Xem mẫu

  1. Linux (SuSE) kết nối đến MS Windows Tác giả: centos4 Linux (SuSE) có nhiều cách thức để kết nối đến Windows để sử dụng dịch vụ, tài nguyên trên các máy chạy Windows. Sau đây sẽ giới thiệu Remote Desktop và Samba trên Linux (SuSE). 1. Remote Desktop Khi Windows 2000 Server, Windows 2003 có cài Terminal Service, hoặc Windows XP có cài Remote Desktop, trên Linux, ta làm cách nào để kết nối đến các máy trên? Trên Linux có 2 tiện ích cho phép Remote Desktop sử dụng giao thức RDP, đó là rdesktop http://www.rdesktop.org/ và krdc. Rdesktop cho phép connect đến Terminal Service ở chế độ dòng lệnh. Có thể down rdesktop ở http://www.rdesktop.org/#download với phiên bản hiện thời là 1.4.1. Trên SuSE, để cài đặt rdesktop, có thể chạy tiện ích Software Management. Để chạy công cụ này, click vào Kmenu->System->YaST (Control Center) Hình 1: YaST Control Center
  2. Trong Hình 1, click vào mục Software, sau đó nhắp vào biểu tượng Software Management Hình 2: Cài đặt rdesktop Trong giao diện chính của Software Management, ở ô Filter, chọn Search. Trong ô Search, gõ rdesktop và nhắp nút Search. Check vào package rdesktop trong bảng bên tay phải và nhắp nút Accept để chấp nhận cài gói rdesktop. Software Management sẽ tự động check các gói tin liên quan và cài rdesktop. Sau khi cài xong, có thể sử dụng rdesktop ở chế độ dòng lệnh. Chạy Konsole, sau đó gõ lệnh sau: Cú pháp lệnh: rdesktop địa_chỉ_ip_terminal_service Ví dụ $ rdesktop 192.168.0.1 Hình 3: rdesktop kết nối đến Windows Terminal Service Trong Hình 3, nhập Username và Password vào các ô tương ứng để sử dụng máy Windows. Krdc là một KDE graphical client có thể sử dụng giao thức là rfb, VNC. Khi rdesktop được cài đặt thì krdc có thể sử dụng rdp đển kết nối đến Terminal Service. Krdc là một thành phần của module kdenetwork. Để cài thành phần này, dùng Software Management search với từ khoá là kdenetwork.
  3. Hình 4: Cài đặt krdc Để sử dụng krdc, có thể chạy Konsole sau đó gõ lệnh krdc $ krdc Hoặc click KMenu->System->Remote Access->Krdc (Remote Desktop Connection). Giao diện của Krdc như Hình 5. Hình 5: Giao diện Krdc Trong Hình 5, ở ô Remote Desktop, gõ rdp:/địa_chỉ_ip_terminal_service, ví dụ rdp:/192.168.0.1 rồi nhắp nút Connect. Có thể nhắp vào Preference để thay đổi các thông số như resolution, color depth,... xem Hình 6 Hình 6: RDP Preference 2. Samba Không cần giới thiệu nhiều thì ai cũng biết để share file với Windows, cũng như lấy file từ share của Windows, trên Linux sử dụng Samba. Samba có 2 dạng hay sử dụng là chế độ gõ lệnh (smb) và GUI (smb4k - http://www.samba.org/samba/GUI/ ). Trên KDE, công cụ Konqueror có cho phép thực hiện lệnh smb. Sau đây sẽ giới thiệu smb trên Konqueror và smb4k
  4. Để cài đặt samba, sử dụng công cụ Software Management. Trên giao diện Software Management, ở ô Filter chọn Search. Hình 7: Cài đặt samba Trong Hình 7, gõ từ khóa để tìm kiếm trong ô Search là samba. Lựa chọn các package như Hình 7. Để cài đặt smb4k, trong Hình 8, search với từ khoá smb4k Hình 8: Cài đặt smb4k Sử dụng smb với Konqueror Chạy Konqueror, trong ô Location, gõ lệnh smb://username@địa_chỉ_ip Trong đó địa chỉ ip là địa chỉ ip của máy Windows có share folder, hoặc đại chỉ của một Samba Server. Ví dụ: smb://192.168.0.1 (Hình 9) Hình 9: smb trên Konqueror Khi nhắp vào thư mục chia sẻ nào đó, sẽ xuất hiện Authorization Dialog, nhập password vào ô tương ứng và nhắp OK (Hình 10). Hình 10: Authorization Dialog
  5. Sử dụng smb4k Để chạy smb4k, có thể gõ lệnh smb4k ở Kosole $smb4k Hoặc click KMenu->Utilities->More Programs->Smb4k (The SMB/CIFS Share Browser) Hình 11: Giao diện của smb4k Trong giao diện của smb4k Hình 11, click vào tên nhóm, sau đó click vào tên máy chia sẻ và thư mục chia sẻ. Hình 12: Anthentication smb4k Khi được hỏi username/password như Hình 12, nhập các giá trị tương ứng và nhắp OK Lệnh mount với smb Khi muốn mount một thư mục share trên máy Windows hoặc Samba Server vào 1 mount point trên máy (tương tự như map trên Windows), ta sử dụng lệnh mount với tham số -t và kiểu smbfs. Cấu trúc lệnh như sau: mount -t smbfs -o username=tên_user //đường_dẫn_share mount_point Ví dụ mount -t smbfs -o username=administrator //192.168.0.1/vsofts /home/vsofts_192
  6. Trong câu lệnh trên. 192.168.0.1/vsofts chính là thư mục share trên máy 192.168.0.1, mount_point là /home/vsofts_192 . Bắt buộc phải tạo folder này trước khi thực hiện lệnh mount. Có thể sử dụng lệnh smbmount, nhưng trên một số *NIX, lệnh này cú pháp hơi khác. Designed by FSOSR. Email : fsosr2005@yahoo.com.vn
nguon tai.lieu . vn