Xem mẫu

Tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật là 6%, trong đó
chủ yếu là biến chứng nhiễm trùng (3,2%).
Trong số 163 bệnh nhân liên lạc được có 25
trường hợp có tái phát sau điều trị (15,3%).
Vị trí hay tái phát là vùng da quanh mắt (28%), rãnh
mũi má (20%), mũi (16%).
Thời gian tái phát sau điều trị được ghi nhận nhiều
nhất là sau 24 tháng (48%).
Khối u kích thước lớn (> 5cm) có tỷ lệ tái phát cao
(71,4%), khối u kích thước nhỏ (≤ 2cm) có tỷ lệ tái phát
thấp (9,5%).
Giai đoạn III có tỷ lệ tái phát cao nhất (46,4%) và
giảm dần đến giai đoạn I chỉ còn 5,3%.
Tỷ lệ tái phát của các thể lâm sàng là không khác
nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn phẫu thuật tạo hình Trường Đại học Y Hà
Nội (2004). Các u ác tính của da. Phẫu thuật tạo hình,
nhà xuất bản Y học, 116 – 120.
2. Trần Văn Thiệp, Phan Triệu Cung, Võ Duy Phi Vũ,
Đỗ Tường Huân (2005). Vạt đảo có cuống dưới da trong
phẫu trị ung thư da vùng đầu cổ. Chuyên đề Ung thư
học, Hội thảo phòng chống ung thư TP Hồ Chí Minh,
175 – 183.

3. Wilson de Oliveira and all (2003). Dermatology
Online
Journal.
Volume
9,
number
5;
www.dermatology.cidlib.org/basal/ribeiro.html
4. Jeffey L. Melton, M.D., Atlast of Dermatology.
www.meddean.luc.edu.
5. Trần Thanh Cường, Võ Đăng Hùng, Bùi Xuân
Trường, Trần Chí Tiến (2005). Sử dụng vạt tại chỗ trong
điều trị ung thư da vùng đầu cổ. Chuyên đề ung thư học,
hội thảo phòng chống ung thư Tp Hồ Chí Minh, 163 –
170.
6. Bùi Xuân Trường, Trần Văn Thiệp, Phó Đức Mẫn
(1999). Chẩn đoán và phẫu thuật ung thư da vùng đầu cổ.
Tạp chí Thông tin Y dược, số đặc biệt chuyên đề ung thư,
122 – 128.
7. Đỗ Thu Hằng (2004). Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị ung thư biểu mô da
tại bệnh viện K từ 1999 - 2004. Luận văn thạc sỹ y học.
8. UICC (1997):TNM Atlast, 187 – 190.
9. Rhodes A.R. (1995). Public Education and Cancer
of the skin. Cancer supplement: 613 – 630.
10. Nguyễn Bá Đức (2007), “Các nguyên tắc xạ trị
trong ung thư”, Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, Nhà
xuất bản Y học, tr 31-38.

THỰC TRẠNG HÀNH VI SỨC KHỎE VÀ NGUY CƠ TRẦM CẢM
CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ HAI ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
NGUYỄN THỊ HƯỞNG - Trường Đại học Thăng Long
NGUYỄN HỮU HIẾU, TRẦN THỊ THANH HƯƠNG
Trường Đại học Y Hà Nội
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Học tập ở đại học là cơ hội tốt để sinh
viên học tập và trải nghiệm bản thân. Tuy nhiên, sự
thay đổi môi trường sống, môi trường học tập, sinh
viên thường đối mặt với hành vi sức khỏe có hại, cũng
như nguy cơ về trầm cảm và stress. Mục tiêu: (1) Mô
tả thực trạng hành vi sức khỏe của sinh viên năm thứ
hai Trường Đại học Thương Mại. (2) Đánh giá nguy cơ
trầm cảm của nhóm sinh viên trên. Đối tượng và
phương pháp: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt
ngang, sử dụng bộ câu hỏi tự điền (bộ câu hỏi liên
quan tới hành vi sức khỏe được phát triển và thang đo
nguy cơ trầm cảm CESD) được tiến hành trên 400 sinh
viên năm thứ 2, được lựa chọn ngẫu nhiên. Kết quả:
Tỷ lệ sinh viên uống rượu 48,8%, hút thuốc lá 8,8%, sử
dụng chất gây nghiện 3,2%, tỷ lệ sinh viên có nguy cơ
trầm cảm là 49,5%, một số yếu tố liên quan tới stress ở
sinh viên là bắt đầu khóa học đại học 85,5%, nhiều
trách nhiệm mới 84,8%,...Kết luận: Sinh viên đang gặp
rất nhiều vấn đề liên quan tới hành vi sức khỏe, stress
và nguy cơ trầm cảm trong những năm đầu tiên của
thời gian học đại học, do đó cần phải có sự quan tâm
đúng mức tới sức khỏe của sinh viên.
Từ khóa: Hành vi sức khỏe, nguy cơ trầm cảm,
CESD, sinh viên năm thứ 2.
SUMMARY
HEALTH
BEHAVIORS
AND
RISK
OF
DEPRESSION FROM SECOND YEAR STUDENT OF
NATIONAL TRADE UNIVERSITY
Background: Studying in college is a great
opportunity for students to learn and create experience
themselves. However, the changing of living

Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014

environment and learning environment, students is
often faced with adverse health behaviors, as well as
risks of depression. The Trade University has more
than 14,000 students are studying but study on health
behavior of students were limited.
Objectives: (1) To investigate health behaviors of
second year student at the National Trade University;
(2) To evaluate risk of depression in above students
Methods: Cross-sectional study was applied in 400
second year students by self-filled questionnaire and
applied CESD for identifying risk of depression.
Results: The health behaviors of student were as
following: drinking rate was 48.8%, 8.8% smoking,
drug use by 3.2%; the percentage of students at risk of
depression was 49.5%.
Conclusions: Students having a lot of health
problems during the time studying in college, so it
should have the relevant attention to the health of
students.
Keywords: Health behaviors, risk of depression,
CESD, 2nd students.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Với sinh viên (SV), thời gian ngồi trên ghế giảng
đường đại học là quãng thời gian vô cùng quan trọng
trong quá trình lâu dài tích lũy kiến thức, kinh nghiệm
và phương pháp tư duy cũng như là cơ hội tốt để sinh
viên được trải nghiệm bản thân. Tuy nhiên, theo quy
luật phát triển tâm lý của lứa tuổi này, SV lại đối mặt
với nhiều hành vi không có lợi cho sức khỏe như uống
rượu, hút thuốc, hành vi tình dục không an toàn…Đây
cũng chính là thời gian mà nhiều SV có sự thay đổi
môi trường sống, bắt đầu một cuộc sống tự lập, thay

101

đổi môi trường học tập với cách thức học tập khác hẳn
so với thời gian học phổ thông. Vì vậy, nhiều SV không
thể đương đầu với những khó khăn, thử thách và do
vậy dễ có các nguy cơ lâm vào chứng trầm cảm.
Theo điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh
niên Việt Nam lần thứ II (SAVY 2), tỷ lệ thanh thiếu
niên nói chung, SV nói riêng sử dụng rượu bia, hút
thuốc ngày càng nhiều hơn, có một tỷ lệ không nhỏ
trong số họ còn có lúc có cảm giác tự ti (29,9%), có
cảm giác thất vọng, chán chường về tương lai (14,3%)
[1]. Theo nghiên cứu của Phạm Thị Huyền Trang, có
tới 63,6% SV bị stress, các yếu tố ảnh hưởng liên
quan tới stress như vấn đề về học tập trên 75%, căng
thẳng, lo lắng (81%), mệt mỏi, chán ăn khoảng 50 70%. Kết quả từ một nghiên cứu tại một trường đại
học tại Đức cho thấy có khoảng 22,1% SV có hút
thuốc lá, 32,5% SV uống rượu vài lần một tuần, 10%
có sử dụng các thuốc gây nghiện (cần sa, cocain,
amphetamines,…) trong 3 tháng gần đây [2]. Theo
nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa Mỹ năm 2010,
khoảng 18.800.000 người Mỹ trưởng thành, chiếm
khoảng 9,5% độ tuổi dân số Hoa Kỳ từ 18 tuổi trở lên
bị rối loạn trầm cảm trong một năm trong đó tỷ lệ gặp ở
phụ nữ cao gấp 2 lần so với nam giới [3].
Trường Đại học Thương Mại hiện với hơn 14.000
SV chính qui đang theo học, những cử nhân kinh tế
tương lai. Hiện tại chưa có nghiên cứu nào liên quan
đến sức khỏe của SV trong trường. Với mục đích tìm
hiểu cụ thể các hành vi liên quan đến sức khỏe, vấn
đề trầm cảm và stress của SV, phân tích những cảm
nhận trải nghiệm từ đó đưa ra một số một số biện
pháp để nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và điều
chỉnh hành vi của SV, chúng tôi tiến hành đề tài này
với các mục tiêu như sau:
Mô tả thực trạng hành vi sức khỏe của SV năm thứ
hai Trường Đại học Thương Mại.
Đánh giá nguy cơ trầm cảm của nhóm SV nói trên.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên hiện đang
học năm thứ 2 trường Đại học Thương Mại.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
Hiện đang học năm thứ 2 hệ chính quy.
Đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
Hiện không có vấn đề sức khỏe tâm thần hay một
số tật như khiếm thị, tật nguyền cũng như không trong
thời kỳ điều tra liên quan tới vấn đề pháp lý.
Tiêu chuẩn loại trừ:
Hiện đang học các năm thứ 1, 3, 4.
Từ chối tham gia nghiên cứu.
Hiện đang có vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc
một số tật như khiếm thị, tật nguyền.
Đang trong thời kỳ điều tra liên quan tới vấn đề
pháp lý.
2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học Thương
Mại.

102

Thời gian nghiên cứu: 1/2013 – 11/2013
3. Cỡ mẫu và chọn mẫu
Cỡ mẫu: Được tính từ công thức tính cỡ mẫu cho
việc ước tính một tỷ lệ:
p x 1 - p
n = Z2(1 - /2)
2
Trong đó:
n: Cỡ mẫu nghiên cứu.
Z2(1 - /2): Hệ số tin cậy, với  = 0,05 ta có Z = 1,96.
p: Tỷ lệ SV có nguy cơ trầm cảm, p = 0,4.
: Sai lệch mong muốn,  = 0,05.
Từ đó ta tính được n  369, lấy tròn cỡ mẫu là 400
SV.
Chọn mẫu: Chọn ngẫu nhiên từ danh sách sinh
viên năm thứ 2 của các lớp, phân bổ theo tỷ lệ nam/nữ
là 1/4.
4. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt
ngang, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng.
5. Công cụ thu thập thông tin: Sử dụng bộ câu
hỏi được phát triển để đánh giá một số hành vi sức
khỏe (uống rượu, hút thuốc, sinh hoạt tình dục, sử
dụng mạng xã hội và game online…), sử dụng thang
đo CES-D đã được chuẩn hóa để đánh giá nguy cơ
trầm cảm.
6. Nhập và xử lý số liệu
Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1.
Xử lý bằng phần mềm STATA v12.0.
Thang đo CES-D là thang đo đã được chuẩn hóa,
gồm 20 câu, đánh giá các triệu chứng thường gặp
trong 1 tuần vừa qua. Mỗi câu hỏi được đánh giá trên
thang điểm 4, với các mức độ như sau:
0: không bao giờ gặp hoặc hiếm khi, < 1 ngày.
1: xuất hiện một vài khi hoặc từ 1 – 2 ngày.
2: thỉnh thoảng gặp, đôi khi hoặc trung bình từ 3 –
4 ngày.
3: rất hay xảy ra hoặc hầu hết thời gian, trong hoặc
hơn 7 ngày.
Sau đó tính tổng điểm của các câu hỏi, kết quả
tổng điểm được phân tích theo 2 mức độ:
< 22 điểm: Không có nguy cơ trầm cảm.
≥ 22 điểm: Có nguy cơ trầm cảm.
7. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được sự thống nhất và đồng ý của Ban
giám hiệu nhà trường. Đối tượng tham gia nghiên cứu
hoàn toàn tự nguyện và có quyền tự do rút khỏi nghiên
cứu. Các thông tin về đối tượng được giữ bí mật và
chỉ được sử dụng với mục đích nghiên cứu khoa học.
KẾT QUẢ
Tổng số SV tham gia nghiên cứu là 400, trong đó
nữ chiếm 73,7%, tuổi trung bình là 19,3  0,6, chủ yếu
SV sinh ra ở nông thôn (66,8%), hiện có 58,8% SV
đang thuê nhà trọ, hầu hết SV vẫn chưa lập gia đình
(99,5%).

Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014

Bảng 1: Mức độ sử dụng các chất có hại cho sức khỏe của SV
2
Sử dụng các chất có hại
Nam (%)
Nữ (%) Chung (%)
OR
 (p)
Chưa sử dụng bao giờ
18,1
63,0
51,2
Có, không phải 30 ngày qua
59,1
31,2
38,5
62,6
Uống rượu
Sử dụng trong 1-9 ngày
18,1
4,4
8,0
7,7
(
nguon tai.lieu . vn