Xem mẫu

  1. Thủ thuật 1: Kể những câu chuyện trung thực Một phóng viên có thể nảy ra ý tưởng khi nhìn thấy đường ống dẫn nước thải sinh hoạt chảy vào con sông, hoặc khi được một người bạn tình cờ cho biết về một dự án xây nhà ở mới có khả năng gây hại cho môi trường sống hoang dã của động thực vật. Các cuộc tranh cãi của các nghị sĩ trong quốc hội cũng có thể đề cập đến những mối quan ngại về môi trường. Có thể coi thông cáo báo chí như một sự gợi mở và sử dụng nó một cách đúng đắn để bắt đầu cho nhiều câu chuyện. Tuy nhiên,
  2. nhiều khi các phóng viên bị rơi vào cái thói quen tệ hại là cứ lao vào biên tập lại cái thông cáo báo chí đó chứ chẳng hề chạy ra ngoài tìm hiểu. Nếu làm như thế thì chẳng khác nào một nhân viên quan hệ công chúng. Ngoài ra, đưa tin một chiều không chỉ khiến cho bài viết tẻ nhạt mà nó còn đi ngược lại những nguyên tắc của báo chí. Khi nhận được thông cáo báo chí, câu hỏi đầu tiên đối với một phóng viên là nó có chứa đựng tin tức gì không. Thông cáo báo chí đó có có ý nghĩa gì? Điều này không phải lúc nào cũng rõ ràng và có thể phóng viên phải liên hệ với công ty hay cơ quan nọ để được giải thích thêm. Nếu lời giải thích không đủ thì chẳng có lý gì để đưa tin về vấn đề đó.
  3. Các phóng viên cần nắm được những luồng ý kiến khác nhau về vấn đề nêu trong thông cáo báo chí. Việc này không mất nhiều thời giờ nhưng nó đảm bảo có một câu chuyện trung thực. Nếu một công ty đưa ra tuyên bố khoe khoang thành tích của họ ở khu rừng nhiệt đới thì phóng viên nên tìm hiểu phản ứng của các tổ chức môi trường địa phương, các nhà nghiên cứu độc lập và có thể cả các quan chức chính quyền. Nếu phản hồi của các nguồn tin này đều phê phán thì cần yêu cầu công ty đó trả lời những ý kiến chỉ trích. Tương tự, nếu một tổ chức môi trường gửi một thông cáo báo chí yêu cầu chính phủ cấm một loại hóa chất nào đó thì phóng viên phải tìm hiểu quan điểm của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, quan chức chính phủ và các nhà khoa học. Khi thông cáo báo chí đề cập đến một bản báo cáo hoặc một cuộc thăm dò thì phóng viên cần phải có bản sao báo cáo hoặc
  4. kết quả cuộc thăm dò đó. Thông thường các báo cáo không phải do các nhà khoa học viết mà là các nhân viên quan hệ công chúng chấp bút, vì thế có khả năng những kết quả của nhà khoa học bị mô tả nhầm hoặc bị nói phóng đại. - Viết những câu đơn giản và rõ ràng - Không đưa nhiều ý phức tạp vào một đoạn văn. - Những đoạn chuyển tiếp phải có tác dụng khiến độc
  5. giả muốn tiếp tục đọc. - Bổ sung thông tin ở mức độ vừa đủ để độc giả hiểu rõ câu chuyện. - Làm rõ hoặc loại bỏ những thông tin mang tính kỹ thuật có thể khiến độc giả khó hiểu. - Cần nhiều giải thích
  6. Một biện pháp hay và không tốn kém khác - Hãy làm cho độc để các phóng viên phát triển mạng lưới giả cảm nhận rõ nguồn tin và lấy ý tưởng cho bài viết là đưa ràng về câu tên mình vào danh sách phóng viên được chuyện. gửi email hoặc fax. Các nhân viên quan hệ công chúng làm việc cho các tổ chức môi trường, các công ty và các cơ quan chính phủ rất muốn đưa các báo cáo, tuyên bố và thông cáo báo chí của họ đến tay phóng viên. Nhưng chẳng có danh sách sẵn có duy nhất nào về tất cả các phóng viên. Chính phóng viên phải chủ động để có tên trong danh sách. Việc này cũng đơn giản. Chỉ cần gửi một bức thư cho tổ chức/công ty đó và ghi đầy đủ chi tiết về phóng viên cũng như mối quan tâm. Ngoài ra cần cung cấp thật nhiều thông tin về tờ
  7. báo, ví dụ như số lượng độc giả/khán thính giả. Đa số thông tin được gửi qua email là không dùng được. Thật kỳ lạ khi người ta đốn bao nhiêu cây rừng để sản xuất giấy và in ra những cái thông cáo báo chí vô bổ như thế. Tiếc thay, cách duy nhất để tìm ra thông tin hay là phải lục lọi trong cả đống tin tồi tệ đó. Nhưng sau một thời gian, phóng viên sẽ nhận ra những tổ chức nào thường gửi thông tin hữu ích. Công việc khó khăn có lẽ là việc tìm ra đúng tên và địa chỉ của người cần liên hệ. Một thủ thuật hay là hỏi ngay đối tượng phỏng vấn xem tổ chức/công ty của họ có gửi thông cáo báo chí hay báo cáo không. Hãy tìm cho được địa chỉ và tên người cần liên hệ.
  8. Nói chung, phóng viên nên chủ động trong việc tìm chủ đề cho bài viết. Thường có xu hướng đưa tin về môi trường thì chỉ tập trung vào các thảm họa, ví dụ như tràn dầu, chất thải độc hại, hoặc những sự kiện do các tổ chức môi trường hay công ty tổ chức. Hãy thường xuyên liên hệ với nguồn tin và hỏi xem có gì mới trong lĩnh vực của họ. Việc này cũng giúp phóng viên luôn nắm được những diễn biến mới nhất. Đọc/xem các bài báo hoặc chương trình truyền hình về môi trường cũng giúp tăng hiểu biết nhiều hơn và làm nảy ra chủ đề cho bài viết. Các nhà báo có lương tâm đều nhận rõ rằng “đạo báo” là điều cấm kị nhưng sẵn sàng thừa nhận rằng một số ý tưởng hay bắt nguồn từ việc đọc tác phẩm của đồng nghiệp. Một
  9. bài báo trên tạp chí, một phóng sự truyền hình hay phát thanh, hoặc một bài trên nhật báo có thể dẫn đến những ý tưởng mới. Một khu rừng Amazon đang bốc cháy có thể dẫn đến một câu chuyện về tiêu dùng năng lượng hoặc hiện đại hóa nông nghiệp. Phóng viên – và các biên tập viên – cần luôn nhớ rằng trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng có thể viết những bài về môi trường, vào một thời điểm nào đó. (Peter Nelson) (Lưu ý: Đây là tài liệu dịch của Diễn đàn Báo chí Việt Nam-VJ để các thành viên tham khảo. Việc sử dụng nội dung dịch thuật vào các mục đích thương mại nếu bị khiếu kiện về vấn đề bản quyền,
  10. VJ hoàn toàn không chịu trách nhiệm. 10 thủ thuật sẽ được đăng tải thành các bài khác nhau để tiện theo dõi)
nguon tai.lieu . vn