Xem mẫu

  1. Chủ đề 3: Hãy vận dụng kiến thức KT học vi mô và VD thực tế giải thích nguyên lý : “Thương mại có thể làm cho mọi người đều có lợi”. Liên hệ với thực tiễn. Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng. Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ... cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó. Thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác… Thị trường là cơ chế để thương mại hoạt động được. Dạng nguyên thủy của thương mại là hàng đổi hàng, trong đó người ta trao đổi trực tiếp hàng hóa hay dịch vụ mà không cần thông qua các phương tiện thanh toán. Ví dụ, một người A đổi một con bò lấy 5 tấn thóc của người B chẳng hạn. Hình thức này còn tồn tại đến ngày nay do nhiều nguyên nhân (chẳng hạn do bên bán không tin tưởng vào tỷ giá hối đoái của đồng tiền sử dụng để thanh toán). Trong hình thức này không có sự phân biệt rõ ràng giữa người bán và người mua, do người bán mặt hàng A lại là người mua mặt hàng B đồng thời điểm. Vì thế tiền được hình thành như một phương tiện trao đổi đa năng để đơn giản hóa thương mại. Nếu như trước kia tiền thường được kiên kết với các phương tiện trao đổi hiện thực có giá trị thí dụ như đồng tiền bằng vàng thì tiền ngày nay thông thường là từ vật liệu mà chính nó không có giá trị (tiền giấy). Trong trao đổi quốc tế người ta gọi các loại tiền khác nhau là tiền tệ. Giá trị của tiền hình thành từ trị giá đối ứng mà tiền đại diện cho chúng. Ngày xưa vàng và bạc là các vật bảo đảm giá trị của tiền tại châu Âu. Ngày nay việc này không còn thông dụng nữa và tiền là tượng trưng cho giá trị của hàng hóa mà người ta có thể mua được. Chính vì thế mà khi đưa thêm tiền giấy hay tiền kim loại vào sử dụng thì tổng giá trị của tiền lưu thông trong một nền kinh tế không được nâng cao thêm mà chỉ dẫn đến lạm phát. Thương mại tồn tại vì nhiều lý do. Nguyên nhân cơ bản của nó là sự chuyên môn hóa và phân chia lao động, trong đó các nhóm người nhất định nào đó chỉ tập trung vào việc sản xuất để cung ứng các hàng hóa hay dịch vụ thuộc về một lĩnh vực nào đó để đổi lại hàng hóa hay dịch vụ của các nhóm người khác. Thương mại cũng tồn tại giữa các khu vực là do sự khác biệt giữa các khu vực này đem lại lợi thế so sánh hay lợi thế tuyệt đối trong quá trình sản xuất ra các hàng hóa hay dịch vụ có tính thương mại hoặc do sự khác biệt trong các kích thước của khu vực (dân số chẳng hạn) cho phép thu được lợi thế trong sản xuất hàng loạt. Vì thế, thương mại theo các giá cả thị trường đem lại lợi ích cho cả hai khu vực. Thương mại là chìa khoá mở ra con đường đi đến thịnh vượng. Các nhà kinh tế đã từ lâu hiểu rằng thương mại làm tăng của cải. Trên thực tế, thương mại tạo ra của cải ngay trong các quốc gia và giữa các quốc gia với nhau. Ðó là bởi vì thương mại khuyến khích các địa phương, tỉnh và quốc gia chuyên sâu vào những hàng hoá họ có thể sản xuất khá hiệu quả, những mặt hàng có lợi thế so sánh. Lợi thế so sánh của một quốc gia nằm trong lực lượng lao động, tài nguyên thiên nhiên, văn hoá và kiến thức của người dân quốc gia đó. Tất cả các nước đều có lợi thế so sánh trong một số sản phẩm. Những nước có nguồn nhân công rẻ có xu hướng tập trung vào các ngành nghề sử dụng nhiều nhân công. Những nước có giá thuê nhân công đắt đỏ lại có xu hướng tập trung vào các ngành sản xuất đòi hỏi đầu tư vào những công nghệ cần đến ít nhân công. Khi các quốc gia tiến hành hoạt động thương mại, họ có xu hướng mua từ nước ngoài những sản phẩm mà sản xuất trong nước tương đối khó và đắt, và bán ra những sản phẩm dễ sản xuất với giá thành tương đối rẻ.
  2. Thương mại hai chiều như vậy làm giảm giá thành, mở rộng sản xuất, tăng tuyển dụng nhân công, tăng thu nhập và phúc lợi xã hội ở cả hai nước. Thương mại không bao giờ chỉ đem lại lợi ích cho quốc gia này còn quốc gia kia thì chịu thiệt. Với một số người, khó có thể tin rằng thương mại tự do thực sự làm tăng thu nhập và của cải của tất cả các quốc gia, nhưng lịch sử thế giới đã chứng minh điều này. Thực tế thì tất cả các quốc gia giàu có trên thế giới đều giành được vị trí của họ chủ yếu nhờ một yếu tố - họ là những quốc gia thương mại lớn. Không một quốc gia nào có thể đạt được mức tăng trưởng kinh tế bền vững mà không hạ thấp hàng rào thương mại nước mình. Nếu một nước đóng cửa thị trường, nước đó sẽ buộc người lao động phải làm việc vất vả hơn với thu nhập ít hơn. Rốt cuộc, các ngành công nghiệp của nước đó sẽ phải chịu lỗ và suy thoái. Ðể tăng trưởng kinh tế, các quốc gia phải mở cửa thị trường với nhau. Nhận thức được thực tế cơ bản này, những nước ASEAN đã đồng ý mở cửa thị trường khu vực của họ, giống như thị trường khu vực rộng lớn đã mở ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Một nền kinh tế mà không có thương mại đó là nền kinh tế đóng. Khi có thương mại thì tất cả các loại hàng hoá không còn ở dạng trao đổi mà được thông qua trên thị trường vì vậy hàng hoá trở nên phong phú, đa dạng, tạo ra nhiều sự lựa chọn. Từ đó ta thấy thương mại không phải là trận đấu mà các hoạt động thương mại là sự kết nối người này với người khác , nước này trao đổi với nước khác giúp con người có thể mua được những hàng hoá, dịch vụ đa dạng, phong phú và chi phí thấp. Và thương mại cũng giúp các nước có lợi từ khả năng trao đổi này. Thương mại cho phép các nước chuyên môn hoá vào lĩnh vực mà họ làm tốt nhất và sử dụng hàng hoá phong phú hơn. Dù vậy ta có thể thấy rằng thương mại là 1 con dao 2 lưỡi, đối với các nước có nền kinh tế phát triển thì thương mại đóng vai trò quan trọng trong nên kinh tế quốc dân và đem lại những cơ hội phát triển tốt nhất. Những đối với những nước có nền kinh tế chưa phát triển thì thương mại lại kém hơn, phát triển chậm gây ra nhiều khó khăn trong việc hội nhập. Đối với người tiêu dùng: trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay nhu cầu của con người càng cao đòi hỏi thị trường phải phát triển mạnh mẽ, đa dạng về hàng hoá, mẫu mã, chất lượng sản phẩm tốt hơn, bền hơn, rẻ hơn. Và thương mại đó giải quyết được vấn đề này, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn về hàng hoá. Ví dụ : Với ngành dịch vụ viễn thông, các công ty cung cấp dịch vụ như: Viettel, HT, Mobile, S-phone…luôn có những cuộc cạnh tranh về giá cả, dịch vụ chăm sóc khách hàng, chất lượng sản phẩm…Giúp cho người tiêu dùng có được những sản phẩm có chất lượng tốt và chi phí hợp lý , có nhiều loại hình dịch vụ để lựa chọn… Qua thương mại , các doanh nghiệp cũng có lợi và giữ đúng vai trò quan trọng. Khi không có thương mại doanh nghiệp chỉ có thể trao đổi hàng hoá cho nhau, lợi nhuận thấp, còn khi có thương mại tiếp sức các doanh nghiệp có thể bán hàng trong khuôn khổ thhương mại tự do làm cho cả 2 bên đều có lợi. Ví dụ: Giữa 2 hãng sản xuất đồ uống lớn nhất thế giới là Pepsi và CocaCola luôn có những cạnh tranh khốc liệt về thị trường để thu hút một nhóm khách hàng trên thị trường nước giải khát. Trong cuộc tranh này không có người thắng người thua mà nó giúp 2 công ty cùng có những thay đổi tư duy và công nghệ…. Và nó trực tiếp giúp nền thương mại của thế giới phát triển. Đối với người lao động : Khi có thương mại thì cầu lao động cũng tăng theo, kéo theo đó là nhiều người có việc làm, giải quyết vấn đề về nạn thất nghiệp.
  3. Đối với chính phủ thì thương mại giúp mở rộng thị trường kinh tế giữa các nước, đưa ra các chính sách hợp lý nhằm thúc đẩy nên thương mại phát triển. Ví dụ: Với nhiều thành viên mới được kết nạp vào tổ chức thương mại thế giới WTO, chính phủ nhiều nước đã thấy được những cơ hội phát triển đất nước từ việc trở thành thành viên của WTO. Như vậy thị trường thế giới ngày càng được mở rộng và thương mại thế giới được phát triển, mở rộng hơn. Liên hệ thực tiễn : Gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO là một bươc nhảy quan trọng giúp cho nên thương mại VN phát triển. Trong phân tích về tác động gia nhập WTO thì lợi ích đầu tiên và rõ nhất thường được nhắc đến là VN sẽ nhanh chóng thu hút đầu tư và đẩy mạnh xuất khẩu. Phân tích về điều này, là thành viên WTO, VN có điều kiện để xuất khẩu vào thị trường 149 nước thành viên theo mức thuế được cắt giảm. Hàng hoá VN được đối xử bình đẳng và không bị phân biệt. Đây là cơ sở để VN có thể đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng lợi thế, khai thác thêm thị trường. Điều này hết sức có ý nghĩa vì xuất khẩu hiện chiếm tới 60% GDP của cả nước. Gia nhập WTO, môi trường kinh doanh VN sẽ dần cải thiện theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo ra niềm tin và sức hút cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việc ngày càng có nhiều nhà sản xuất hàng đầu thế giới đến VN đầu tư cơ sở sản xuất sẽ tạo ra năng lực sản xuất mới cho VN, tăng khả năng xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bên cạnh đó, gia tăng đầu tư nước ngoài sẽ giúp VN tham gia sâu hơn vào dây chuyên phân công sản xuất trên thế giới, cơ hội xuất khẩu mở ra và doanh nghiệp VN sẽ gắn chặt hơn với DN và thị trường thế giới. Đặc biệt, gia nhập WTO, VN có địa vị bình đẳng với các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu nhằm thiết lập một trật tự kinh tế công bằng trong việc đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho đất nước và DN. Điều này có ý nghĩa lớn, giúp DN tránh và giải quyết thuận lợi các cuộc tranh chấp thương mại theo nguyên tắc WTO, không còn bị thiệt thòi như trước đây. Hiện nay trên thị trường quốc tế, Nhật Bản là đối thủ cạnh tranh của Hoa Kỳ. Xét trên một vài khía cạnh, điều này là đúng vì các công ty Nhật và Mỹ sản xuất nhiều mặt hàng giống nhau. Hãng Ford và hãng Toyota cạnh tranh để thu hút cùng một nhóm khách hàng trên thị trường ô tô. Hewlett-Packard HP cũng cạnh tranh với Sony Vaio trên thị trường máy tính cá nhân để thu hút cùng một nhóm hàng. Vì vậy, người ta rất dễ mắc sai lầm khi nghĩ về sự cạnh tranh giữa các nước. Thương mại giữa Nhật và Mỹ không giống như một cuộc thi đấu thể thao, trong đó luôn có kẻ thắng, người thua. Sự thật thì điều ngược lại mới đúng: Thương mại giữa hai nước có thể làm cả hai bên cùng được lợi. Để lý giải tại sao, hãy xem xét thương mại tác động như thế nào tới gia đình bạn. Khi một thành viên trong gia đình bạn đi tìm việc, anh ta phải cạnh tranh với những thành viên của các gia đình khác cũng đang tìm việc. Các gia đình cạnh tranh nhau khi đi mua hàng vì gia đình nào cũng muốn mua hàng chất lượng tốt nhất với giá thấp nhất. Vì vậy theo m ột nghĩa nào đó, mỗi gia đình đều đang cạnh tranh với tất cả các gia đình khác. Cho dù có sự cạnh tranh này, gia đình bạn cũng không thể có lợi hơn nếu tự cô lập với tất cả các gia đình khác. Nếu làm như vậy, gia đình bạn sẽ phải tự trồng trọt, chăn nuôi, may quần áo và xây dựng nhà ở cho mình. Rõ ràng gia đình bạn thu lợi nhiều từ khả năng tham gia trao đổi với các gia đình khác. Thương mại cho phép mỗi người chuyên môn hóa
  4. vào một lĩnh vực mà mình làm tốt nhất, cho dù đó là trồng trọt, may mặc hay xây nhà. Thông qua hoạt động thương mại với những người khác, con người có thể mua được những hàng hóa và dịch vụ đa dạng hơn với chi phí thấp hơn. Cũng như các gia đình, các nước được lợi từ khả năng trao đổi với các nước khác. Thương mại cho phép các nước chuyên môn hóa vào lĩnh vực mà họ làm tốt nhất và thưởng thức nhiều hàng hóa và dịch vụ phong phú hơn. Người Nhật, cũng như người Pháp, người Ai Cập và người Brazil là những bạn hàng của chúng ta trong nền kinh tế thế giới, nhưng cũng là đối thủ cạnh tranh của chúng ta.
nguon tai.lieu . vn