Xem mẫu

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. Mục đích viết báo cáo. - Làm rõ luận cứ khoa học (cả lý luận và thực tiễn) về đào tạo phát triển trong doanh nghiệp. - Phân tích rõ thực trạng phát triển nhân lực ở Công ty Cổ phần 27/7 Nam Định từ đó đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 1.2. Lý do chọn nghiệp vụ thực tập và đơn vị thực tập Sự thành công hay thất bại của nhiều tổ chức doanh nghiệp đã chỉ ra rằng nguồn lực quan trong nhất của tổ chức hay doanh nghiệp là nhân tố nguồn lực con người. Đó là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố nguồn nhân lực, tất cả mọi cá nhân , tổ chức cần phải quan tâm mạnh mẽ hơn nữa tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực – công tác quyết định để một quốc gia, một tổ chức doanh nghiệp có thể tồn tại phát triển và đi lên trong cạnh tranh, trong thời kỳ hội nhập . Công ty Cổ phần 27/7 Nam Định đang trên con đường phát triển với nhiều cán bộ, công nhân chuyên sâu trong các lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh hàng cơ khí, dệt may, ....Tập thể công nhân viên trong công ty là một đội công nhân viên trẻ chuyên nghiệp, có hoài bão, say mê chinh phục công nghệ và luôn lao động hết mình để phục vụ khách hàng . Trên chặng đường phát triển của mình công ty đã sát cánh cùng khách hàng đi tới thành công ,giúp các tổ chức doanh nghiệp có những giải pháp nâng cao tối ưu hiệu quả quản lý , năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh với các hệ thông công nghệ thông tin toàn diện. Xuất phát từ những lý luận trên có thể thấy rằng yếu tố con người quan trong như thế nào. Chính vì vậy mà em đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần 27/7 Nam Định “ làm đề tài cho bài báo cáo thực tập của mình. 1.3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của báo cáo Trong lịch sử phát triển của các hình thái kinh tế xã hội, con ngươì luôn được coi là nhân tố quan trọng nhất, quyết định sự tồn tại phát triển của xã hội. Trong mọi thời đại con người luôn là chủ động sáng tạo ra mọi của cải vật chất, văn hoá xã hội. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta thì vai trò của nhân tố con người cũng được chứng minh và khẳng định. Để đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bắt đầu từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) Đảng ta đa đề ra đường lối đổi mới đất nước. Từ quan điểm trên, sau 15 năm đổi mới nhiều doanh nghiệp đã nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của nhân tố con người, đã đề ra được một số giải pháp hữu hiệu để giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân – lợi ích tập thể – Xã hội và đã thu được những thành công đáng khích lệ. Công ty Cổ phần 27/7 Nam Định là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng cơ khí, dệt may. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh khắc nghiệt hiện nay thì doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến việc duy trì và phát triển đội ngũ lao động có chất lượng, số lượng phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho sự phát triển của công ty và sự hội nhập, cạnh tranh, thắng lợi của công ty trong tương lai... Tổng số cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp hiện nay là 200 người. 1.4. Đối tượng, phạm vi của báo cáo - Đối tượng đào tạo và phát triển nhân lực ở Công ty Cổ phần 27/7 Nam Định. - Phạm vi nghiên cứu: Công ty Cổ phần 27/7 Nam Định. 1.5. Tên nghiệp vụ thực tập 1.6. Kết cấu của báo cáo Ngoài phần mở đầu, kết luận,chuyên đề gồm 5 chương: PHẦN 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN 27/7 NAM ĐỊNH 1.1. Tổng quan về đơn vị 1.1.1. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển Tên đầy đủ : Công ty Cổ phần 27/7 Nam Định Tổng giám đốc :ông Bùi Đình Tuấn Công ty thành lập tháng 09/2002 Trụ sở chính:35 Bến Thóc, P. Ngô Quyền Tp. Nam Định . X ưởng sản xuất: 53 Nguyễn Khuyến, P. Tràng Thi, Tp. Nam Định Số đăng ký kinh doanh: 0600289175 do Sở Kế hoạch ­ Đầu tư Nam Định cấp 07/08/2001 Công ty Cổ phần 27/7 Nam Định hoạt động với quy mô gần 200 công nhân viên ,được bố trí thành 2 khối :khối kinh doanh – sản xuất và khối quản trị .Nhân viên trong công ty học hỏi nhanh những công nghệ mới và trong gần 15 năm qua , đội ngũ nhân viên nòng cốt đã tích lũy kinh nghiệm thực tế qua hàng trăm dự án lớn nhỏ được triển khai hàng năm . 1.1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức (năm 2011) P. Tổ chức Nhân sự P. Kinh doanh P. R & D P. Kế hoạch kinh tế mềm GIÁM P. Tài chính kế toán ĐỐC P. Kỹ thuật Văn phòng Xưởng sản xuất P. Tư vấn & GTGT (Nguồn: phòng tổ chức nhân sự) Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Ban Giám đốc Giám đốc công ty: Là đại diện pháp nhân của công ty, điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng chính sách pháp luật của nhà nước.Chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty đến kết quả cuối cùng. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư. GiámđốcCôngtychịutráchnhiệmtrướcphápluậtvềhoạtđộngcủaCôngty. Quyết định chiến lược kinh doanh, quy mô và phạm vi thị trường, kế hoạch đầu tư và phát triển, chính sách và mục tiêu chất lượng của Công ty. Quyết định cơ cấu tổ thức, sắp xếp và bố trí nhân sự. Chỉ đạo, điều hành hoạt động tài chính của Công ty. Giám đốc có quyền quyết định cao nhất về mọi hoạt động của Công ty. Các phòng chức năng trong công ty được chia thành 02 khối: Khối sản xuất trực tiếp bao gồm: Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm thiết kế, tư vấn, đo lường và tự động hoá các dự án cơ khí, máy móc, vật tư ngành cơ khí và may mặc. Hướng dẫn kỹ thuật các sản phẩm cơ khí và may mặc được triển khai. Đồng thời có các phương án kỹ thuật, bảo trì. Xưởng sản xuất: Tổ chức vận hành các hệ thống máy móc. Có các phương án dự phòng khi hiệu quả phần mềm không được như tính toán. Phòng Đào tạo – Nghiên cứu – Phát triển: Xây dựng các phương án hiệu quả để được hỗ trợ và chuyển giao công nghệ thường xuyên với chi phí thấp nhất. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới. Phòng Tư vấn & Giá trị gia tăng: Chịu trách nhiệm tư vấn. đồng thời tìm kiếm các giải pháp thích hợp và hiệu quả để gia tăng giá trị cho công ty. Khối sản quản trị bao gồm : Phòng tổ chức nhân sự: Tham mưu cho giám đốc để bố trí sắp xếp bộ máy tổ chức và công tác cán bộ nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Quan tâm, thực hiện các chính sách lao động, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, theo dõi phong trào thi đua khen thưởng. Đảm bảo các công việc về hành chính quản trị, bảo vệ và y tế. Hướng dẫn, triển khai, kiểm tra các phương án tổ chức lao động trong công ty. Tổ chức tuyển dụng lao động mới phù hợp với yêu cầu của Giám đốc về số lượng và chất lượng. Xây dựng, đề xuất những vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động và giải quyết các khiếu nại của người lao động có liên quan đến chính sách lao động ­ tiềnthưởng trên cơsởchế độ chính sách Nhà nướcban hành. Phòng Tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và Nhà nước theo những quy định của Điều lệ kế toán Nhà nước và mọi hoạt động tài chính kế toán của Công ty. Giúp việc cho giám đốc trong việc quản lý tình hình tài chính của công ty, hướng dẫn việc kiểm tra kiểm soát việc thực hiện hạch toán. Quản lý và theo dõi tình hình sử dụng vốn và tài sản của công ty. Ghi chép sổ sách đầy đủ, và lưu giữ chính xác, khoa học các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty. Tổng hợp số liệu để lập báo cáo tài chính quý, năm theo quy định hiện hành. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn