Xem mẫu

  1. Thành viên của nhóm dự án Trung tâm của bất kỳ dự án nào chính là các thành viên. Tất nhiên, một nhà tài trợ tốt có thể chuẩn bị và đảm bảo các nguồn lực cho nhóm, cũng như có thể thúc đẩy hiệu suất hoạt động và giữ công việc tiến triển đúng hướng. Tuy nhiên các thành viên trong nhóm dự án vẫn là những người thực hiện hầu hết công việc. Do đó, việc lựa chọn đúng người có những kỹ năng phù hợp vào nhóm là điều vô cùng quan trọng. Việc chọn các thành viên phù hợp vào nhóm có thể là phần tốn nhiều công sức và thời gian nhất trong giai đoạn thiết kế nhóm. Nhóm có thể tiếp nhận thành viên theo một hoặc nhiều cách sau đây: • Phân công. Nhà tài trợ chọn nhân viên phù hợp và mời họ tham gia. • Tình nguyện. Những nhân viên quan tâm nhiều nhất đến công việc sẽ tình nguyện trở thành thành viên của nhóm. • Chỉ định. Những người quan tâm đến dự án sẽ chỉ định các cá nhân có kỹ năng phù hợp và là người mà họ tin tưởng.
  2. Không có phương pháp nào hoàn toàn tối ưu khi lựa chọn xem xét thành viên cho nhóm. Mỗi phương pháp đều có thể giúp nhóm chọn được các thành viên ưu tú, đồng thời cũng có khả năng nhóm sẽ tuyển chọn sai người, đặc biệt là khi bộ máy và chính sách của tổ chức còn nặng nề. Chúng ta cùng xem ví dụ sau: • Nhà tài trợ đã chọn được hầu hết các thành viên cho nhóm thiết kế website mới. Trong số đó có Hugh – cánh tay đắc lực của nhà tài trợ. Hugh không có trình độ về công nghệ thông tin, cũng không có kỹ năng gì đặc biệt để đóng góp cho nhóm. Mục đích duy nhất để anh ta tham gia vào nhóm là báo cáo lại cho nhà tài trợ vốn không tin tưởng một vài thành viên trong nhóm. Nhưng đối với nhóm, Hugh là một người thừa thãi, vô dụng. Các thành viên trong nhóm sớm phát hiện ra vai trò của anh ta và chắc chắn sẽ có những phản ứng tiêu cực. • Ann tình nguyện tham gia vào một nhóm được tổ chức để tái sắp xếp quy trình đáp ứng đơn hàng của công ty. Ann không quan tâm lắm đến mục tiêu của nhóm, nhưng cô xem việc gia nhập nhóm này là một cơ hội để cô đối mặt với Katherine – người liên quan đến dự án và là một nhà quản lý đang thăng tiến khá nhanh trong công ty. Ann còn lo rằng đối thủ chính của cô đã tham gia vào nhóm. Cô lập luận: “Nếu cô ta tham gia
  3. vào nhóm đó thì tốt nhất là mình cũng nên làm như vậy”. Rõ ràng là sự nhiệt tình của Ann không dành cho mục tiêu của nhóm, mà bắt nguồn từ những mục đích tư lợi của cô. Không nên đưa những cá nhân như Ann vào nhóm. • Harry tình nguyện tham gia nhóm vừa nêu trên. Anh quan tâm đến quy trình đáp ứng đơn hàng hiện tại và tin rằng vị trí của anh sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu nhóm có thể thay đổi triệt để quy trình đó. Mục đích của anh khi tham gia nhóm là tự bảo vệ bản thân. Sự tận tâm của Harry không dành cho mục tiêu chung của nhóm mà vì anh muốn giữ nguyên hiện trạng. Tuyệt đối không nên chọn những người như Harry vào nhóm vì công việc của nhóm sẽ bị cản trở và gặp khó khăn nhiều. • Ralph đã chỉ định Muriel – một trong những người sẽ báo cáo trực tiếp cho ông – vào nhóm thiết kế website. Ông tự nhủ: “Đây sẽ là kinh nghiệm học hỏi tốt cho cô ấy”. Tất nhiên sự tham gia của Muriel có thể sẽ có lợi cho sự phát triển nghề nghiệp của cô, nhưng liệu có thật tốt đối với nhóm không? Cô sẽ đóng góp những gì cho nhóm? Bạn từng gặp trường hợp tương tự như thế trong tổ chức của bạn chưa? Nếu có, bạn hãy đặc biệt chú ý. Trong từng ví dụ trên, mỗi cá nhân đều gia nhập nhóm với một lý do của riêng mình, song những lý do đó lại chẳng giúp ích gì cho nhóm
  4. trong việc đạt được mục tiêu đã đề ra. Không nên lựa chọn thành viên theo những cách như vậy. Tuy nhiên, trường hợp của Muriel vẫn có thể chấp nhận được, nếu cô là người chăm chỉ, cầu tiến và có khả năng học hỏi nhanh. Nhưng việc đạt được mục tiêu của nhóm phải được ưu tiên hơn việc phát triển các thành viên.
nguon tai.lieu . vn