bộ Công Thương, cho đến năm 2007, hầu như chưa có sàn nào có tiện ích tốt để hỗ trợ doanh nghiệp đàm phán, ký kết hợp đồng trực tuyến, theo dõi thực hiện hợp đồng và chăm sóc khách hàng. Sau giai đoạn tăng trưởng nhanh về số lượng sàn giao dịch B2B (2005- 2006), đến năm 2008, tốc độ tăng của lĩnh vực này ở Việt Nam có xu hướng chống lại, thay vào đó là sự phát triển theo chiều sâu của những sàn hiện có, bao gồm việc cải thiện tính năng kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ và thu hút lượng thành viên tham gia đông đảo hơn.
nguon tai.lieu . vn