Xem mẫu

BÀ RỊA – VŨNG TÀU Trần Huy Hùng Cường Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh duyên hải thuộc miền Đông Nam bộ, là một trong ba tỉnh của miền Nam tiếp giáp với phần đất của miền Trung tổ quốc là tỉnh Bình Thuận về phía đông. Phía nam và đông nam của tỉnh giáp biển Đông, với chiều dài bờ biển 100 km, trong đó có 72 km là bãi cát có thể khai thác làm bãi tắm. Phần đất liền giáp với Đồng Nai ở phía bắc và một huyện duyên hải của thành phố Hồ Chí Minh ở phía tây. Vùng đất này được xem là nơi đón nhận đoàn quân Nam tiến đầu tiên từ hai miền Trung và Bắc vào khai hoang, lập làng. Trước năm 1979, Vũng Tàu thuộc tỉnh Đồng Nai. Sau đó được gọi là Đặc Khu Vũng Tàu Côn Đảo. Từ ngày 08/10/1991, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được thành lập. Hiện nay, tổng diện tích của tỉnh có khoảng 1.979 km2. Địa hình gồm đồi, núi, đồng bằng nhỏ, các đồi cát và dải cát dọc theo bờ biển. Thềm lục địa của tỉnh tiếp giáp với quần đảo Trường Sa, nơi chứa đựng hai nguồn tài nguyên quan trọng của đất nước là dầu mỏ và hải sản. Dân số đạt khoảng 885.000 người, gồm có các dân tộc đang sinh sống như Kinh, Hoa và Khmer. Thành phố Vũng Tàu là trung tâm hành chính của tỉnh, được thành lập cách nay 110 năm với danh hiệu thành phố du lịch đầu tiên của cả nước, nơi có nhiều bãi tắm đẹp và nhiều thắng cảnh tham quan, các công trình kiến trúc lịch sử văn hóa bên cạnh núi Nhỏ và núi Lớn. Ngoài ra, Bà Rịa – Vũng Tàu còn có các khu du lịch nổi tiếng thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế từ nhiều năm nay như bãi biển Long Hải, suối nước Nóng Bình Châu, bãi biển Hồ Cốc và Côn Đảo…. Kinh tế Bà Rịa – Vũng Tàu rất phong phú. Bên cạnh việc khai thác du lịch, biển vẫn là tiềm năng vô tận để phát triển nghề đánh bắt hải sản của Bà Rịa – Vũng Tàu. Phước Tỉnh được xem là cảng cá lớn nhất của tỉnh, có thể cung cấp nguồn hải sản cho thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành khác thuộc miền Đông Nam bộ và miền Trung. Nghề sản xuất muối cũng là một nghề truyền thống lâu đời ở Bà Rịa. Là vùng đất đầu tiên tiếp nhận người Việt từ miền Trung và Bắc vào, là nơi tiếp giáp với mảnh đất miền Trung nên Bà Rịa – Vũng Tàu được xem là nơi 1 giao thoa, kết hợp hài hòa nền văn hóa của dân tộc cả ba miền Bắc – Trung – Nam. Các loại hình âm nhạc, các lễ hội truyền thống được người Việt mang theo trong quá trình tiến về phương Nam mở đất, hòa quyện vào nét văn hóa của người dân bản địa tạo nên một sắc thái văn hóa mới hình thành một nền văn hóa đầy bản sắc dân tộc. +Km 43: núi Thị Vải. Tương truyền có người cô gái con nhà họ Lê, giàu có nhưng lỡ thì. Sau khi cha mẹ mất, nàng mới lập gia đình. Sống với nhau trong thời gian ngắn thì chồng chết, nàng quyết định đi tu và lập một am nhỏ ở đỉnh núi này, nên ngừoi dân gọi là núi Thị Vãi hay núi Bà Vãi. +Km 54: núi Dinh +Km 57: ngã ba, quẹo phải, qua cầu Ba Nanh, tiếp tục đi vào khoảng năm km đến núi Nứa và khu di tích Nhà Lớn – đền ông Trần. NÚI NỨA Núi Nứa thuộc xã đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu. Quần thể núi Nứa nằm ở phía đông của đảo, dài hơn sáu km. Chiều ngang có nơi rộng nhất khoảng hai km. Quần thể núi Nứa chiếm gần 1/3 diện tích của đảo. Đây là đoạn cuối cùng của dãy núi Phước Hòa nhô ra biển. Nơi đây có những tảng đá lớn với nhiều hình dáng và nhiều cột đá chọc thẳng lên trời. Quần thể núi Nứa có ba đỉnh, cao nhất là đỉnh Bà Trao 183 mét, đỉnh Hố Rồng 120 mét và đỉnh Hố Vông ở phía nam cao trên 100 mét. Trên đỉnh Bà Trao có một cột đá cao năm mét, có tên là Hòn Một. Trong khu vực này còn có hai khối đá dài bắc ngang tựa như con tàu biển, nên được gọi là Hòn Tàu. Dưới chân quần thể núi Nứa có hồ Mang Cá chứa nước ngọt, có trồng nhiều sen, tỏa hương thơm ngát ở phía tây và đền ông Trần ở phía đông. DI TÍCH NHÀ LỚN – ĐỀN ÔNG TRẦN Di tích nhà Lớn – đền ông Trần là một khu di tích kiến trúc bề thế, tọa lạc tại thôn 5, thuộc xã đảo Long Sơn – thành phố Vũng Tàu. Ông Trần là người sáng lập ra một tín ngưỡng và thành lập khu dân cư ấp Bà Trao tại đảo Long Sơn từ năm 1898. Ông Trần tên thật là Lê Văn Mưu, là một tín đồ của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có nguồn gốc từ vùng Bảy Núi, An Giang. Nhưng người dân thích gọi theo kiểu miền Nam, ông Trần, vì ông hay ở trần khi lao động nặng nhọc. 2 Năm 1898, ông Trần cùng đoàn người trên năm chiếc thuyền lớn đã cập bến cù lao Núi Nứa, trên hành trình trốn chạy cuộc truy nã của giặc Pháp vì tội tham gia lực lượng khởi nghĩa. Đảo Long Sơn ngày ấy rất hoang vắng, xung quanh là rừng ngập mặn, ông đã ra sức phát quang tạo ruộng lập ấp, khai thác gỗ và đánh bắt hải sản để đoàn người được tồn tại và hình thành một cộng đồng dân cư trên đảo cho đến nay. Tín ngưỡng ở đền ông Trần kết hợp nhiều tôn giáo khác nhau như đạo Phật, Nho giáo, đạo thờ ông bà tổ tiên…. Tất cả các vị Phật, thánh thần của các tôn giáo đều được thờ cúng trong nhà Lớn và tại nhà dân theo tín ngưỡng của ông Trần. Giáo phái này không có kinh kệ, giáo lý, chuông mõ và cũng không có giáo luật bắt buộc ăn chay, kiêng kỵ. Tín đồ tuân theo lời dạy của ông Trần được truyền khẩu trong dân gian. Việc cúng bái cũng rất đơn giản, có thức ăn gì cũng cúng được, không bắt buộc hay phân biệt chay mặn. Nếu không thức ăn, có thể cúng cơm và muối. Nhưng thời kinh, cúng bái phải giữ nghiêm. Mỗi ngày cúng bốn thời: 5 giờ sáng, 7 giờ 30 phút sáng kỉnh cơm, 2 giờ chiều, 5 giờ chiều kỉnh nhang. Khu di tích kiến trúc nhà Lớn rộng hơn hai hecta do ông Trần tự thiết kế, gồm có các công trình như khu đền thờ, nhà Long Sơn hội, trường học, dãy phố chợ, nhà hát, lăng mộ ông Trần. Khu đền thờ được khởi công xây dựng từ năm 1910 và hoàn thành vào năm 1935. Toàn bộ công trình này gồm có cổng tam quan, hai nhà khách, lầu, vườn hoa, trụ phướn, lầu Cấm hai tầng tám mái, nhà Thánh có bàn thờ Khổng Tử, bàn thờ ông Trần…, lầu Trời, lầu Tiên, lầu Phật (chánh điện), nhà hậu thờ dòng họ trong thân tộc của ông Trần, lầu Dài, nhà kho, nhà máy đèn, hồ chứa nước mưa, nhà ghe sấm còn lưu giữ một trong năm chiếc ghe đầu tiên đoàn người theo ông Trần về Long Sơn lập nghiệp và nhà mát là trạm dành cho ghe thuyền bà con tránh mưa nắng…. Tất cả được làm bằng gỗ quý và được gìn giữ gần như nguyên vẹn. Khu di tích đền ông Trần còn lưu giữ nhiều cổ vật quí giá trong khu nhà Thánh như bộ bàn ghế bát tiên gồm tám ghế và một bàn hình chữ nhật. Bộ bàn ghế này đã trên 200 năm tuổi, có thông tin cho biết đây là bộ bàn ghế của vua Thành Thái. Bên cạnh đó, còn có nhiều cổ vật trang trí nội thất thờ tự như bao lam, hoanh phi, câu liễn sơn son thếp vàng…. Đặc biệt, bộ tủ thờ gồm 33 cái, được cẩn xà cừ, chạm khắc tinh xảo. Mỗi một tủ thờ là một bàn thờ Phật, thánh thần… của các tôn giáo khác. Tất cả cổ vật nơi đây thể hiện khả năng nghệ thuật điêu khắc, trang trí của các nghệ nhân từ nhiều nơi trên đất nước khoảng 100 năm nay. Việc quản lý di sản đền ông Trần đều do người dân và con cháu của ông điều hành hoàn toàn tự nguyện. Việc cúng kỉnh, quét dọn, bảo trì hằng ngày do một phiên gồm năm người đảm nhiệm trong ba ngày. Hiện nay, ở đền ông Trần có 68 phiên và sau sáu tháng mới đáo lại một lần. Đây là dịp mà những người trực phiên muốn chủ yếu là xuất gia tu tâm dưỡng tánh trong ba ngày ở đây. Việc cưới hỏi của người dân theo tín ngưỡng ông trần cũng rất đơn giản, không xem ngày tháng. Họ chỉ chọn hai ngày trong 3 thánh là mồng một hoặc ngày 16 để tổ chức đám cưới, và giờ hành lễ vào lúc tám giờ sáng. Hiện nay khu di tích nhà Lớn – đền ông Trần là một điểm tham quan thu hút rất nhiều du khách trong nước và quốc tế, cũng như những nhà nghiên cứu, khảo cổ. Tín đồ ở đền ông Trần rất hiếu khách và ngoan đạo. Họ giữ lễ nghi rất nghiêm khắc trong bộ trang phục nguyên nét xưa là bộ bà ba đen và tóc búi củ hành. Hằng năm, con cháu ông Trần và tín đồ tổ chức hai lễ hội lớn: lễ vía ông vào ngày 20/02 âm lịch và cúng trùng cửu vào ngày 09/9 âm lịch. Năm 1991, quần thể kiến trúc Nhà Lớn đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử văn hóa của quốc gia. +Km 65: thị xã Bà Rịa. BÀ RỊA Theo quyển “Monographie de Baria” của một tác giả người Pháp viết năm 1902, cho biết địa danh Bà Rịa xuất phát từ tên của người đàn bà là Nguyễn Thị Rịa. Người đã có công khai phá đất hoang, lập làng Phước Liêu vào năm 1789. Tuy nhiên, theo tài liệu Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, địa danh Bà Rịa là do đọc trại từ tên của một tiểu vương quốc là Bà Lỵ hay Bà Lợi. Tiểu vương quốc này tồn tại khoảng trước thế kỷ thứ bảy. Sau đó, họ bị quân Chân Lạp thôn tính. Vùng Bà Rịa xưa còn được gọi là vùng Mô Xoài hay Muỗi Xụy, là nơi tiếp nhận những người Việt đầu tiên từ miền Trung vào khai phá vùng đất Nam bộ. Truyền thuyết dân gian kể rằng: “Vào khoảng thế kỷ 18, có người đàn bà giàu có tên Nguyễn Thị Rịa, từ Phú Yên – Bình Định vào khai khẩn vùng đất này. Bà đã bỏ tiền thuê dân vào khai khẩn đất hoang, lập làng mạc, mở nhiều nông trại. Bà đối xử rất tốt với những người đi khẩn hoang, giúp đỡ những người mới đến định cư, lập nghiệp. Bà Rịa mất năm 1803. Do bà không có con, nên tài sản để lại cho người dân vùng Tam Phước. Người dân nhớ ơn, nên lập miếu thờ bà và lấy tên bà đặt cho vùng đất này – Bà Rịa”. Hiện nay, ngôi mộ của bà vẫn còn ở ngọn núi Tam Phước (còn gọi là núi Cố).] +km 69: ranh giới thị xã Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu. 4 THÀNH PHỐ VŨNG TÀU Thành phố Vũng Tàu được xem là trung tâm du lịch biển đầu tiên của cả nước, được thành lập ngày 01/5/1895. Sau năm năm, kể từ ngày thành phố này được thành lập, dân số tăng lên 14 lần và trở thành vùng đất hội tụ người từ nhiều nơi khác đến và là một trong những địa phương có nhiều người nước ngoài làm việc và đến nghỉ ngơi, chữa bệnh. Trước khi được thành lập, thành phố Vũng Tàu chỉ là phần đất của một tổng được gọi là làng Tam Thắng với ba làng Thắng Nhất do ông Phạm Văn Dinh chỉ huy, Thắng Nhì do ông Lê Văn Lộc chỉ huy và Thắng Tam do ông Ngô Văn Huyền. Kinh tế dựa vào những mảnh ruộng gầy, những cánh đồng khoai, bắp chỉ có thể có củ, có trái vào mùa mưa. Sau thời điểm được thành lập, bộ mặt thành phố Vũng Tàu có nhiều thay đổi. Ngoài dinh thự của Toàn Quyền Đông Dương Pháp là Bạch Dinh, còn có nhiều khách sạn, biệt thự, nhà nghỉ và khu du lịch… được xây dựng. Về ý nghĩa tên gọi Vũng Tàu, có ý kiến cho rằng vùng đất này có ba mặt giáp biển, rất thuận lợi cho tàu bè đậu tránh gió trước khi vào Gia Định, nên được gọi là Vũng Tàu. Khi người Bồ Đào Nha đến đây, thấy hình dáng mũi đất này giống mũi của thánh Jacques nên gọi là “Cap Saint Jacques”. Còn người Pháp gọi là AUCAP, người Việt đọc trại thành Ô Cấp. Hiện nay, Vũng Tàu là một trung tâm du lịch tuyệt đẹp, đầy quyến rũ được kết hợp hài hòa giữa quần thể thiên nhiên biển, núi cùng các kiến trúc đô thị và các công trình tôn giáo như chùa chiền, nhà thờ, am miếu…. Nhiều bãi tắm đẹp như bãi Dâu, bãi Dứa, bãi Nghinh Phong, bãi Trước và bãi Sau…, mỗi bãi có một vẻ đẹp riêng. Khí hậu Vũng Tàu không có mùa đông nên thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế quanh năm. +Từ ngã tư cuối đường 30/4 có bùng binh quẹo phải, theo đường Nguyễn An Ninh và đường Trần Phú đi đến Thích Ca Phật Đài khoảng 1,5 km. Hoặc từ bãi Dâu đi theo đường ven bờ biển đến Thích Ca Phật Đài khoảng 6 km. THÍCH CA PHẬT ĐÀI Thích Ca Phật Đài là một trong những ngôi chùa lớn nhất ở Vũng Tàu, cách trung tâm thành phố khoảng ba km. Ngôi chùa tọa lạc trên sườn núi lớn, trong khuôn viên có diện tích sáu ha, kết hợp giữa kiến trúc tôn giáo do bàn tay khéo léo của con người tạo nên các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật kiệt tác và phong cảnh thiên nhiên để Thích Ca Phật đài và không gian nơi đây thêm hoành tráng và uy nghiêm, trở thành thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn