Xem mẫu

  1. Thói quen làm tổn hại sự nghiệp của bạn Là con người thì không ai hoàn hảo, nhất là trong công việc, chắc chắn bạn sẽ mắc phải sai lầm. Nhưng vấn đề quan trọng ở đây là bạn phải biết cách nhận biết lỗi lầm và sửa đổi, có vậy thì bạn mới phát triển và thành công được. Tuy nhiên, có những hành độ ng, thói quen vô tình bạn không nghĩ đó là "sai lầm" nhưng bạn phải cực kỳ cẩn trọng vì nó có thể dẫn bạn đến ngõ cụt của sự nghiệp. 1. Thường xuyên trễ nãi Bạn có thể bị bận đột xuất, bị kẹt xe và hàng trăm nguyên nhân khiến bạn đi làm trễ, nhưng bạn phải biết hạn chế và kiểm soát các tình huống có thể xảy ra. Nếu bạn thường xuyên trễ làm, trễ họp hoặc các sự kiện khác của công ty thì sẽ khiến mọi người phải chờ đợi, và có cảm giác không được bạn tôn trọng.
  2. Bên cạnh đó, việc trễ nãi sẽ thể hiện sự yếu kém trong kỹ năng quản lý thời gian. Không ai lại đề cử một nhân viên không biết quản lý thời gian và công việc của mình cả! 2. Tự mãn với thành tích Bạn giỏi? Bạn có khả năng? Bạn đem về lợi nhuận cao cho công ty? Bạn có quyền tự hào, nhưng tuyệt đối không được tự mãn! Đừng vội tự bằng lòng với chính mình, hãy buộc bản thân phải học hỏi những kỹ năng mới, tham gia các công việc phụ trội và chứng tỏ cho các cấp sếp thấy giá trị của bạn đối với công ty và họ cần trân quý điều đó. Bạn cần chứng minh thực lực của mình như thể nếu chẳng may công ty phải giảm biên chế thì bạn sẽ là người cuối cùng phải ra đi trong sự nuối tiếc của ban lãnh đạo. 3. Bề ngoài quá "xuề xòa" Dĩ nhiên ngoại hình không liên quan đến năng lực làm việc của bạn, nhưng lại có ảnh hưởng sâu sắc đến cái nhìn của người khác đối với bạn. Cho dù vị trí của bạn không thuộc dạng "mặt tiền" của công ty, nhưng nếu bạn thường xuyên xuất hiện trong bộ dạng xuề xòa, qua loa, bạn sẽ không được đánh giá cao. Trang phục và vệ sinh cá nhân t hể hiện sự quan tâm của bạn đối với công việc. Không ai muốn cùng một đồng nghiệp luộm thuộm như thế đi gặp khách hàng hay tiếp xúc với đối tác. Bạn không cần phải diện đồ đắt tiền hay quá chải chuốt, chỉ cần chỉnh chu, ăn mặc phù hợp là cấp trên và đồng nghiệp đã thêm điểm cộng cho bạn rồi.
  3. 4. Chơi trò "sau lưng" Trong công sở không thiếu những chuyện nói xấu sau lưng hay xì xầm to nhỏ, và bạn cho rằng việc mình làm "gián điệp", báo mật cho sếp những chuyện "không ngờ tới" của đồng nghiệp thì thế nào cũng được sếp tin tưởng và cất nhắc. Tuy nhiên, trong thực tế, các sếp thường rất cảnh giác và đề phòng với nhân viên kiểu này. Ai dám chắc sếp không bị đưa vào tầm ngắm của bạn? Và chắc hẳn bạn cũng không muốn mình trở thành người "hai mặt" thiếu tin cậy trong mắt đồng nghiệp chứ? 5. "Tám" quá đà Thi thoảng góp chút chuyện vui đây đó sẽ giúp bạn thắt chặt quan hệ với đồng nghiệp. Tuy nhiên, lời nói có thể làm tổn thương người khác sâu sắc nếu trong lúc quá đà, bạn vô ý dùng lời lẽ không hay hay nói đôi điều không đúng sự thật. Điều này đôi khi khiến không khí văn phòng thiếu đoàn kết, và người trong cuộc ít nhiều chịu ảnh hưởng. Thậm chí tệ hơn, mọi người sau đó có thể không còn tự nhiên chuyện trò với bạn như trước nữa, hoặc bạn có thể trở thành nạn nhân để mọi người bàn ra tán vào, và kết quả là những "thị phi" đó khiến bạn mất đi cơ hội thăng chức. 6. Nói không với "giao thiệp" Bạn có thể không hứng thú với những việc giao thiệp như ăn trưa với đồng nghiệp, đi chơi với công ty hoặc tham gia các sự
  4. kiện từ thiện. Tuy nhiên, đây là những dịp giúp bạn mở rộng quan hệ, thắt chặt tình cảm giữa bạn với cấp trên và đồng nghiệp. Bạn nghĩ rằng bạn tham gia hay không cũng sẽ chẳng ai để ý, nhưng nếu bạn muốn sự nghiệp phát triển tốt, bạn nên tham dự những sự kiện như thế này.
nguon tai.lieu . vn