Xem mẫu

  1. Chương 1 1. Nêu khái niệm thố ng kê, trình bày thống kê theo quan niệm của mình Thống kê học là một môn khoa học có lịch sử phát triển khá lâu dài. Ngay từ thời cổ, các quốc gia phát triển như La Mã, Hy Lạp, Trung Quốc,..., đã chú ý đến việc ghi chép các số liệu thống kê phục vụ cho việc thu thuế, bắt lính. Tuy nhiên, đ ến cuối thế kỷ XVII khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời với tính chất xã hội hoá của nền sản xuất ngày càng cao và sự phân hoá giai cấp trong xã hội ngày càng sâu sắc, làm cho việc nghiên cứu các hiện tượng kinh tế, xã hội và hiện tượng tự nhiên thông qua các đặc trưng về lượng trở thành cần thiết đối với công tác quản lý nhà nước, quản lý sản xuất kinh doanh và cả lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Điều đó đ ã thúc đẩy, định hướng con người đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận và phương pháp luận thu thập, tính toán, phân tích số liệu thống kê. Thống kê học chính là khoa học nghiên cứu hệ thống các phương pháp thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những điều kiện, địa điểm và thời gian cụ thể. Trong tất cả các hiện tượng mà thống kê nghiên cứu thì hiện tượng kinh tế là hiện tượng được nghiên cứu chủ yếu, tiếp đến là các hiện tượng xã hội như: giáo dục, y tế, văn hoá, chính trị,... thống kê ít nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, kỹ thuật, nhưng trong quá trình nghiên cứu các hiện tượng kinh tế, xã hội thống kê có xét đến các ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, k ỹ thuật tác động đ ến hiện tượng mà nó nghiên cứu, nhằm làm sáng tỏ vấn đề và đánh giá tình hình một cách chính xác hơn. Ví dụ; Khi nghiên cứu về năng suất cây trồng, thống kê có thể xem xét tới những ảnh hưởng của yếu tố thiên tai, các biện pháp kỹ thuật... 2. Cho ý kiến cá nhân về mố i quan hệ của thống kê học với các môn khoa học khác. Các hiện tượng mà thống kê nghiên cứu cũng là đ ối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác, nhưng khác với các môn khoa học này ở chỗ thống kê học không trực tiếp nghiên cứu bản chất củ a hiện tượng mà chỉ nghiên cứu mặt lượng của nó để nói lên những biểu hiện mặt chất và tính quy lu ật của hiện tượng. Điều đó có nghĩa là thống kê học chỉ ra quy mô, kết cấu, trình độ phổ biến, tốc độ phát triển,... của hiện tượng, thông qua đó phản ánh bản chất và tính quy luật của hiện tượng. Thống kê học chủ yếu nghiên cứu các hiện tượng số lớn. Các hiện tượng cá biệt, rời rạc thường mang tính ngẫu nhiên. Nếu thống kê chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các hiện tượng trong điều kiện như thế, thì không thể nào giải quyết thoả đáng vấn đề bản chất, tính quy luật và xu hướng phát triển của hiện tượng nghiên cứu. Không những thế, nhiều khi việc xem xét, đánh giá hiện tượng trở lên khó khăn, phức tạp, thậm chí dẫn tới sai lầm. Ví dụ: muốn nghiên cứu, đánh giá tình hình đời sống dân cư trong tỉnh năm, thống kê phải điều tra thu, chi của tất cả các hộ gia đ ình, hoặc điều tra thu, chi của nhiều hộ gia đình (nghiên cứu hiện tượng số lớn), khi đó mới có đầy đủ cơ sở, đầy đủ căn cứ để kết luận đúng đắn tình hình đ ời sống dân cư trong tỉnh. Thống kê học chủ yếu nghiên cứu các hiện tượng số lớn, tuy nhiên trong một số trường hợp thống kê cũng cần nghiên cứu những trường hợp cá biệt, ví dụ: khi cần phổ biến những điển hình tiên tiến, hay khi cần rút kinh nghiệm ở những đ ơn vị lạc hậu, yếu kém... Các hiện tượng (kinh tế, xã hội, tự nhiên, kỹ thuật) bao giờ cũng tồn tại trong những điều kiện, địa điểm và thời gian cụ thể. Cùng một hiện tượng nhưng trong những điều kiện, thời gian và địa điểm khác nhau thì các đ ặc điểm về chất và b iểu hiện về lượng cũng khác nhau. Vì vậy, khi nghiên cứu, phân tích thống kê phải luôn luôn xem xét nó trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể, mới rút ra đ ược những kết luận đúng đắn.
  2. Tóm lại, đố i tượng nghiên cứu của thống kê họ c là mặt lượng củ a những hiện tượng số lớn đ ể tìm hiểu b ản chất và tính quy luật vốn có củ a chúng (mặt chất) trong những điều kiện, đ ịa điểm và thời gian cụ thể. 3. Giải thích những đặc thù trong đố i tư ợng nghiên cứu của thống kê kinh tế. Thố ng kê kinh tế là một bộ p hận củ a thố ng kê học – mộ t môn khoa họ c xã hộ i, tồn tại trong mố i liên hệ hữu cơ với các bộ phận khác. Nó vừa giố ng, vừa khác với các bộ p hận khác. Điều đó được thể hiện ở đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu củ a thống kê kinh tế là mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng kinh tế - xã hộ i, trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, trong điều kiện và thời gian cụ thể. Qua khái niệm trên có thể thấ y đ ặc thù củ a thố ng kê kinh tế là nghiên cứu mặt lượng. Tuy nhiên, mặt lượng và mặt chất có mối liên hệ biện chứng với nhau, không tách rời nhau. Thố ng kê kinh tế nghiên cứu mặt lượng và thông qua mặt lượng của các hiện tượng kinh tế nêu lên b ản chất và quy luật của hiện tượng nghiên cứu. Như vậy, thông qua những con số , số lượng có nội dung kinh tế cụ thể được nghiên cứ u trong thống kê kinh tế, b ản chất, quy lu ật củ a hiện tượng được khắc họ a rõ nét. Để tạo ra các con số của thống kê kinh tế, các nhà thống kê cần hiểu rõ nộ i dung kinh tế của con số cần xác định. Mặt khác, thống kê kinh tế phải nghiên cứu số lớn các hiện tượng đ ể nhữ ng nhân tố không b ản chất được bù trừ và triệt tiêu, có như vậ y b ản chất và tính quy luật của hiện tượng mới được xác đ ịnh chính xác. Như vậ y, thống kê kinh tế nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với b ản chất củ a số lớn các hiện tượng kinh tế - xã hộ i. Điều này có nghĩa thống kê kinh tế chỉ nghiên cứu mặt kinh tế - xã hội củ a hiện tượng, không nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên và kỹ thuật. Phạm vi nghiên cứu củ a thố ng kê kinh tế là toàn bộ quá trình sản xu ất, nghĩa là nghiên cứu các yếu tố đầu vào, nguồ n lực của sản xuất, sự kết hợp các yếu tố để tạo ra sản phẩm, nghiên cứu kết quả và hiệu qu ả củ a quá trình sản xu ất. Tóm lại, thố ng kê kinh tế nghiên cứu mặt lượng củ a các hiện tượng kinh tế, qua đó có thể rút ra được b ản chất, quy luật của các hiện tượng, từ đó có nhữ ng đánh giá, chính sách, ho ạch định chính xác, kịp thời phụ c vụ cho mục tiêu phát triển của các doanh nghiệp, tổ chức nói riêng và của toàn xã hộ i nói chung.
  3. Chương 2 So sánh sự giống nhau và khác nhau cơ bản giữa hai hệ thố ng MPS & SNA 1. MPS là một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp được trình bày d ưới dạng b ảng cân đố i, phản ánh hoạt động củ a toàn bộ nền kinh tế quốc dân, bao gồ m các yếu tố của quá trình sản xu ất, các kết qu ả củ a hoạt động sản xu ất, quá trình phân phố i và sử dụng sản phẩm cũng như các mố i quan hệ p hân phối trong quá trình tái sản xuất. SNA là mộ t hệ thống biểu kinh tế được thố ng kê mang đ ặc trưng tài kho ản đ ể p hản ánh ho ạt độ ng kinh tế ở tầm vĩ mô, bao gồm các điều kiện, các kết qu ả củ a quá trình sản xuất, quá trình phân phố i và sử d ụng sản phẩm và mối quan hệ tác động qua lại giữa các b ộ p hận hợp thành của nền kinh tế. Sự giố ng nhau giữa MPS và SNA. Về đố i tượng nghiên cứ u: Đối tượng nghiên cứu củ a cả 2 hệ thố ng đều là kết quả của toàn bộ nền kinh tế, kết qu ả này được đánh giá qua quá trình sản xuất, phân phối và sử dụ ng sản phẩm xã hộ i. Đó là việc xác đ ịnh kết qu ả ho ạt độ ng sản xuất của toàn bộ nền kinh tế và phân phố i kết qu ả này cho các bộ p hận tham gia vào hoạt động sản xu ất, sau đó tiến hành phân phối lại giữa các bộ p hận với nhau. Từ kết quả p hân phối lại đi đến việc sử d ụng cu ối cùng cho tiêu dùng và tích lũy. Thêm vào đó, việc nghiên cứu kết quả hoạt độ ng của nền kinh tế ở cả 2 hệ thố ng đều được thực hiện cho cả kỳ báo cáo và kỳ kế hoạch. Nếu là kỳ báo cáo thì xác đ ịnh kết quả đ ã thực hiện, còn ở kỳ kế hoạch là xác định phương hướng phấn đấu củ a nền kinh tế. Về nguyên tắc xây dựng: Hai hệ thống này đ ều dựa trên nguyên tắc đ ảm b ảo cân đố i giữa các b ộ phận. MPS và SNA đều phản ánh nhữ ng cân đố i lớn củ a nền kinh tế như cân đ ối giữa sản xu ất – thu nhập và sử dụng, cân đố i giữa tích lũy và đầu tư, cân đố i thanh toán quốc tế. Sự khác nhau cơ bản: Thể hiện cụ thể qua b ản so sánh sau:
  4. HT MPS SNA Tiêu thức SS Dựa vào lý luận tái sản xuất của Dựa vào lý luận của kinh tế thị K.Marx. Đứng trên giác độ sản xuất trường, đứng trên giác đ ộ thu nhập, Marx cho rằng chỉ có lao động trong l y luận này cho rằng sản xuất la hoạt các ngành sản xuất vật chất mới tạo ra động có mục đích của con người tạo của cải cho xã hội. ra các sản phẩm vật chất và dịch vụ 1. Cở sở lý luận nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cho cá nhân và cho xã hội, đồng thời đáp ứng nhu cầu tái sản xuất. theo do sản xuất chính là hoạt động tạo ra thu nhập. - Từ cơ sở lý luân trên. Hoạt động của - Theo hệ thống SNA, hoạt động sản xã hội chia làm 2 lĩnh vực: Sản xuất vật xuất được chia làm 3 khu vực: chất và phi sản xuất. Các ngành trực + Khu vực Nông nghiệp: bao gồm tiếp sản xuất ra của cải vật chất đó là Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ngành Nông Lâm nghiệp, thủy sản, + Khu vực Công nghiệp bao gồm công nghiệp và xây dựng, thương mại, 2. Phạm vi nghiên công nghi ệp, xây dựng. thông tin liên lạc và giao thông vận tải. cứu Những ngành còn lại Marx coi là lĩnh + Khu vực dịch vụ: Dịch vụ kinh vực phi sản xuất. doanh, dich vụ sự nghiệp và dịch vụ - MPS dựa trên lãnh thổ địa lý để xem công cộng xét nền kinh tế - SNA dựa trên đơn vị hành chính để xem xét nền kinh tế. MPS được mô tả dưới dạng bảng cân SNA được mô tả dưới dạng tài đối kinh tế, phản ánh cân đối giữa nhu khoản, phản ánh cân đối giữa nguồn cầu và khả năng. Các bảng cân đối này và sử dụng. Nguồn để chỉ các giao bao gồm: dịch làm tăng giá trị kinh tế còn sử dụng để chỉ các giao dich làm giảm + Hệ thống cân đối vật chất: gồm bảng giá trị của các đơn vi hay khu vực cân đối tổng sản phẩm xã hôi, cân đối thể chế. Tổng các giao dich bên tài sản cố định. nguồn phải bằng tổng các giao dich + Hệ thống cân đối tài chính: Gồm ghi bên sử dụng. 3. Hình thức trình bảng cân đ ối thu nhập quốc dân, bảng Các tài khoản chủ yếu trong SNA: bày cân đối thu chi tiền tệ của dân cư. + Tài khoản sản xuất + Hệ thống bảng cân đối lao động: gồm bảng cân đối sức lao động xã hội và + Tài khoản thu nhập và chi tiêu. bảng cân đối công nhân viên chức + Tài khoản vốn ( Tài sản – Tài chính ) +Tài khoản quan hệ kinh tế với nước ngoài + Bảng I/O
  5. 2. Trình bày khái niệm sả n xuấ t, lãnh thổ kinh tế và thường trú trong SNA. Lấy ví dụ minh họa. Khái niệm sả n xuấ t: Sản xuất là quá trình sử dụng lao động và máy móc thiết b ị của các đơn vị thể chế để chuyển nhữ ng chi phí là vật chất và d ịch vụ thành sản phẩm là vật chất (hàng hóa) và dịch vụ khác. Các hàng hóa và d ịch vụ đ ược sản xu ất ra phải có khả năng bán trên thị trường hoặc có khả năng cung cấp cho đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc không thu tiền. Ví dụ: - Sản xu ất tạo ra sản phẩm vật chất như sản xu ất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm củ a trồng trọt như lúa, ngô, khoai, sắn hay chăn nuôi tạo ra các sản phẩm thực phẩm như lợn, bò, cừu… - Cung ứng d ịch vụ: hoạt độ ng vận chuyển hàng hóa, vận chuyển hành khách hay dịch vụ ngân hàng tài chính, ho ạt độ ng tín dụng - đi vay và cho vay. Khái niệm lãnh thổ kinh tế: Lãnh thổ kinh tế củ a mộ t quố c gia bao gồm lãnh thổ địa lý chịu sử qu ản lý của chính phủ mà ở đó dân cư, hàng hóa, vốn được tự do lưu chuyển Lãnh thổ kinh tế củ a mộ t quốc gia bao gồm toàn thể các đơn vị kinh tế thường trú của quố c gia đó Lãnh thổ kinh tế đ ược giới hạn bằng các đường biên giới giữa các nước. Ví dụ : các đại sứ quán của nước ngoài tại Việt Nam, mặc dù nằm trên lãnh thổ Việt Nam nhưng không thuộ c lãnh thổ kinh tế củ a Việt Nam, vì lãnh thổ đ ịa lý này không chịu sự quản lý củ a chính phủ Việt Nam mà thông thường sẽ chịu sự quản lý củ a chính phủ củ a các nước thành lập đại sứ quán đó. Khái niệm thường trú: Mộ t đơn vị thể chế được gọi là thườ ng trú trên lãnh thổ nghiên cứu nếu đơn vị kinh tế đ ó có trung tâm lợi ích kinh tế là trụ sở làm việc, nơi sản xuất, giao dịch kinh tế tại đó với thời gian từ một năm trở lên. Ví dụ : Công ty Coca- Cola Việt Nam là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, tuy nhiên công ty này đ ã tạo ra giá trị gia tăng cho Việt Nam do công ty này đ ã ho ạt động hợp pháp tại Việt Nam với thờ i gian dài hơn 1 năm. Công ty TOYTA Việt Nam là công ty 100% vố n của Nhật Bản, công ty này cũng tạo ra giá trị gia tăng cho Việt Nam vì thời gian ho ạt động của công ty này tại Việt Nam đã nhiều hơn 1 năm.
  6. Chương 3 1. Trình bày khái niệm và nguyên tắc phân ngành và Hệ thố ng ngành kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Khái niệm phân ngành kinh tế quố c dân: Phân ngành kinh tế quố c dân là sự p hân chia nền kinh tế quố c dân thành các tổ khác nhau (gọi là ngành kinh tế quốc dân) dựa trên cơ sở vị trí, chức năng ho ạt độ ng của các đơn vị kinh tế hay chủ thể kinh tế trong hệ thố ng phân công lao động xã hội. Nguyên tắc phân ngành kinh tế: Để phân ngành kinh tế quố c dân được thố ng nhất khoa học và đúng đắn cần phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản như sau: - Phải căn cứ vào học thuyết phân công lao động xã hộ i và trình độ p hân công lao động xã hội. - Phải căn cứ vào yêu cầu và trình đ ộ quản lý củ a đất nước trong từ ng thời k ỳ. Phải căn cứ vào đ ặc trưng củ a các đơn vị sản xuất-kinh doanh, các tổ chức có chức năng ho ạt động giống nhau ho ặc gần giống nhau. - Phải đáp ứng được yêu cầu của công tác so sánh quốc tế. - Đơn vị gốc tham gia phân ngành kinh tế quố c dân là các đơn vị sản xu ất-kinh doanh, các tổ chức thuộ c các thành phần kinh tế khác nhau, có tư cách pháp nhân tức là có hạch toán kinh tế độ c lập hoặc dự toán. - Phải d ựa vào chức năng và đ ặc điểm chủ yếu củ a các đơn vị kinh tế. - Phải thường xuyên hoàn thiện hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Hệ thố ng ngành kinh tế ở Việt Nam hiện nay: Hiện nay hệ thố ng ngành kinh tế ở Việt Nam được quy đinh tại Quyết định số: 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ, nó bao gồ m 5 cấp ngành: - Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hoá theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U; - Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗ i ngành được mã hoá bằng hai số theo từng ngành cấp 1 tương ứng; - Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hoá bằng ba số theo từng ngành cấp 2 tương ứng; - Ngành cấp 4 gồ m 437 ngành; mỗi ngành được mã hoá bằng b ốn số theo từng ngành cấp 3 tương ứng; - Ngành cấp 5 gồm 642 ngành; mỗi ngành được mã hoá b ằng năm số theo từng ngành cấp 4 tương ứng.  Hệ thống ngành kinh tế quốc dân hiệ n nay: trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), nền kinh tế quốc dân được phân chia thành 17 ngành (hoạt động) cấp I thuộc 3 nhóm (khu vực) lớn khác nhau theo quy trình và hình thức hoạt động tự nhiên. Cụ thể: - Nhóm ngành I được gọi là nhóm ngành khai thác bao gồ m các ngành khai thác sả n phẩ m từ tự nhiên, như nông nghiệp và lâm nghiệp; thủy sản; khai thác mỏ.
  7. - Nhóm II được gọi là nhóm ngành chế biến bao gồm các ngành chế biế n sả n phẩm khai thác từ tự nhiên như công nghệp chế biến; sản xuất và phân phố i điện, khí đốt và nước; xây dựng. - Nhóm III được gọi là nhóm ngành d ịch vụ bao gồ m các ngành sản xuất ra sản phẩm dịch vụ (dịch vụ sản xuất và dịch vụ không sản xuất) như thương nghiệp; vận tải, kho bãi và thông tin liên lạ c; giáo d ục và đào tạo… 2. Liên hệ giữa ngành kinh tế theo cách hiểu thông d ụng với ngành kinh tế theo VSIC 3. Trình bày khái niệm và nguyên tắc phân tổ, nội dung chủ yếu và những điểm đặ c thù của các khu vực th ể chế ở Việt Nam Khái niệm theo khu vực thể chế: Phân tổ theo khu vực thể chế là phân chia nền kinh tế quố c dân thành các tổ khác nhau (gọi là các khu vự c thể chế) d ựa vào các đặc điểm về nguồ n vốn, mụ c đích và lĩnh vực hoạt động củ a chúng. Kết quả p hân chia là hình thành các khu vực thể chế. Khu vực thể chế là tập hợp các đơn vị kinh tế cơ sở có tư cách pháp nhân, có quyền ra các quyết định về kinh tế và tài chính, có nguồ n vố n hoạt động, mục đích hoạt động và lĩnh vực hoạt động giố ng nhau. Nguyên tắ c phân tổ  Các đơn vị kinh tế phải có tư cách pháp nhân.  Phải xem xét ngu ồn kinh phí ho ặc nguồ n thu nhập để xem xét chi tiêu chính củ a đơn vị kinh tế cơ sở lấ y từ đâu? Các khu vực thể chế ở Việt Nam  Khu vực nhà nước: bao gồm các đơn vị và tổ chức có chức năng điều hành; quản lý hành p háp và luật pháp; qu ản lý nhà nước; đảm bảo an ninh quố c phòng… Nguồ n kinh phí đ ể chi tiêu cho các đơn vị này do Ngân sách nhà nước cấp phát.  Khu vực tài chính: bao gồm các đơn vị, tổ chức có chức năng kinh doanh tiền tệ và bảo hiểm như ngân hàng; công ty tài chính; công ty buôn bán cổ phần, tín phiếu, kho b ạc; công ty xổ số , công ty b ảo hiểm…Nguồ n kinh phí chủ yếu để chi tiêu cho các đơn vị này d ựa vào kết qu ả hoạt độ ng kinh doanh tiền tệ và bảo hiểm  Khu vực phi tài chính: bao gồ m các đơn vị: cCông ty (hay doanh nghiệp) thuộc các thành p hần kinh tế; các công ty TNHH, … có chức năng sản xu ất, kinh doanh sản phẩm. Nguồ n kinh phí chủ yếu để chi tiêu d ựa vào kết quả sản xu ất kinh doanh.  Khu vực hộ: vừa là đơn vị tiêu dùng cuối, vừa là đơn vị sản xuất có chức năng sản xu ất ra sản phẩm. Nguồ n kinh phí chủ yếu củ a hộ để chi tiêu lấy từ kết qu ả sản xu ất kinh doanh.
  8.  Khu vực vô vị lợi hay còn gọi là các tổ chức ho ạt độ ng không vì lợ i nhu ận: gồm các đơn vị, tổ chức có chức năng sản xu ất ra sản phẩm, dịch vụ không vì mụ c đích kinh doanh thu lợi nhu ận mà chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tín ngưỡng, nhân đ ạo, từ thiện, … của dân cư. Nguồ n kinh phí chủ yếu đ ể chi tiêu của các tổ chức này dựa vào sự đóng góp tự nguyện củ a các thành viên tham gia vào quyên góp của dân cư. 4. Phân biệt phân tổ khu vự c thể chế và phân ngành kinh tế Khái niệm - Phân tổ theo khu vực thể chế là phân chia nền kinh tế quốc dân thành các tổ khác nhau (gọi là khu vực thể chế) dựa vào các đ ặc điểm về nguồn vốn, mục đích và lĩnh vực hoạt động củ a chúng - Ngành kinh tế quốc dân là tổng thể các đơn vị kinh tế hay chủ thể kinh tế cùng hoàn thành chức năng kinh tế nhất đ ịnh hoặc cùng ho ạt động giố ng nhau trong hệ thố ng phân công lao độ ng xã hội Về Nguyên tắc phân chia Đối với khu vực thể chế - Phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt độ ng - Dựa vào ngu ồn kinh phí cung cấp cho các ho ạt độ ng - Dựa vào mục đích sử dụ ng vì lợi nhuân hay không vì lợi nhu ận Đối với Ngành kinh tế -Phải căn cứ vào học thuyết phân công lao động xã hộ i và trình độ p hân công lao độ ng xã hộ i - Phải căn cứ vào yêu cầu và trình đ ộ quản lý kinh tế củ a đất nước trong từng thời k ỳ. Phải căn cứ vào đ ặc trưng củ a các đơn vị sản xuất – kinh doanh, các tổ chức có chức năng ho ạt độ ng giống nhau ho ặc gần giố ng nhau - Phải đáp ứng được yêu cầu củ a công tác so sánh quố c tế. - Đơn vị gố c tham gia phân ngành kinh tế quố c dân là các đơn vị sản xuất – kinh doanh, cá tổ chức thuộ c các thành phần kinh tế khác nhau, có tư cách pháp nhân tức là hạch toán kinh tế độ c lập hoặc dự toán. - Phải dựa vào chức năng và đặc điểm chủ yếu của các đơn vị kinh tế. - Phải thường xuyên hoàn thiện hệ thố ng phân ngành KTQD. Về Phân loại Đối với khu vực thể chế Nền kinh tế quốc dân củ a mỗ i quố c gia được chia thành 5 khu vực thể chế sau: - Khu vực nhà nước: Bao gồm các đơn vị và tổ chức có chức năng điều hành; quản lý hành pháp và luật pháp; qu ản lý nhà nước, đảm bảo an ninh và quố c phòng. Nguồ n kinh phí để chi tiêu cho các đơn vị này do Ngân sách nhà nước cấp phát. - Khu vực tài chính: Bao gồm các đơn vị, tổ chức có chức năng kinh doanh tiền tệ và bảo hiểm như ngân hàng, công ty tài chính, công ty buôn bán cổ p hần, tín phiếu, kho b ạc, công ty xổ số, công ty bảo hiểm…Ngu ồn kinh phí chủ yếu để chi tiêu của các đơn vị này dựa vào kết qu ả ho ạt độ ng kinh doanh tiền tệ và b ảo hiểm. - Khu vực tài chính: Bao gồm các đơn vị là các công ty (hay doanh nghiệp) thuộc các thành phần kinh tế; các công ty trách nhiệm hữu hạn…có chức năng sản xuất, kinh doanh sản phẩm (vật chất và d ịch vụ ). Nguồn kinh phí chủ yếu để chi tiêu dựa vào kết qu ả sản xu ất – kinh doanh.
  9. - Khu vực hộ gia đ ình: Hộ gia đ ình vừa là đơn vị tiêu dùng cuối cùng, vừa là đơn vị sản xu ất có chức năng sản xuất ra các sản phẩm. Được xếp vào các khu vực hộ gia đ ình toàn bộ các hộ với tư cách là đơn vị tiêu dùng và các hộ sản xuất cá thể. Nguồ n kinh phí chủ yếu của hộ gia đình để chi tiêu lấy từ kết quả sản xu ất – kinh doanh. - Khu vực vô vị lợ i (các tổ chức ho ạt động không vì lợi nhuận) gồm các đơn vị, tổ chức có chức năng hoạt động sản xu ất ra sản phẩm dịch vụ chủ yếu nhằm phụ c vụ nhu cầu sinh hoạt, tín ngưỡng, nhân đạo, từ thiện…của dân cư. Ngu ồn kinh phí chủ yếu để chi tiêu của các tổ chức này d ựa vào sự đóng góp tự nguyện của các thành viên tham gia vào quyên góp củ a dân cư. Đối với Ngành kinh tế - Trong hệ thống tài khoản quốc gia, nền kinh tế quốc dân được phân chia thành 17 ngành cấp I thuộ c 3 nhóm lớn khác nhau theo quy trình và hình thức ho ạt độ ng tự nhiên.[1] - Việt Nam: Theo ISIC hệ thống ngành kinh tế quốc dân gồm 20 ngành.[2] Ý nghĩa Đối với khu vực thể chế Phân tổ theo khu vực thể chế giúp cho quá trình lập bảng cân đối (tài kho ản) thu nhập và chi tiêu, tài khoản vố n – tài chính, tài kho ản quan hệ kinh tế với nước ngoài và bảng cân đối tổng hợp về sản xuất, phân phối lại và sử dụ ng cuố i cùng GO và GDP của nền KTQD. Đối với ngành kinh tế - Là tiền đề cần thiết đ ể ho ạch định các chính sách kinh tế - xã hội. - Giúp thống nhất nội dung, phạm vi tính các chỉ tiêu kinh tế. Đảm bảo việc so sánh quố c tế các chỉ tiêu kinh tế - xã hội giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế. - Giúp cho việc sử lý thông tin trên máy vi tính được thu ận lợi. - Xem xét quá trình sản xu ất theo quan điểm vật chất, lập và phân tích tài kho ản sản xuất. - Tạo điều kiện cho ngành thố ng kê thu thập được nguồ n thông tin thống kê đầy đủ, chính xác và đ ỡ trùng lặp.
  10. Chương 5 1. Phân biệt củ a cải quốc dân (tài sản quố c dân) với thu nhập quốc dân Tài sả n quốc dân có thể được hiểu theo nghĩa rộ ng hoặc theo nghĩa hẹp. Tài sản quốc dân theo nghĩa rộng bao gồm: (1) tài nguyên thiên nhiên của đất nước; (2) các lo ại tài sản được sản xu ất ra và (3) nguồn vốn con người. Trong đó, các lo ại tài sản được sản xuất ra, hay còn gọ i là tài sản quố c gia theo nghĩa hẹp, đó là toàn b ộ của cải vật chất do lao động sáng tạo củ a con người được tích lũy lại qua thời gian theo tiến trình lịch sử phát triển củ a đất nước. Theo cách phân loại của Liên hợp quốc (UN), tài sản được sản xuất ra lại chia thành 9 loại: (1) công xưởng, nhà máy; (2) trụ sở cơ quan, trang thiết b ị văn phòng; (3) máy móc thiết b ị, phương tiện vận tải; (4) cơ sở hạ tầng; (5) tồn kho của tất cả các loại hàng hóa; (6) các công trình công cộng; (7) các công trình kiến trúc; (8) nhà ở và (9) các cơ sở quân sự. Dựa vào chức năng tham gia vào quá trình hoạt độ ng kinh tế, 9 lo ại tài sản trên được chia thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất bao gồm 5 lo ại đầu, nhữ ng tài sản này được sử dụ ng làm phương tiện trực tiếp phục vụ quá trình sản xuất và được gọ i là tài sản sản xuất. Trong đó 4 loại tài sản từ (1) đ ến (4) được gọ i là tài sản cố đ ịnh (vốn cố đ ịnh) còn lại tài sản (5) được gọi là tài sản lưu động (vốn lưu động). Tuy nhiên, trên thực tế trong các lo ại hàng tồ n kho, ngoài các loại nguyên, nhiên vật liệu dự trưc cho sản xu ất còn có cả những giá trị tài sản cố định chưa lắp đặt và thành phẩm chưa tiêu thụ. Vì vậy, cách hiểu ở đây chỉ mang ý nghĩa tương đ ối. Sự khác nhau trên nguyên tắc về mặt kinh tế giữa tài sản cố định và tài sản lưu động là tính chất sử dụng nhiều lần của tài sản cố đ ịnh và tính chất sử dụng được mộ t lần của tài sản lưu độ ng, từ đó thời hạn phụ c vụ của tài sản cố định thường được quy định kéo dài hơn mộ t năm, còn thời gian phục vụ củ a tài sản lưu độ ng là dưới mộ t năm. Nhóm thứ hai bao gồ m 4 lo ại cuối, đều có tính chất chung là không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, nên được gọi là tài sản phi sản xuất (vốn phi sản xu ất). Thu nhậ p quốc dân là chỉ số kinh tế xác định tổng thu nhập của một quốc gia trong mộ t thời gian, thường là một năm. Nó bao gồ m tổng giá trị hàng hóa và d ịch vụ tạo ra trong quố c gia (chính là Tổ ng sản phẩm nộ i đ ịa - GDP), cộng với thu nhập nhận được từ bên ngoài (chủ yếu là lãi vay và cổ tức), trừ đi những kho ản tương tự p hải trả ra bên ngoài. Thu nhập quốc dân bao gồ m: chi tiêu dùng cá nhân, tổ ng đ ầu tư củ a dân cư, chi tiêu dùng củ a chính phủ , thu nhập thu ần từ tài sản ở nước ngoài (sau khi các thuế), và tổng giá trị hàng hóa và d ịch vụ xuất khẩu và trừ đ i hai khoản: tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu và thu ế gián thu. Thu nhập quố c dân tương tự như Tổ ng sản lượng quốc gia - GNP, chỉ khác biệt ở chỗ GNP không trừ đ i thuế gián thu. Ví dụ : Lợi nhu ận của một công ty M ỹ ho ạt độ ng tại Việt Nam sẽ đ ược tính vào GNI của M ỹ, nhưng lại tính vào GDP củ a Việt Nam, không tính vào GNI củ a Việt Nam. 2. Tài sản do sản xu ất và không do sản xu ất là gì? Lấy ví dụ minh họa 3. Nhữ ng giá nào được sử dụ ng trong thực tế khi đánh giá tài sản cố đ ịnh? Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu lao độ ng có tính chất vật chất ( hữu hình ), có giá trị lớ n và được sử dụng lâu dài ( lớn hơn mức quy định ) Muốn thống kê giá trị tài sản cố định phải đánh giá tài sản cố định theo các loại giá khác nhau. Những giá được sử dụng trong thực tế khi đánh giá TSCĐ, đó là : Giá ban đầu hoàn toàn ( còn gọi là nguyên giá ), Giá khôi phục hoàn toàn, Giá ban đầu hoàn toàn đ ã trừ hao
  11. mòn và giá khôi phục hoàn toàn đ ã trừ hao mòn (giá trị còn lại), Giá hiện hành, Giá so sánh và Giá cố định : - Giá trị ban đầu hoàn toàn ( ký hiệu Gbđ) Giá trị b an đ ầu hoàn toàn củ a TSCĐ là toàn bộ chi phí để mua sắm ho ặc xây dựng mới, chuyên chở, lắp đặt và chạ y thử ( nếu có ) TSCĐ đó vào thời kỳ hình thành nó. Đánh giá TSCĐ theo giá ban đ ầu hoàn toàn phản ánh đúng số vố n đ ã thực tế bỏ ra để có TSCĐ, là cơ sở để tính khấu hao TSCĐ và lập b ảng cân đố i TSCĐ. Tuy nhiên đánh giá TSCĐ theo giá ban đ ầu hoàn toàn không xác định được trạng thái và giá trị còn lại của TSCĐ, không cho phép nghiên cứu biến động thuần tuý về mặt khối lượng củ a TSCĐ. - Giá trị khôi phục hoàn toàn ( ký hiệu Gkp) Giá trị khôi phụ c hoàn toàn củ a TSCĐ là giá trị ban đầu hoàn toàn của TSCĐ cùng lo ại được tái sản xuất trong điều kiện hiện tại củ a nền sản xuất xã hội vào thời điểm nghiên cứu. Đó là tổng số tiền cần thiết phải chi ra đ ể mua sắm, xây d ựng, chuyên chở, lắp đặt và chạ y thử TSCĐ ( nếu có ) trong điều kiện hiện tại vào thời điểm nghiên cứu. Đánh giá TSCĐ theo giá trị khôi phụ c hoàn toàn, thực chất là đánh giá lại giá trị củ a những TSCĐ cùng loại đã được sản xu ất ở các thời kỳ khác nhau theo một giá thố ng nhất trong điều kiện hiện tại. Đánh giá TSCĐ theo giá trị khôi phục hoàn toàn cho phép xác định được số vốn cần thiết phải bỏ ra để tái sản xuất TSCĐ cùng lo ại trong điều kiện hiện tại; xác định mức độ hao mòn vô hình củ a TSCĐ và lập bảng cân đố i TSCĐ. Tuy nhiên, dùng giá này cũng không cho phép xác định được trạng thái và giá trị còn lại của TSCĐ. Thêm vào đó, đ ể đánh giá TSCĐ theo giá khôi phụ c hoàn toàn cần phải tổ chức tổ ng kiểm kê TSCĐ. Đây là mộ t công việc phức tạp, tố n nhiều công sức. - Giá trị ban đầu ( hoặc khôi phục ) hoàn toàn đã trừ hao mòn (còn gọi là giá trị còn lại) của TSCĐ ( ký hiệu Gcl). Giá trị b an đ ầu ( hoặc khôi phục ) hoàn toàn đ ã trừ hao mòn là giá trị của TSCĐ còn lại tại thời điểm nghiên cứu. Gcl = Gbd(kp) - Tổng số hao mòn của TSCĐ Đánh giá TSCĐ theo giá còn lại cho phép phản ánh tương đối chính xác trạng thái, năng lực sản xuất củ a TSCĐ, phản ánh số tiền còn lại cần phải tiếp tục thu hồi dưới hình thức khấu hao. - Giá hiện hành của TSCĐ Giá hiện hành của TSCĐ là giá củ a TSCĐ vào thời kỳ đang xem xét, nghiên cứu. Xác định giá trị TSCĐ theo giá hiện hành cho phép nghiên cứu mối liên hệ kinh tế thực tế đ ang diễn ra trong quá trình tái sản xu ất. - Giá so sánh của TSCĐ : Giá so sánh củ a TSCĐ là giá của TSCĐ vào thời kỳ được chọn làm gố c so sánh. Xác định giá trị TSCĐ theo giá so sánh cho phép nghiên cứu biến độ ng của quy mô TSCĐ về mặt khối lượ ng. - Giá cố định của TSCĐ : Giá cố định củ a TSCĐ là giá củ a TSCĐ ở một thời kỳ nào đó được dùng làm gố c đ ể tính cho các thời kỳ khác nhau. Đó là loại giá so sánh đ ặc biệt, do nhà nước tính toán, ban hành và được dùng bắt buộc trong thờ i kỳ dài. Đánh giá TSCĐ theo giá cố đ ịnh cho phép nghiên cứu được sự b iến động thu ần tuý về khố i lư ợng.của TSCĐ. 4. Trình bày quan điểm của cá nhân về tài nguyên thiên nhiên và củ a cải quố c dân Nghiên cứu về của cải quố c dân và thố ng kê của cải quốc dân có ý nghĩa hết sức quan trọng đố i với quố c gia. Thống kê nguồ n lực củ a cải do người dân tạo ra và nguồn tài nguyên thiên
  12. nhiên sẽ cho phép chúng ta xây dựng chiến lược, quy hoạch hợp lý trong việc tạo ra nguồ n củ a cải, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên trong từng giai đoạn ứng với quy mô dân số và mức sống dân cư; tạo điều kiện cho sự p hát triển bền vữ ng của đất nước; là cơ sở đ ể xác định mộ t quố c gia giầu có hay không… Để hiểu rõ và thố ng kê được, chúng ta cần nghiên cứu khái niệm và thố ng kê về củ a cải quốc dân và tài nguyên thiên nhiên. I. Củ a cải quố c dân 1. Quy mô của cải quố c dân. Của cải quốc dân là toàn bộ sản phẩm do lao độ ng của con người tạo ra được tích lũy lại (từ năm này qua năm khác) đến mộ t thời điểm nào đó cùng với những tài nguyên thiên nhiên đ ã được khảo sát, thăm dò, tính toán và có thể đ em sử dụ ng vào những ho ạt độ ng kinh tế xã hộ i. Quy mô của cải quốc dân là chỉ tiêu tuyệt đố i thời điểm có thể được xác đ ịnh theo đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị. 2. Cấu thành của cải quốc dân a. Theo ngu ồn gốc phát sinh. Của cải quốc dân bao gồm 2 bộ p hận: - Bộ p hận thứ nhất củ a củ a cải quốc dân là tài sản quốc dân. Đó là toàn bộ sản phẩm do lao độ ng sáng tạo ra được tích lu ỹ lại, bao gồ m: tài sản cố định, tài sản lưu độ ng, tài sản quý hiếm. - Bộ phận thứ hai của của cải quốc dân là tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất sẵn có trong tự nhiên (nguyên liệu, vật liệu do tự nhiên tạo ra mà loài người có thể khai thác và sử dụ ng trong sản xu ất và đời sống), là những điều kiện cần thiết cho sự tồ n tại củ a xã hội loài người. Các loại tài nguyên thiên nhiên + Tài nguyên tái tạo (nước ngọ t, đ ất, sinh vật...) là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung mộ t cách liên tục khi được qu ản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụ ng không hợp lý, tài nguyên tái tạo có thể b ị suy thoái không thể tái tạo được. Ví dụ : tài nguyên nước có thể b ị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, b ạc màu, xói mòn ... + Tài nguyên không tái tạo là lo ại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi ho ặc biến đ ổi sau quá trình sử dụ ng. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản củ a mộ t mỏ có thể cạn kiệt sau khi khai thác (than đá, d ầu mỏ…). Tài nguyên gen di truyền có thể mất đi cùng với sự tiêu diệt củ a các loài sinh vật quý hiếm. Nội dung nói trên củ a của cải quốc dân được xác định theo quan điểm thống kê, tức là chỉ tính đến các yếu tố có thể lượng hoá được. Đây không phải là khái niệm khái quát, phổ biến củ a củ a cải quốc dân. b. Ngoài việc nghiên cứu cơ cấu của cải quốc dân theo ngu ồn gố c phát sinh còn có thể nghiên cứu cơ cấu của của cải quố c dân theo các tiêu thức khác như: theo công dụ ng kinh tế, theo hình thứ c sở hữu, theo ngành kinh tế, theo vùng kinh tế (địa phương), theo mụ c đích sử dụng, theo hình thái sử dụng… II. Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên thiên nhiên đ ã được khảo sát, thăm dò, tính toán là mộ t bộ phận cấu thành quan trọng củ a cải quốc dân bao gồ m nhiều lo ại: tài nguyên đất, tài nguyên nhiên liệu - năng lượng, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên biển. Thố ng kê tài nguyên thiên nhiên có nhiệm vụ phải xác định khối lượng, trữ lượng, tình hình phân b ố từng lo ại tài nguyên thiên nhiên hiện có. - Thống kê tài nguyên đ ất: Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu trong ngành nông nghiệp, là tài sản quý củ a mỗ i quốc gia. Đất đai là toàn bộ d iện tích tự nhiên trên một lãnh thổ, được tính b ằng kilômét vuông (km2). Tu ỳ theo mục đích nghiên cứu, đất đai được phân tổ theo các tiêu thức khác nhau.
  13. - Thống kê tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng thuộ c nhóm tài nguyên tái tạo. Rừng cung cấp nhiều lo ại độ ng thực vật có giá trị; đồng thờ i rừng có nhiệu tác dụ ng quan trọ ng trong việc điều hoà khí hậu, cung cấp liên tục nguồ n nước trong sạch; chế ngự nguy cơ lũ lụt; bảo vệ môi trường sinh thái… Vì vậ y, có thể coi rừng là một yếu tố địa lý không thể thiếu được trong tổng thể tự nhiên. - Thống kê tài nguyên khoán sản: Khoáng sản là một trong nhữ ng loại tài nguyên thiên nhiên giữ vai trò quan trọng đ ối với việc phát triển nền kinh tế quốc dân củ a một quố c gia. Nói chung, tài nguyên khoáng sản của nước ta có nhiều loại, trữ lượng tương đố i lớn, phân bố tập trung thành từ ng vùng. - Thống kê tài nguyên nhiêu liệu - năng lượng: Nguồn tài nguyên nhiên liệu - năng lượng củ a nước ta phong phú đa dạng, bao gồ m: than, nguồn thu ỷ năng, dầu khí, năng lượng mặt trời, năng lượng thu ỷ triều, năng lượ ng gió, năng lượng hạt nhân, nhiệt năng trong lòng đ ất… - Thống kê tài nguyên nước: Nước ta có tài nguyên nước phong phú biểu hiện qua mạng lưới sông khá dày và phân bố tương đ ối đồ ng đều trên lãnh thổ. Tài nguyên nước bao gồm: nước trên mặt đ ất, nước ngầm, nước mưa khí quyển. Tài nguyên thiên nhiên còn bao gồ m tài nguyên biên là cơ sở cho ngành thu ỷ sản và chế biến hải sản. Thống kê cần xác định trữ lượng các lo ại cá, các lo ại hải sản khác. 5. Liên hệ thống kê giữa tăng trưởng kinh tế với việc suy giảm môi trường sinh thái
  14. Chương 6 Nêu các tiêu thức chủ yếu trong phân loại sản phẩm? Đơn vị đo lường sả n 1. phẩm và các loại giá trong đo lường sản phẩ m? Sản phẩm xã hội là toàn bộ sản phẩm hữu ích trực tiếp cho lao độ ng trong các ngành tạo ra trong một thời k ỳ nhất định ( thường là mộ t năm) 1. Các tiêu thức phân loại: a, Theo lo ại sản phẩm: Toàn bộ sản phẩm xã hội được chia thành sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ . Việc phân lo ại sản phẩm này cho phép đánh giá trình độ p hát triển củ a từng địa phương cũng như củ a mộ t quốc gia. Tỷ trọng dịch vụ trong tổng sản phẩm xã hội là chỉ tiêu quan trọng, là cơ sỏ đánh giá trình độ phát triển. b, Theo đ ặc tính hàng hóa: SPXH được chia thành sản phẩm hàng hóa và sản phẩm phi hàng hóa. Phân lo ại theo tiêu thức này cho phép tính chỉ tiêu tỷ xuất hàng hóa và đánh giá được trình độ phát triển sản xu ất hàng hóa của từng đ ịa phương. c, Theo công cụ kinh tế: SPXH sẽ b ao gồm Tư liệu sản xu ất và vật phẩm tiêu dùng. Từ đó sẽ đánh giá cân đố i giữa 2 khu vực sản xu ất tư liệu sản xu ất và sản xuất vật phẩm tiêu dùng. d, Theo mức độ hoàn thành: Toàn bộ SPXH sẽ bao gồm: + Thành phẩm: là những sản phẩm đ ã kết thúc ở tất cả các giai đoạn sản xuất thuộ c chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp hợp với quy cách tiêu chu ẩn k ỹ thuật và có thể đưa vào lưu thông. + Bán thành phẩm: Là những thành phẩm đã kết thúc ở một ho ặc một số giai đoạn sản xu ất ( trừ giai đo ạn cuố i cùng ) thu ộc chu k ỳ sản xu ất kinh doanh củ a doanh nghiệp và đòi hỏi phải tiếp tục chế b iến thêm trong phạm vi sản xuất củ a doanh nghiệp. + Sản phẩm sản xu ất hoặc xây dựng dở dang. Là những sản phẩm đang làm dở ở 1 hoặc mộ t số giai đoạn sản xuất thuộ c chu kỳ sản xu ất kinh doanh củ a doanh nghiệp. Sản phẩm sản xu ất ho ặc xây d ựng dở d ang không trừ giai đo ạn cuố i cùng. 2. Đơn vị đo lư ờng sả n phẩ m Các sản phẩm có thể đo lường theo đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị ( Tiền tệ ) - Tính theo đơn vị hiện vật hoặc hiện vật quy ước. Chỉ tiêu sản phẩm tính theo đơn vị hiện vật biểu hiện khố i lượ ng sản phẩm được sản xu ất ra theo các đơn vị đo lường tự nhiên như tấn, mét … Chỉ tiêu hiện vật là căn cứ để p hân phố i, vận chuyển, đ ể so sánh nhu cầu và khả năng đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của xã hội, để xu ất khẩu ho ặc nhập khẩu… Nó cũng là cơ sở đ ể tính các chỉ tiêu giá trị, lập kế ho ạch sản xu ất. Tuy nhiên chỉ tiêu hiện vật lại giới hạn trong phạm vi tính nhữ ng sản phẩm cùng lo ại đã hoàn thành các giai đoạn sản xuất mà không thể tổng hợp các loại sản phẩm khác nhau. Khó tính được sản phẩm dở dang nên không cho phép tính hết kết qu ả sản xu ất. Do nhứ ng hạn chế củ a đơn vị hiện vật nên trong qu ản lý kinh tế còn dùng thêm đơn vị hiện vật quy ước để mở rộ ng phạm vi tính cho những sản phẩm có công cụ giống nhau nhưng khác nhau về quy cách theo đơn vị chu ẩn. Tuy nhiên việc dùng đơn vị hiện vật quy ước vẫn có hạn chế là không cho phép tổng hợp toàn bộ kết qu ả ho ạt độ ng sản xuất. - Tính theo đơn vị giá trị ( tiền tệ ) Đơn vị tiền tệ là đơn vị có khả năng tổ ng hợp được tất cả các loại sản phẩm sản xu ất ra trong nền kinh tế q uố c dân trong một thời k ỳ nhất đ ịnh. Nó không chỉ tổ ng hợp được các lo ại sản phẩm khác nhau mà còn cho phép phản ánh số lượng và chất lượng củ a sản phẩm. Nó là
  15. căn cứ để tính các chỉ tiêu kinh tế co liên quan như: thu nhập củ a lao động, khả năng tich lũy dân cư và xã hộ i. Các chỉ tiêu kinh tế tổ ng hợp trong SNA được tính theo giá hiện hành ( giá thực tế năm báo cáo ) và giá so sánh.  Giá hiện hành: Phản ánh thành quả sản xuất năm đó. Giá thực tế b áo cáo trong SNA là giá thị trường, bao gồm giá cơ bản, giá sản xu ất và giá sử dụ ng cuối cùng theo phạm vi tính và nộ i dung kinh tế củ a từng loại giá Mố i quan hệ của các lo ại giá được thể hiện theo bảng sau: Lợi nhuận Chi phí sản xuất doanh nghiệp Thu ế sản xuất Giá cơ b ản và thuế hàng hóa Giá sản xuất Chí phí lưu thông Giá sử dụng  Giá so sánh: là giá củ a thời kỳ được lựa chọ n làm gố c so sánh. Nó được dùng đ ể nghiên cứu biến đ ộng về mặt lượng và được sử dụng đ ể so sánh tốc độ p hát triển kinh tế qua các năm. Giá so sánh còn dùng đ ể so sánh quố c tế. Trong trường hợp này phải quy đổ i ra đồ ng ngo ại tệ theo phương pháp quy đổi thố ng nhất.  Ngoài ra kết quả sản xuất còn được tính theo giá cố định. Đây là loại giá so sánh đặc biệt do nhà nước tính toán, ban hành và thường được cố định trong một thời kỳ d ài. - Tính bằng lao độ ng hao p hí Ngoài 2 đơn vị đ o lường chủ yếu trên, còn có thể tính theo đơn vị lao độ ng. Chỉ tiêu sản phẩm tính băng đơn vị này sẽ p hản ánh số lượng lao động đã hao phí để sản xu ất sản phẩm trong k ỳ nghiên cứu 2. Nguyên tắc tính chỉ tiêu giá trị sản xuấ t, phương pháp tính giá trị sả n xuấ t của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, xây dự ng vận tải thương mại và các ngành dịch vụ khác? 3. Trình bày khái niệm, nguyên tắc tính VA và GDP, ý nghĩa củ a hai chỉ tiêu này. a) Khái niệm Giá trị tăng thêm (VA): Giá trị tăng thêm phản ánh giá trị hàng hóa và dịch vụ cuố i cùng được tạo ra củ a các ngành kinh tế trong một thời kỳ nhất đ ịnh. Giá trị tăng thêm là bộ p hận còn lại của giá trị sản xuất sau khi trừ đ i phần chi phí trung gian. Giá trị tăng thêm bao gồ m các yếu tố như sau: - Thu của người lao động, bao gồ m: Tiền lương, tiền công; BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn; Thu nhập khác. - Thu nhậ p hỗ n hợp: Chỉ tính cho khố i kinh tế cá thể, do không phân biệt được đâu là “tiền lương”, “tiền công” củ a chủ hộ, củ a lao động là thành viên củ a gia đ ình và đ âu là thặng dư sản xuất.
  16. - Thuế sả n xuấ t: Thuế VAT hàng bán nộ i địa phát sinh phải nộp; Thuế VAT hàng nhập khẩu phát sinh phải nộ p; Thu ế tiêu thụ đặc biệt phát sinh phải nộp; Thuế xuất khẩu phát sinh phải nộp; Thu ế tài nguyên; Thu ế sử dụ ng đất nông nghiệp; Thu ế môn bài; Các lệ phí coi như thu ế sản xu ất (Lệ phí quản lý Nhà nước liên quan đến sản xu ất kinh doanh ban hành kèm theo pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH10). - Khấu hao tài sả n cố đ ịnh - Giá trị thặng dư: Lợi tức thu ần từ hoạt độ ng kinh doanh; Lãi trả tiền vay nhân hàng; Chi mua bảo hiểm tai nạn rủ i ro. b) Khái niệm tổng sản phẩ m trong nước (GDP): Tổng sản phẩm trong nước (GDP) phản ánh giá trị củ a hàng hóa và d ịch vụ cuố i cùng được tạo ra củ a toàn bộ nền kinh tế trong mộ t khoảng thời gian nhất định. Tổng sản phẩm trong nước là khái niệm củ a giá trị tăng thêm - khái niệm trên giác độ sản xuất và bằng tổng giá trị tăng thêm của tất cả các đơn vị sản xu ất thường trú trong lãnh thổ kinh tế củ a mộ t quố c gia cộ ng vớ i thuế nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ . Cơ cấu tổng sản phẩm quố c nộ i có thể đ ược nghiên cứu theo các tiêu thức: - Ngành kinh tế, vùng, lãnh thổ, thành phần kinh tế nhằm chỉ rõ vai trò của từng ngành, vùng, thành phần kinh tế trong việc tạo ra sản phẩm quốc nội. - Yếu tố cấu thành giá trị: Tổ ng sản phẩm quốc nội bao gồ m toàn bộ giá trị C1, V, m. - Theo lo ại thu nhập: Tổng sản phẩm quố c nộ i được chia ra thu nhập các hộ (ngườ i lao độ ng), thu nhập của các doanh nghiệp và của nhà nước. Theo mục đích sử dụng thì tổng sản phẩm quốc nội được xem xét theo hai quan điểm: - Theo quan điểm vật chất, tổng sản phẩm quốc nộ i gồ m tiêu dùng cuố i cùng của cá nhân, xã hộ i, tích lu ỹ, xuất khẩu hàng hoá thuần. - Theo quan điểm tài chính, tổng sản phẩm quốc nộ i gồm chi phí cho tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đinh và chính phủ , tiết kiệm, số dư quan hệ kinh tế với nước ngoài. c) Nguyên tắ c tính giá trị tăng thêm (VA) và Tổng sả n phẩm trong nước (GDP): - Nguyên tắc thường trú: Theo nguyên tắc này, chỉ tính phần giá trị tăng thêm hay tổng sản phẩm từ kết qu ả sản xuất của các đơn vị thườ ng trú. - Nguyên tắ c tính theo thời điểm sản xuấ t: Tức là kết qu ả sản xuất của các đơn vị kinh tế trong thời k ỳ nào thì sẽ đ ược tính vào giá trị tăng thêm và tổ ng sản phẩm củ a thời k ỳ đó. - Nguyên tắc tính theo giá thị trường: Tổ ng sản phẩm trong nước được tính theo giá thị trường, còn chỉ tiêu giá trị tăng thêm có thể tính theo giá cơ bản hay giá sản xuất. d) Ý nghĩa của giá trị tăng thêm (VA) và tổng sản phẩm trong nước (GDP): - Đây là những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh kết qu ả cuối cùng củ a các ho ạt độ ng sản xuất của các ngành, thành phần kinh tế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong mộ t thời k ỳ nhất đ ịnh (thườ ng là 1 năm). Đó là nguồ n gố c củ a mọi khoản thu nhập, nó phản ánh hiệu qu ả kinh tế củ a nền sản xuất xã hộ i, biểu hiện hiệu quả của quá trì tái sản xu ất cả theo chiều rộ ng và theo chiều sâu. - Trên góc độ toàn bộ nền kinh tế dùng chỉ tiêu tổng sản phẩm quố c nộ i được dùng đ ể đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia, là cơ sở để nghiên cứu khả năng tích lu ỹ, tiêu dùng và thực hiện các cân đố i lớn trong nền kinh tế. - Đối với chỉ tiêu giá trị tăng thêm, vì không bao gồ m chi phí trung gian nên chỉ tiêu này phản ánh đúng mức về kết qu ả ho ạt độ ng sản xu ất do đơn vị tạo ra, không bị phụ thuộ c vào thay đổ i tổ chức sản xuất của đơn vị. Do vậy, dùng chỉ tiêu giá trị tăng thêm đ ể đánh giá kết quả sản xu ất củ a từng ngành, từng doanh nghiệp cũng như tính các chỉ tiêu năng suất, hiệu qu ả và nhiều chỉ tiêu quan trọ ng khác có liên quan sẽ có ý nghĩa, phản ánh thực chất thành qu ả lao động củ a đơn vị và ngành.
  17. 4. Phân biệt chi phí trung gian và tiêu dùng trung gian.
nguon tai.lieu . vn