Xem mẫu

  1. Thảo luận môn Truyền Thông Đại Chúng Câu 11: “ Chỉ xét riêng lĩnh vực tin tức và thời sự so sánh thông tin trên truyền hình với thông tin trên báo in, cái nào hàm lượng thông tin nhiều hơn? và cái nào khách quan hơn và gần với sự thật hơn? “ Bài làm: Xã hội Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung ngày càng phát triển mạnh mẽ, trình độ dân trí ngày càng nâng cao, tri thức nhân loại ngày càng nhiều thì kéo theo nhu cầu trao đổi thông tin cũng ngày càng tăng tương ứng với sự phát triển của xã hội để không bị lạc hậu.Việc tìm kiếm và trao đổi thông tin là nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi cá nhân và tập thể.Quá trình trao đổi đó sẽ giúp cho con người có những kiến thức đồng thời cũng học tập mở rộng nâng cao kiến thức về xã hội, giúp cho con người tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong lao động, sản xuất và học tập. Chúng ta có thể tiếp nhận thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại bao gồm: báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, sách, phim và video, các phương tiện truyền thông mới.Ngày nay, các phương tiện truyền thông mới là khái niệm ra đời sau và được hiểu bao gồm việc truyền đạt thông tin thông qua internet, bao gồm các loại hình như: web, báo điện tử... Xã hội ngày càng phát triển thì các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Do nhu cầu cập nhật trao đổi thông tin không ngừng tăng lên. Từ đó đặt ra nhiều yêu cầu, đòi hỏi cho nghành thông tin và truyền thông. Trước khi tìm hiểu cụ thể và hiểu sâu sắc về nội dung thảo luận.Vậy chúng ta sẽ đi tìm hiểu để hiểu rõ các khái niệm.Truyền thông đại chúng được hiểu là một quá trình truyền đạt thông tin đến các nhóm cộng đồng đông đảo trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Truyền thông (communication) là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểu những gì người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tượng, và học được cú pháp của ngôn ngữ. Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và mục tiêu. Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi. Các hành động này được thể hiện qua nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết, hay bản tin truyền hình. Mục tiêu có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm chí là chính người/tổ chức gửi đi thông tin. Truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến điện. Báo in là một loại hình truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng chữ viết và hình ảnh về một vật thể hoặc một hiện tượng sự việc qua mặt báo. So sánh thông tin trên truyền hình và thông tin trên báo in: Điểm Giống nhau: Sinh viên thực hiện : Hoàng Anh Tuấn - Lớp ĐHCNTTK3A 1
  2. Thảo luận môn Truyền Thông Đại Chúng Tiêu chí mà các biên tập viên và phóng viên chuyên nghiệp dùng để xác định tin tức thời sự là những gì có thể được tóm gọn lại được như sau: Có liên quan, hữu ích, gây được sự quan tâm.Những tiêu chí đó được áp dụng rộng rãi cả báo in lẫn báo hình nhưng mỗi nhà báo hay mỗi cơ quan báo chí đều sử dụng chúng theo một bối cảnh đặc thù để nhấn mạnh ý nghĩa theo cách riêng. Cái bối cảnh ấy do chính công chúng tạo ra.Sự liên quan, hữu ích và gây được quan tâm là những định hướng khái quát để thẩm định giá trị thông tin của bất kỳ sự kiện hay vấn đề nào.Cùng với những tiêu chí rõ ràng đó, nhà báo còn tìm kiếm những yếu tố đặc trưng hơn tiềm tàng trong mỗi câu chuyện.Quan trọng nhất là những yếu tố sau: Tác động – Đây là một cách khác để đo mức độ liên quan và hữu ích. Có bao nhiêu người bị ảnh hưởng bởi một sự kiện hay một ý tưởng? Nó ảnh hưởng đến họ nghiêm trọng như thế nào? Xung đột – Đây là một đề tài muôn thuở trong mọi câu chuyện, dù được thuật lại bởi báo chí, văn chương hay kịch nghệ. Những cuộc đấu tranh giữa người với người, giữa các quốc gia hay với sức mạnh thiên nhiên đều lôi cuốn người ta đọc. Xung đột chính là một yếu tố cơ bản của đời sống, các nhà báo phải tỉnh táo trước cám dỗ muốn làm cho câu chuyện tăng thêm kịch tính hoặc đơn giản hóa thái quá. Mới lạ – Đây là một yếu tố khác phổ biến cả trong báo in lẫn truyền hình.Con người hay sự kiện có thể gây được hấp dẫn và do đó có giá trị thông tin chỉ vì yếu tố đặc biệt hay kỳ quái. Danh tiếng – Tên tuổi tạo nên tin tức. Tên tuổi càng lớn chừng nào thì bài báo càng quan trọng chừng đó. Những người dân thường luôn bị kích thích tò mò bởi việc làm của những người giàu có và nổi tiếng. Gần gũi – Thông thường, người ta thích thú và quan tâm đến những gì diễn ra gần nơi họ ở. Khi họ đọc hay nghe một tin trong nước hay tin thế giới, họ thường muốn biết nó có liên can gì đến cộng đồng của chính họ. Cấp thời – Tin đòi hỏi phải mới. Nếu tin thích đáng và hữu ích, nó hẳn phải đúng lúc.Ví dụ như khi viết về vấn đề Họp Quốc hội lần thứ XI diễn ra bầu BCH mới đ ồng ch í Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng Bí Thư thì cả báo in và truyền hình phải đưa những bài báo kịp thời cho công chúng Việt Nam và thế giới có cơ hội được theo dõi nắm bắt ngay thông tin. Những yếu tố trên gợi ra hai điều quan trọng về tin. Thứ nhất, không phải mọi tin tức đều nghiêm túc, đều là chuyện sống chết. Nghề báo được miêu tả như “cuộc đối thoại của văn hóa với chính nó”. Cuộc đối thoại đó gắn kết thành nền văn hóa từ những chuyện kể về tội ác, chính trị cho tới các sự kiện trên thế giới, tất nhiên rồi; nhưng nó cũng bao gồm những câu chuyện của đời sống hằng ngày. Nó bao gồm cả những chuyện khôi hài và chuyện tầm phào.Tất cả những điều đó đều có thể là tin tức thời sự. Thứ hai, tin tức thời sự không chỉ là việc góp nhặt lại sự kiện. Thuật lại một tin thường cũng có nghĩa là kể lại một câu chuyện. Tính tường thuật, tính nhân văn, kịch tính của câu chuyện là nghệ thuật của báo chí. Để tập hợp những sự kiện trong bài viết, phóng sự truyền hình của mình, nhà báo sử dụng nhiều kỹ thuật giống như những kỹ thuật mà nhà xã hội học, nhà khoa học chính trị và nhà sử học sử dụng. Để viết bài báo, phóng sự truyền hình cho ai cũng hiểu được sự kiện trong đó, nhà báo thường sử dụng kỹ thuật để xử lý thông tin. Báo in và truyền hình đều là cơ quan ngôn luận của Nhà nước nhằm mục đích là tuyên truyền đến người dân, tuyên truyền để giáo dục nâng cao nhận thức tư tưởng, Sinh viên thực hiện : Hoàng Anh Tuấn - Lớp ĐHCNTTK3A 2
  3. Thảo luận môn Truyền Thông Đại Chúng hiểu biết của công chúng về chủ trương, chính sách, pháp luật, thông tin phản hồi từ cuộc sống, từ bước đi, nhịp thở, tâm tư, nguyện vọng và những vấn đề bức xúcủtong xã hội, nhằm vào việc định hướng dư luận xã hội, định hướng thái độ, nhận thức và hành vi cho công chúng. Đều mang chức năng truyền tải thông tin đến với công chúng.Trước hết, truyền hình cũng như báo in đều phải cập nhật thông tin nhanh chóng, kịp thời, đúng lúc nhất. đảm báo tính cập nhật, tính thời sự của thông tin, tính nóng bỏng của tin tức sự kiện. Đều nhằm mục đích phản ánh đời sống con người, phê phán những cái tiêu cực trong xã hội, giúp người xem, người đọc có một cái nhìn khách quan và có chiều sâu, cung cấp thông tin cần thiết cho con người một cách đầy đủ nhất. Báo in cũng như truyền hình đều hoạt động dưới sự quản lý của nhà nước, pháp luật và dưới sự tác động của dư luận xã hội. Thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay, cuộc cạnh tranh trong việc đưa tin của các loại hình báo in ngày càng trở nên gay go quyết liệt hơn.Trên thực tế, cơ quan báo in cũng như truyền hình nào đưa tin nhanh nhất về một sự kiện mới nhất, thu hút được sự quan tâm của công chúng, thì cơ quan báo in đó giành được thắng lợi trong cuộc cạnh tranh độc giả, thị phần và bán báo chạy.Truyền hình cũng tương tự, sự thành công và phát triển của truyền hình phụ thuộc vào số lượng người quan tâm và số tiền họ thu vào từ việc công chúng bỏ ra để mua và hợp tác với các kênh truyền hình. Điểm khác nhau: Thông tin trên truyền hình: Truyền hình mang tính cập nhật cao hơn, phản ánh những vấn đề thời sự nóng bỏng về chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, đời sống con người và xã hội…có tính khách quan và gần với sự thật hơn vì nó cung cấp thông tin cho người xem bằng hình ảnh chân thực, con người thực, việc thực …Tác động trực tiếp đến đời sống con người, có tính mô phỏng cao hơn và thường những đánh giá, thái độ của người nhận về những thông tin đó thường là mạnh hơn so với thông tin trên báo in. Có thể truyền tải đầy đủ và phong phú các nội dung liên quan đến các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như hình ảnh, âm thanh, màu sắc, không gian... mà báo in không thể có được.Do đó, những thông tin trên truyền hình chứa nội dung thông tin phong phú hơn thông tin trên báo in. Truyền hình thì các phóng viên tác nghiệp theo ekip chương trình chứ không phải một cá nhân như báo in nên có tính khách quan và trung thực hơn. Truyền hình có những lợi thế đặc biệt nổi trội hơn hẳn trong việc đưa tin nhanh chóng và kịp thời.Thí dụ như tin tức chính trị trong nước và quốc tế, kinh tế, Văn hoá xã hội,… Thông tin trên truyền hình ngay lập tức nó có thể đưa đến cho công chúng những hình ảnh mới nhất ngay tức thời như truyền hình trực tiếp thông tin nóng nhất vừa quay từ hiện trường về và phát ngay lên sóng truyền hình nếu như đó là thông tin được toàn thể công chúng quan tâm được truyền hình trực tiếp như: Đại hội Đảng Bộ Nghệ An của Đài truyền Hình Nghệ An, cầu truyền hình Trực ti ếp thông tin lũ lụt ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình do Đài truyền hình Quốc Gia Việt Nam thực hiện kết hợp với Đài truyền hình địa phương thực hiện,...Những hình ảnh chưa qua dàn dựng cắt gọt sẽ đưa đến cho công chúng những thông tin trung thực, sống động mà không loại hình báo chí nào theo kịp. Nếu báo in sử dụng từ ngữ và hình ảnh tĩnh là phương tiện chính để truyền tải thông tin, đài phát thanh truyền tải âm thanh mang Sinh viên thực hiện : Hoàng Anh Tuấn - Lớp ĐHCNTTK3A 3
  4. Thảo luận môn Truyền Thông Đại Chúng thông tin thì lĩnh vực truyền hình có khả năng truyền tải thông tin bằng cả âm thanh và hình ảnh động trung thực ngay tại hiện trường.Yếu tố tác động chủ yếu nổi bật đến công chúng là nghe nhìn. Do vậy truyền hình tác động đến công chúng thông qua ngôn ngữ ở cấp độ xem. Điều này có thể nói lên độ trung thực rất cao của thông tin trên truyền hình.Lấy ví dụ rất đơn giản đưa tin về một vụ tai nạn của xe khách Bắc Nam đi qua vùng lũ ở Hà Tĩnh trong đợt bão lụt vừa qua, những lời miêu tả của phóng viên cùng ảnh tĩnh trên báo in không thể bằng giọng đọc của phát thanh viên trên đài phát thanh sẽ không sống động bằng hình ảnh trực tiếp quay video thấy các phương tiện trục cứu, các cơ quan có thẩm quyền, các chú B ộ đ ội đang cố gắng tìm kiếm nạn nhân mắc kẹt trong xe khách bị chìm trong nước lũ cuồn cuộn và tiếng la hét bi thương đau đớn của người nhà nạn nhân ngay tại hiện trường trên màn ảnh nhỏ.Tuy vậy thông tin trên truyền hình không thể xem lại (nếu có thì phụ thuộc vào lịch phát lại của Đài truyền hình) và không cho công chúng có thời gian suy nghĩ như báo in để họ hiểu sâu thông tin trên những hình ảnh trên truyền hình phải đặc biệt gây ấn tượng sâu sắc cho công chúng.Ngoài ra, báo in còn giúp cho công chúng có thể truyền tay nhau tờ báo để đọc truyền hình thì không làm được thế. Thông tin trên truyền hình có tác động rất lớn đến nhận thức của người xem, từ đó quyết định đến hành vi của họ.Truyền hình luôn bám sát đời sống thực tiễn. Thông tin trên báo in: Báo in thì các phóng viên tác nghiệp cá nhân chương trình chứ không phải do ekip tập thể như truyền hình nên không có tính khách quan và trung thực bằng truyền hình. Cùng với những tiêu chí rõ ràng đó, báo in còn tìm kiếm những yếu tố đặc trưng hơn tiềm tàng, sâu sắc hơn trong mỗi câu chuyện. Báo in tính cập nhật kém hơn và tính khách quan cũng kém hơn so với thông thông tin trên truyền hình.Bởi vì một bài báo chứa các thông tin là do một cá nhân Nhà báo nhất định viết ra nên sẽ chịu ảnh hưởng bởi thái độ, định kiến và quan điểm của người viết và trong trường hợp vì một lý do nào đó người viết sẵn sàng “ bóp méo sự thật ” để tư lợi cá nhân.Tuy nhiên về mặt thông tin cụ thể thì báo in có lợi thế hơn truyền tải cũng nhiều hơn nhiều so với truyền hình. Thí dụ : Các Nhà báo tư lợi riêng viết sai bóp méo sự thật về Tập Đoàn kinh tế Vinasin tập đoàn kinh tế chủ yếu hoạt động đóng tàu thuỷ lớn nhất Việt nam, các bài báo viết đưa ra dư luận làm ăn thu lợi nhuận rất lớn, tập đoàn thịnh vượng nhưng có biết đâu đằng sau đó biết bao nhiêu là bê bối của lãnh đạo tập đoàn trốn thuế, nợ tiền lương công nhân, dẫn đến phá sản nhưng trên báo chí thì khác với sự thật.Sau khi sự việc vỡ lỡ thì có sự can thiệp của Chính phủ mà trực tiếp là phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng được chính phủ giao nhiệm vụ trực tiếp tái cơ cấu lại tập đoàn đến nay tập đoàn đang dần hồi sinh để mang ngành đóng tàu Việt Nam phát triển nhất khu vực và sánh tầm với thế giới. Các thông tin trên báo in được phóng viên thu thập ở hiện trường về cho dù có “ nóng hổi” đến đâu đi chăng nữa thì có thể sẽ vẫn phải dành cho số báo ngày hôm sau chứ không thể phát hành ngay được, phải qua khâu biên tập, in ấn rồi mới phát hành. Chúng ta nhận thấy thông tin trên truyền hình với thông tin trên báo in thì thông tin trên báo in mang hàm lượng thông tin nhiều hơn nhưng thông tin trên truyền hình lại khách quan và trung thực hơn. Sinh viên thực hiện : Hoàng Anh Tuấn - Lớp ĐHCNTTK3A 4
  5. Thảo luận môn Truyền Thông Đại Chúng Trước sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, với hình thức đa dạng, sinh động và luôn vận động phát triển. Thông tin trên truyền hình và thông tin trên báo in ngày càng đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin, giao tiếp, giải trí và nhận thức của con người trong đời sống xã hội. Ngày nay, truyền thông đại chúng là một phương tiện hữu hiệu để truyền tải thông tin trong đó thông tin trên truyền hình và thông tin trên báo in là những hình thức.Đây cũng là những hình thức để tiếp cận được với thông tin một cách dễ dàng và tiện dụng nhất đối mọi đối tượng ti ếp nh ận thông tin đặc biệt là với sinh viên chúng ta trong việc trau dồi rèn luyện và học tập để ngày mai lập nghiệp cống hiến chút công sức phục vụ cho bản th ân, gia đình và tổ quốc.Mở rộng thêm chút n ữa, ngày nay chỉ mới thời gian ngắn thôi ngành công nghệ thông tin phát triển như vũ bão thì đặc biệt phát triển thêm báo điện tử nó gần như có thể tích hợp được báo in chữ viết và hình ảnh, đài phát thanh thì âm thanh mang thông tin, truyền hình là các đoạn video tin tức thời sự trên các Web báo điện tử mang hàm lượng thông tin cực kỳ lớn và nhanh chóng.Dù cho như thế nào đi chăng nữa thì với lịch sử ra đời sớm, rất lâu rồi cho tới hiện tại và tương lai thì báo in và truyền hình vẫn tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng không thể thay thế của mình. Sinh viên thực hiện : Hoàng Anh Tuấn - Lớp ĐHCNTTK3A 5
nguon tai.lieu . vn