Xem mẫu

  1. Thiên đường sức khỏe Otwock Máy bay đáp xuống phi trường lúc nửa đêm và cũng như nhiều hành khách khác, tôi đang ở trong tình trạng mỏi mệt. Mặc dù vậy, khi ông bạn người Ba Lan Janusz Michalika đến đón và được một người bạn Pháp khác chở về thành phố Otwock, tôi nhận ra mình đã không uổng công “đổ đường” sang tận đây. Rừng thiên nhiên trong lành Một ngôi nhà gỗ màu xanh hơn trăm năm tuổi đời Xe chạy vào Otwock, một thành phố chỉ cách thủ đô Warsaw khoảng 35 cây số về phía nam. Thành phố này được xây dựng hoàn toàn trong rừng và ngay từ khi mới thành lập đã được mệnh danh là thiên đường dưỡng bệnh. Khi nghe Janusz “quảng cáo” như thế, tôi mở kính xe để hít căng lồng ngực luồng khí trong lành của khu rừng châu Âu.
  2. Người bạn Ba Lan cho biết thêm rằng Otwock đón rất nhiều bệnh nhân về phổi đến nghỉ ngơi nhằm làm trong sạch lá phổi, vì nơi đây có khí hậu tốt và rừng thiên nhiên trong lành. Từ năm 1893, một bác sĩ chuyên ngành hô hấp tên là Geisler đã phát hiện ra Otwock được thiên nhiên ưu đãi nên quyết định mở một dưỡng đường dành cho các bệnh nhân đau phổi. Sau đó, dưỡng đường hoạt động khá thành công và phát triển thành một resort chuyên điều trị sức khỏe, thu hút giới thượng lưu từ thủ đô Warsaw đến. Ngày nay, tuy rừng Otwock ít nhiều đã bị thu hẹp để xây dựng thêm các chung cư phục vụ cho người dân thủ đô, nhưng chính phủ vẫn cố gắng duy tr ì mật độ rừng dày đặc. Janusz cho biết anh được sinh ra và lớn lên ở Otwock, từ nhỏ đã được sống hòa mình cùng rừng, ăn trái rừng, ngắm thú rừng, dạo chơi trong rừng. Dù giờ đây anh là bác sĩ làm việc ở tận Paris phồn hoa, song rừng Otwock mới chính là “home sweet home” và hằng năm anh đều tranh thủ về nhà bất cứ khi nào có thời gian rảnh rỗi. Vịt trời bơi lội trên hồ Thiên Nga
  3. Trong vài ngày ngắn ngủi ở tại Otwock, Janusz đã tổ chức một chuyến dạo chơi trong rừng bằng xe đạp. Chúng tôi đạp xe hàng cây số băng rừng, hái trái cây dại, nấm rừng, đến những căn cứ quân sự bị bỏ hoang của người Đức trong Chiến tranh thế giới thứ II. Đặc biệt trong chuyến đi dạo rừng, chúng tôi đã đến một cái hồ có tên Thiên Nga tuyệt đẹp để cùng thong thả ngắm đàn vịt bơi tung tăng, xem các gia đình thiên nga hạnh phúc tìm mồi. Được ở giữa thiên nhiên bạt ngàn là một hạnh phúc “sang trọng” dành cho người Sài Gòn quanh năm hít khói bụi như tôi. Những căn nhà gỗ ẩn hiện và nỗi đau của người Do Thái Căn nhà gỗ mới được trùng tu của gia đình Janusz Căn nhà gỗ của gia đình Janusz nằm giữa những hàng cây rừng đã hàng trăm năm tuổi. Nhà đã được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn giữ được nét cổ kính thô mộc vốn có. Người Ba Lan thời nào cũng vậy, yêu rừng, yêu thiên nhiên và thích sống giữa thiên nhiên nên họ chấp nhận sống trong một diện tích khiêm tốn nhưng xung quanh phải có khoảng xanh trong lành.
  4. Căn nhà của cha mẹ Janusz ngày xưa vốn đông con, nhưng không được nới rộng diện tích chỉ nhằm giữ lại những cây rừng mọc xung quanh. Ngày nay, xung quanh ngôi nhà vẫn đầy cây rừng bao phủ, sóc chuyền trên cành, chim đến làm tổ, đất rộng thoáng cho bầy gà chạy nhảy. Sáng ngày hôm sau, dưới ánh mặt trời dịu dàng của mùa xuân, chúng tôi ra thăm vườn và được chủ nhân hãnh diện giới thiệu về căn nhà gỗ giữa rừng xanh của mình. Không chỉ gia đình Janusz, chủ nhân các ngôi nhà khác trong thành phố Otwock cũng cố gắng giữ lại nét đẹp truyền thống của những căn nhà gỗ. Chúng tôi đi chậm dạo khắp phố, ngắm nhìn say sưa những căn nhà gỗ to lớn nằm ẩn hiện trong những cây rừng xanh mượt. Đa phần nhà ở đây đều rộng, trung bình từ 500 đến 1.000 mét vuông để nhiều thế hệ được quây quần bên nhau. Cụm những ngôi nhà gỗ vàng của một gia đình lớn nhiều thế hệ
  5. Một căn hộ trong dãy nhà mới xây cũng được thiên nhiên hoa lá bao phủ Nhưng ngày nay theo nhịp sống hiện đại, những ngôi nhà gỗ lớn này đang phải đối mặt với việc ít người sống chung, đồng nghĩa với việc ít gia đ ình nào có đủ khả năng tài chính để trùng tu nhà. Đây là một điều đáng tiếc vì nằm lẫn trong số những ngôi nhà được trùng tu xinh đẹp là những ngôi nhà gỗ cũ kỹ bị thời gian tàn phá. Nhà gỗ đòi hỏi trùng tu rất tốn kém, dù nhà nằm trong rừng không bị ô nhiễm tác hại lên, nhưng trải qua hàng trăm năm, không căn nhà nào “chịu đựng” nổi nếu không được con người chăm sóc.
  6. Tảng đá tưởng niệm nơi đây 6.000 người Do Thái bị tàn sát Chỉ cách khu trung tâm thành phố Otwock vài bước chân là rừng già không còn dấu vết nhà cửa. Và chúng tôi chợt nhói lòng khi được Janusz bất ngờ chỉ một phiến đá ghi dòng tưởng niệm 6.000 người Do Thái bị giết tập thể vào ngày 19 và 30-8-1942. Trước chiến tranh, người Do Thái định cư đông nhất ở Ba Lan. Vào mùa thu năm 1940, quân Đức dựng trại tập trung người Do Thái tại Otwock và dồn 12 ngàn người Do Thái sống trong vùng lân cận đến. Khoảng 2.000 người Do Thái đã chết vì đói và bệnh tật. Số khác chết tập thể vì bị tàn sát bằng súng. Số còn lại cuối cùng cũng chung số phận khi quân Đức quyết định đóng cửa và giết sạch những người còn sống tại đây. Đạp xe vào sâu trong rừng chúng tôi lại gặp một nghĩa trang cổ của người Do Thái. Nghĩa trang tuy đã hoang phế vì không ai trùng tu lẫn thăm viếng nhưng thật ra nơi đây rất bình yên. Những ngôi mộ nằm đây đã có từ đầu thế kỷ trước và những người được
  7. chôn cất đã có những cái chết bình thường, khác với những cái chết tức tưởi của đồng bào họ dưới bàn tay Hitler. Chúng tôi ngồi nghỉ trong nghĩa trang cổ, thấy thong thả và yên lành. Janusz triết lý ai cũng phải chết và cái chết không có gì đáng sợ, nhưng dĩ nhiên là đừng chết vì chiến tranh. Đó là những cái chết vô lý. Chợ quê thân thiện Cậu bé bán hoa giữa những chậu hoa do chính tay mình chăm sóc Một buổi sáng đẹp trời, Janusz dắt chúng tôi đi chợ. Chúng tôi đạp xe đến chợ với những chiếc giỏ mây treo lủng lẳng. Chợ họp mỗi tuần bốn ng ày, được bố trí tại một khoảnh đất trống ngay bìa rừng. Người bán hàng cũng chính là người đã làm ra sản phẩm. Họ là nông dân trồng rau củ, nuôi gia súc, chăn gia cầm, hái lượm trái rừng.
  8. Các gia đình chất hàng lên xe hơi khởi hành từ sáng sớm để kịp đến chợ bán sản phẩm do chính họ làm ra. Khi chợ tan lúc hai giờ chiều, họ lại quay về trang trại. Giá cả hàng hóa thật rẻ do được bán trực tiếp từ người sản xuất, không phải qua kênh trung gian. Chất lượng hàng thì khỏi phải chê vì được nuôi trồng theo kiểu trang trại không dùng hóa chất độc hại. Chỗ này là một gia đình đang quây quần bán cà chua, đậu ve, khoai tây, dưa leo. Chỗ kia là đôi vợ chồng đang hối hả bán cho khách những chiếc giỏ đầy những trái dâu chín đỏ mọng. Ở một góc, một cậu bé đang phụ cha mẹ sắp đặt những chậu hoa rực rỡ. Ở khu chợ này, ngoài những nụ cười trẻ thơ, có thể thấy cả những nụ cười móm mém của những cụ bà đã trên 80 tuổi. Có cụ phụ con trai đứng bán thịt, có cụ ngồi một mình bán những chai sữa vắt từ đàn bò trong nhà. Có cụ ngồi bán rổ trứng gà do bầy gà mái trong vườn đẻ, có cụ lại chỉ độc một loại hàng hóa là trái dâu dại. Hết phiên chợ, hẳn các cụ chỉ thu được số tiền nhỏ đủ mua cho các cháu chút quà.
  9. Hai cụ bán hàng trong chợ đều đã tám mươi lăm tuổi Những nông dân hiền lành, chân chất ấy không biết nói thách, cũng không hóa trang cho hàng thêm đẹp. Đặc biệt là họ chưa bao giờ nổi giận nếu khách có đến săm soi hàng mà cuối cùng lại bỏ đi chỗ khác. Họ cười với tôi, ngại ngùng khi tôi muốn chụp hình và xin tôi chờ đợi để chải lại mái đầu. Tôi nhớ nhất là một bác rất thích chụp hình nhưng không dám cười vì… răng sún! Sau khi được chụp ảnh, họ hồn hậu chúc tôi quay về Việt Nam bình yên.
nguon tai.lieu . vn