Xem mẫu

  1. Thuốc trị bệnh viêm khớp dạng thấp Viêm khớp dạng thấp. Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, nhưng chủ yếu tấn công vào khớp, gây tình trạng viêm màng hoạt dịch. Viêm màng hoạt dịch là viêm màng lót các khớp và bao gân làm các khớp của bệnh nhân bị sưng, đau, nóng. Bệnh nhân bị đau nhiều về đêm và gần sáng; có thể có tràn dịch trong khớp gối kèm theo cứng khớp vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy hoặc sau một thời gian dài không hoạt động. Bệnh VKDT gặp ở mọi nơi trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh chung theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới vào khoảng từ 0,5 - 3% dân số (ở người lớn). Tại nước ta, bệnh VKDT chiếm tỷ lệ 0,5% trong nhân dân và 20% trong số các bệnh nhân mắc bệnh về khớp điều trị ở bệnh viện. Có thể nói, VKDT là bệnh của phụ
  2. nữ tuổi trung niên, vì 70 - 80% BN là nữ và 60 - 70% có tuổi trên 30. Bệnh có tính chất gia đình trong một số trường hợp. Bệnh có diễn biến kéo dài nhiều năm, phần lớn có tiến triển từ từ tăng dần, nhưng có tới 1/4 trường hợp có tiến triển từng đợt, có những giai đoạn lui bệnh rõ rệt. Rất hiếm thấy trường hợp lui dần rồi khỏi hẳn. Chính vì đặc điểm diễn biến của bệnh nên việc điều trị VKDT phải mang tính chất lâu dài, bền bỉ. Nguyên tắc điều trị chung: - VKDT là một bệnh mạn tính kéo dài hàng chục năm, đòi hỏi quá trình điều trị phải kiên trì, liên tục, thông thường là suốt cả cuộc đời người bệnh. - Phải sử dụng kết hợp nhiều biện pháp điều trị như nội khoa, ngoại khoa, vật lý, chỉnh hình, phục hồi chức năng và tái giáo dục lao động, nghề nghiệp. - Thời gian điều trị chia làm nhiều giai đoạn: nội trú, ngoại trú và tập luyện phục hồi chức năng. - Phải có người chuyên trách, theo dõi và quản lý BN lâu dài. Tóm lại, việc điều trị VKDT là vấn đề mang tính chất xã hội, liên qua đến nhiều chuyên khoa, nhiều ngành khoa học. Các thuốc điều trị bệnh VKDT nhìn chung có rất nhiều tác dụng phụ, do vậy việc điều trị phải được theo dõi chặt chẽ;
  3. tuân thủ các chống chỉ định khi dùng thuốc; kịp thời thông báo cho bác sĩ nếu có những biểu hiện bất thường. Việc điều trị bệnh cụ thể phải tuỳ thuộc vào từng giai đoạn tiến triển khác nhau của bệnh. Mỗi gia đoạn khác nhau, đòi hỏi các thuốc và những biện pháp hỗ trợ khác nhau. Có thể phân chia như sau: Với thể nhẹ, giai đoạn I: - Aspirin đường uống, thuốc phải được uống sau khi ăn no. - Chloroquin (delagyl) liều 0,20 - 0,40g/ngày, uống liên tục (đây là loại thuốc vẫn dùng điều trị bệnh sốt rét). Với thể trung bình, giai đoạn II: - Aspirin đường uống. - Delagyl. - Dùng một trong những thuốc chống viêm không có steroid sau: profenid, ibuprofen, diclofenac, piroxicam. - Có thể dùng thuốc nhóm steroid prednison, lưu ý liều giảm dần, không nên dùng thuốc kéo dài. Thể nặng tiến triển nhiều:
  4. - Steroid liều cao: prednisolon uống hoặc sử dụng đường tiêm: hemisucinat hydrocortison 100 - 200mg tĩnh mạch, rồi giảm dần liều, duy trì bằng liều tối thiểu. - Sử dụng một trong những biện pháp sau: + Tiêm muối vàng (sels d'or) mỗi tuần một lần với liều tăng dần, tổng liều 1.500 - 2.000mg. + D-penicilamin kéo dài 3 tháng. + Methotrexat mỗi tuần uống một lần, kéo dài nhiều tháng. + Salazopyrin dùng nhiều tháng kéo dài + Sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch như endoxan (cyclophosphamid) hoặc chlorambucil. Ngoại khoa và vật lý trị liệu: - Điều trị ngoại khoa được chỉ định trong hai trường hợp: cắt bỏ màng hoạt dịch khi bệnh chỉ còn khu trú ở một mình khớp gối và phẫu thuật chỉnh hình để phục hồi lại chức năng (thay thế bằng khớp nhân tạo bằng chất dẻo hay kim loại). - Điều trị vật lý đối với bệnh VKDT là một yêu cầu bắt buộc nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các di chứng, nhằm tái giáo dục lại khả năng lao động nghề
  5. nghiệp cho bệnh nhân. Điều trị vật lý bao gồm điều trị bằng điện (điện xung, điện phân...; bằng tay (xoa bóp phục hồi chức năng, day bấm huyệt...), nước khoáng (tắm hoặc ngâm nước khoáng nóng; tắm bùn...) kết hợp với các biện pháp tập vận động thụ động và chủ động.
nguon tai.lieu . vn