Xem mẫu

  1. Thay thế khớp gối: phẫu thuật có thể giảm đau Hãy xem khớp gối của bạn. Trong suốt cuộc đời, những khớp làm việc chăm chỉ này đã giúp bạn đi lại, chạy nhảy, khiêu vũ, thậm chí là trèo lên một hai ngọn núi. Nhưng những năm tháng mài mòn, sứt sát, chấn thương và có thể cả viêm khớp đã gây tổn thương tới chúng. Đầu tiên, một hoặc cả hai gối chỉ bị đau chút ít sau khi đi bộ lâu hoặc sau một trận tennis sôi nổi. Bây giờ thì các hoạt động đơn giản hằng ngày cũng gây đau. Nghỉ ngơi và dùng thuốc không đem lại hiệu quả lâu dài. Trước kia, khớp gối bị đau sẽ vĩnh viễn loại bạn ra khỏi cuộc chơi. Nay điều đó không còn đúng nữa. Ở Mỹ mỗi năm có khoảng 267.000 ca mổ thay toàn bộ khớp gối được tiến hành. Đây có thể là biện pháp điều trị cần thiết để bạn trở lại lối sống tích cực, không đau. Đ ệ m s ụn Đầu gối là một kỳ công về cơ khí. Không chỉ là một khớp nối đơn giản, nó có tầm cử động lớn nhất trong số các khớp của cơ thể. Nó không chỉ gập mà còn trượt và xoay. Ngoài ra, nó hấp thu một lực lớn gấp tới 7 lần trọng lượng cơ thể. Để làm được điều này phải có sự phối hợp nhịp nhàng của xương, cơ, gân, dây chằng và các mô khác. Đầu dưới xương đùi tựa vào đầu xương chày. Khi gấp
  2. khớp gối, đầu của 2 xương này thúc vào nhau, giống như bản lề cửa. Ở giữa là một đệm sụn – một lớp mô trắng bóng, dai ngăn không cho các xương cọ xát vào nhau. Dây chằng liên kết xương đùi với xương chày, còn cơ và gân giữ cho khớp được vững và giúp nó cử động. Xương bánh chè giúp bảo vệ khớp và là chỗ bám của các gân quan trọng. Thay thế các mô bị bệnh Thời gian, chấn thương và bệnh tật có thể ảnh hưởng tới tất cả các bộ phận này, gây ra đau, sưng và cứng. Nhưng từ những năm 1970, phẫu thuật thay thế khớp gối đã đem lại cho những người bị tàn phế do đau khớp gối mạn tính một cơ hội để trở lại lối sống tích cực. Còn gọi là tạo hình toàn bộ khớp gối, phương pháp này đã đạt được thành công như phẫu thuật thay thế khớp háng - một trong những tiến bộ y học nổi tiếng trong lịch sử hiện đại. Phẫu thuật thay thế khớp gối lấy bỏ hoặc tạo lại các phần của xương đùi, xương chày hoặc xương bánh chè và đặt vào trong một bộ phận giả được làm từ hợp kim và chất dẻo tỷ trọng cao. Việc thay thế xương hoặc mô bị bệnh bằng các bộ phận khớp gối mới giúp giảm đau. Mặc dù hầu hết những người thay thế khớp gối đều đã 60 tuổi hoặc hơn, song đôi khi các bác sỹ cũng thay thế khớp gối cho những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, lối sống năng vận động của người trẻ tuổi có thể gây mòn và stress đối với khớp gối nhân tạo, đôi khi cần phải thay thế. Những nguyên nhân hay gặp
  3. Nguyên nhân hay gặp nhất của phẫu thuật là thoái hóa khớp, khiến lớp sụn giữa xương đùi và xương chày dần bị mòn đi. Không có lớp sụn hấp thụ va đập này, xương bắt đầu cọ xát vào nhau, gây ra đau. Những nguyên nhân ít gặp hơn trong thay thế khớp gối bao gồm: Viêm khớp dạng thấp. Viêm mô bao quanh khớp, viêm khớp dạng thấp có thể làm cho sụn và các phần khác của khớp bị thoái hóa. Viêm khớp sau chấn thương. Dạng viêm khớp này là do chấn thương khớp gối và có thể gây đau thậm chí trong nhiều năm sau. Tổ chức lại và thay thế Trước khi chỉ định phẫu thuật, bác sỹ có thể khuyên bạn trước tiên nên dùng thử thuốc giảm trị đau, lý liệu pháp, thuốc chống viêm, tránh các hoạt động gây đau và nếu cần thiết, phải giảm cân. Nếu những biện pháp này không có hiệu quả, phẫu thuật là một lựa chọn. Thủ thuật được bác sỹ phẫu thuật chỉnh hình thực hiện. Ca mổ thường kéo dài khoảng 2 giờ, bệnh nhân được gây tê tủy sống hoặc gây mê. Phẫu thuật tập trung nhiều vào việc chuẩn bị sẵn sàng cho khớp để tiếp nhận một khớp gối mới. Sau khi rạch da, bác sỹ sẽ gạt cơ, xương bánh chè và mô liên kết sang một bên. Trước khi vùng này sẵn sàng tiếp nhận bộ phận giả, xương bị bệnh sẽ được cắt bỏ. Mô liên kết đang có được tổ chức lại và sẽ tiếp tục giữ khớp sau khi đặt bộ phận giả. Xương chân bị tổn thương do viêm khớp cũng cần được tổ chức lại. Bộ phận giả thường bao gồm nhiều phần không nối trực tiếp với nhau. Một trong những phần lớn nhất được làm từ kim loại và gắn vào đầu xương đùi,
  4. nơi xương bệnh đã được lấy ra. Một thành phần chính khác, cũng được làm từ kim loại, tương tự một cái đĩa đặt trên đế. Bác sỹ cắm phần đế của đĩa vào thân xương chày. Bề mặt của đĩa làm bằng chất dẻo tỷ trọng cao. Đây sẽ là chỗ tựa cho bộ phận kim loại gắn vào xương đùi. Chất dẻo đóng vai trò như sụn của khớp mới. Việc thay thế cũng có thể bao gồm một thành phần nhỏ khác - một mảnh chất dẻo hình tròn gắn vào xương bánh chè để thay thế sụn hoặc xương bị bệnh. Trở lại với các hoạt động Sau phẫu thuật, bạn thường phải nằm viện khoảng 5 ngày. Trong thời gian này bạn sẽ được điều trị lý liệu pháp để quen với khớp gối mới. Bạn cũng được dùng kháng sinh để chống nhiễm trùng và thuốc chống đông ngăn ngừa huyết khối. Khi về nhà, bạn sẽ cần dùng nạng hoặc khung tập đi trong khoảng 6 tuần và sau đó dùng gậy trong khoảng 3-6 tuần nữa. Những sau thời gian phục hồi này, bạn có thể quay trở lại với nhiều hoạt động yêu thích của mình như: Đi b ộ  Khiêu vũ  Chơi golf  Bơi lội  Đi xe đạp  Những hoạt động cần tránh bao gồm: Những hoạt động có tác động lặp đi lặp lại như chạy bộ và nhảy cao 
  5. Nâng vật nặng – trên 18kg  Những hoạt động phải vặn mình, bò trườn  Cuộc sống mới Đi khám theo dõi là rất quan trọng. Đôi khi, những vấn đề như mòn khớp, nhiễm trùng và lỏng lẻo khớp có thể xảy ra với khớp gối mới. Tuy nhiên, đối với hầu hết những người đã qua phẫu thuật thì khớp gối mới đồng nghĩa với một cuộc sống mới. 6 năm sau phẫu thuật, đại đa số những người đã qua phẫu thuật thay thế khớp gối không bị đau và không bị thoái hóa khớp mới. Nếu khớp gối đang tách bạn ra khỏi cuộc sống thì phẫu thuật có thể là một cách giúp bạn trở lại với cuộc sống trên đôi chân của mình.
nguon tai.lieu . vn