Xem mẫu

  1. Thức ăn làm “hỏng” thuốc Một số thức ăn có thể làm tăng tác dụng phụ hoặc làm giảm tác dụng điều trị của thuốc. Các tương tác giữa thuốc và thức ăn thường được chỉ rõ trong tờ hướng dẫn dùng thuốc. Vì thế cần chú ý đọc kỹ hướng dẫn dùng thuốc để tránh mọi tương tác có thể xảy ra. Nước ép quả bưởi: Nước ép bưởi có thể làm tăng đáng kể sự hấp thu của thuốc trong cơ thể. Có hai nhóm thuốc đặc biệt lưu ý là: Các thuốc dùng để hạ cholesterol trong máu: nước bưởi khi dùng chung với simvastatine hoặc atorvastatine có thể làm tăng sự hấp thu của thuốc lên gấp 15 lần và gây tác dụng phụ nghiêm trọng ở cơ. Các thuốc suy giảm miễn dịch dùng để chống thải ghép (tacrolimus, ciclosporine…): khi dùng chung với nước bưởi thường xuyên sẽ gây độc hại cho thận. Cần khuyến cáo bệnh nhân tránh dùng nước bưởi trong vòng 2 giờ sau khi dùng các thuốc này và nên chỉ uống ít hơn 250ml nước bưởi mỗi ngày. Ngược
  2. lại, cũng nên biết rằng nước táo và nước cam không gây tương tác với thuốc. Các thức ăn giàu vitamin K (bắp cải xanh, rau màu xanh đậm, trái bơ, rau ngò, rau diếp…): Cần ăn rất ít các thức ăn này khi đang dùng các thuốc chống đông đường uống (mục đích chống đông máu). Các thức ăn này làm giảm tác dụng điều trị của thuốc nên nguy cơ tạo huyết khối tăng (tạo cục máu đông trong lòng mạch). Vì vậy, trong thời gian dùng thuốc chống đông đường uống, nên bớt ăn một suất rau của ngày và không nên thay đổi đột ngột thói quen ăn uống hằng ngày (như ăn nhiều lên hoặc ăn giảm đi các loại thức ăn quen dùng).
  3. Rượu: Phải tránh dùng rượu đối với tất cả các thuốc có tác dụng trên thần kinh làm giảm độ tập trung cảnh giác như: các thuốc an thần (thuốc giảm lo âu nhóm benzodiazepine), thuốc giảm đau hoặc giảm ho có chứa codeine hoặc tramadol, thuốc thần kinh, thuốc chống trầm cảm, và các thuốc chống kháng histamine chống dị ứng kinh điển. Khi dùng đồng thời với các thuốc này, rượu có thể gây buồn ngủ và làm giảm các phản xạ, gây nguy hiểm đặc biệt khi điều khiển các phương tiện giao thông hoặc máy móc. Ngoài ra, khi dùng rượu chung với thuốc kháng viêm non-steroid hoặc aspirine có thể gây bỏng rát dạ dày hoặc tăng tiết acid dạ dày. Các trái cây họ cam quýt (chanh, bưởi, cam:xếp theo thứ tự giảm dần về độ chua). Tránh dùng chung các trái cây họ cam quýt với các thuốc kháng viêm hoặc aspirin, do làm nặng thêm hoặc gây bỏng rát dạ dày hoặc tăng lượng acid dạ dày. Nên uống thuốc kháng viêm trong bữa ăn để trộn lẫn với thức ăn làm giảm tác dụng phụ trên dạ dày.
  4. Cam, quýt cũng có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc. Cà phê: Cần tránh dùng cafeine khi đang dùng thuốc kháng sinh nhóm quinolone như: enoxacine, ciprofloxacine và norfloxacine hoặc thuốc theophylline (thuốc trị hen có cùng tác dụng giống cafein). Các kháng sinh này ngăn cản thải trừ cafein và vì thế có thể gây quá liều cafein, dẫn đến tình trạng kích thích, hồi hộp, run rẩy, toát mồ hôi thậm chí gây ảo giác. Đối với theophylline, cafein sẽ làm tăng tác dụng phụ của theophylline. Vì thế cần tránh dùng mọi thức ăn, đồ uống như: cafe, trà, hoặc nước giải khát có chứa cafein trong suốt thời gian dùng thuốc kháng sinh trên hoặc đang điều trị hen bằng thuốc theophylline.
  5. Camthảo: Rễ cam thảo gây tăng huyết áp. Nên giảm hoặc tốt hơn là nên tránh dùng cam thảo (kẹo hoặc thức uống có cam thảo) khi bị cao huyết áp. Trên đây là một số ví dụ để cho thấy cần phải đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc ngay khi bắt đầu dùng bất cứ loại thuốc nào để có thể tuân thủ tốt các điều kiện dùng thuốc
nguon tai.lieu . vn