Xem mẫu

  1. CHƯƠNG II: HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG PHẦN I KIỂM TRA VÀ CHUẨN ĐOÁN HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG DÙNG CHẾ HÒA KHÍ I. CÔNG DỤNG – CẤU TẠO – HOẠT ĐỘNG 1. Công dụng: hệ thống cung cấp nhiên liệu (HTCCNL) có nhiệm vụ tạo 1 hỗn hợp giữa xăng và không khí có thành phần thích hợp, tùy theo chế độ làm việc, để đưa vào xylanh rồi đốt cháy, dãn nở và sinh công. 2. Cấu tạo: hệ thống này gồm có: - Bộ phận cung cấp xăng: thùng xăng, lọc xăng, bơm xăng, ống dẫn xăng. - Bộ phận lọc gió. - Bộ phận chế hòa khí (BCHK). Hình 7.1 Sơ đồ cấu tạo hệ thống cung cấp nhiên liệu
  2. 3. Hoạt động: khi động cơ hoạt động, bơm xăng hút xăng từ thùng ống chứa qua ống dẫn xăng, lọc xăng, đưa đến BCHK. Đồng thời lúc này không khí được hút vào qua lọc gió ngang qua BCHK hút xăng từ BCHK hòa trộn với không khí thành hòa khí, qua ống hút đưa vào lòng xulanh. Muốn động cơ chạy nhanh, ta mở lớn bướm ga cho hòa khí vào nhiều, muốn chạy chậm mở bướm ga nhỏ hòa khí vào ít, muốn dừng động cơ ta tắt công tắt máy. II. BỘ PHẬN CUNG CẤP XĂNG 1. Thùng xăng: dùng để chứa xăng, khoảng 40-70 lít. Trong thùng có nhiều tấm ngăn giữ cho xăng không bị dao động nhiều, phía trên có miệng để đổ xăng và nắp thùng xăng có lỗ thông hơi. Ở miệng đổ thường có lưới lọc xăng, đáy thùng có ốc xả xăng và cặn bẩn lẫn trong xăng. Hình 7.2 Cấu tạo thùng chứa xăng
  3. 2. Lọc xăng: có nhiệm vụ lọc nước và tạp chất lẫn trong xăng trước khi đưa tới BCHK. Bộ phận này gồm có bình lóng cặn và các lưới lọc. Một HTCCNL thường có 4 lọc xăng. Một ở thùng chứa, một ở bình lóng cặn trước bơm tiếp vận, một ở trong bình tiếp vận, và một ở chế hòa khí. Bình lóng cặn thường làm bằng thủy tinh để dễ trông thấy xăng. Bình lóng cặn được đặt giữa thùng xăng và bơm xăng, đôi khi nó đặt ngay tại bơm xăng. Khi thấy nước hay cặn bẩn ở bình, ta tháo lấy bình lóng cặn ra rửa. Đối với lọc xăng bằng giấy, không súc rửa mà thay mới sau 20.000 Km. Đối với lọc sắt (sử dụng ở động cơ phun xăng) thì thay mới sau 40.000 Km. Hình 7.3 Cấu tạo lọc xăng 3. Bơm xăng: có công dụng hút xăng từ thùng chứa đưa tới BCHK. Có 2 loại bơm xăng: + Bơm màng điều khiển bằng cơ khí + Bơm điện
  4. a. Bơm xăng màng điều khiển bằng cơ khí Hình 7.4 Cấu tạo bơm xăng cơ khí  Hoạt động Khi động cơ hoạt động, bánh sai tâm đội cần điều khiển đưa cốt bơm và màng bơm về phía dưới tạo ra phía trên 1 áp thấp hút xăng từ thùng chứa vào bơm ngang qua van hút (lúc này van thoát đóng). Khi bánh sai tâm không đội cần điều khiển nữa lò xo lớn đẩy màng bơm lên phía trên, ép xăng chui qua van thoát (lúc này van hút đóng) đưa xăng đến BCHK khi nào pointu ở bình giữ mực mở. Khi bình giữ mực đầy, pointu đóng lại, xăng chứa đầy ở phía trên màng bơm, do đó màng bơm và cốt bơm không thể đi lên được, bơm không hoạt động nữa. Khi động cơ dừng, muốn cho xăng tới BCHK ta sử dụng cần bơm tay b. Bơm xăng chạy bằng điện:
  5. Hình 7.5 Cấu tạo bơm xăng điện  Hoạt động Khi bơm không hoạt động, lò xo R đẩy màng bơm về phía dưới làm công tắc V đóng khi muốn bơm hoạt động ta mở công tắc máy, điện chạy qua tiếp điểm O qua cuộn dây B về mát biến cuộn dây thành nam châm điện. Nam châm điện sẽ hút miếng sắt S và màng M lên tạo ra ở phía dưới 1 áp thấp xăng được hút từ thùng chứa qua van hút vào bơm. Khi miếng sắt S bị hút, tiếp điểm O đi lên, công tắc V mở ra, dòng điện bị cắt đứt, cuộn dây mất từ trường(không còn là nam châm điện nữa), miếng sắt S bị lò xo R đẩy xuống, màng bơm xuống theo, ép xăng mở van thoát đẩy xăng đến BCHK.
  6. Khi xăng đã đầy BCHK, pointu đóng lại, xăng đầy phía dưới màng, ép lò xo R, công tắc V mở dòng điện bị ngắt, bơm không hoạt động mặc dù công tắc máy vẫn mở. BỘ PHẬN CUNG CẤP GIÓ Trong không khí có nhiều bụi, bụi đó nếu hút vào xylanh sẽ hòa với dầu nhớt tạo thành 1 thứ cát xoáy làm cho xylanh, xét măng mau mòn. Vì vậy người ta gắn 1 lọc gió trước BCHK để cản những hạt bụi ấy. Có 3 loại lọc gió: + Lọc gió loại khô + Lọc gió loại thấm dầu (ướt) + Lọc gió loại có chứa dầu 5. BỘ CHẾ HÒA KHÍ a. Công Dụng Bộ chế hòa khí chuyển xăng từ thể lỏng sang thể hơi (dễ cháy) để cho phép động cơ chạy ít hao xăng nhất mà sinh ra công suất lớn nhất. Nó cung cấp nhiên liệu cho tất cả các xylanh của động cơ qua hệ thống nạp và nó có ảnh hưởng nhất tới đặc tính của động cơ. Vì vậy, Bộ chế hòa khí được thiết kế theo các đặc tính riêng mà động cơ yêu cầu (cần chạy nhanh hay cần tải lớn…).
nguon tai.lieu . vn