Xem mẫu

  1. Thăm vườn thượng uyển xưa Trong hơn 140 năm trị vì, triều Nguyễn đã xây dựng ở kinh đô Huế rất nhiều vườn thượng uyển. Cho đến nay, một số vườn chỉ còn lại dấu tích, nhưng vẫn còn một nơi tồn tại nguyên vẹn dù đã có phần hoang phế. Đó là Hồ Tịnh Tâm, thuộc phường Thuận Thành, từ cửa Thượng Tứ đi thẳng vào, nay vẫn còn nguyên diện tích và hình hài kiến trúc. Hồ do ngăn sông Kim Long mà thành. Vua Thiệu Trị đã xếp Tịnh Tâm vào đệ tam cảnh đẹp kinh đô Huế. Tiếc là theo thời gian và không được bảo tồn tốt nên hiện nay hồ đang trong tình trạng phế tích. Trên hồ có hai hòn đảo có nhà kho chứa thuốc súng của triều đình. Năm 1839, vua Minh Mạng cho sửa sang, xây dựng thành vườn ngự uyển lớn và đẹp nhất Hoàng gia. 8.000 binh lính tham gia xây dựng công trình. Xây xong, vua đặt tên là Tịnh Tâm Hồ. Chu vi hồ rộng 1.450 m. Trên hồ có ba đảo. Hai đảo lớn phía nam gọi là Bồng Lai, bắc là Phương Trượng. Hồ Tịnh Tâm cũng đi vào sử sách nhờ câu chuyện về Trần Cao Vân và Thái Phiên đã lén tới liên lạc với Vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương chống Pháp.
  2. Hồ Tịnh Tâm ngày nay. Cây cầu gỗ đơn sơ dẫn ra Đảo Phương Trượng
  3. Cầu Hồng Cừ đẫn đến đảo Bồng Lai ở Hồ Tịnh Tâm. Cầu đ ược xây mới cùng với ngôi đền Bát Giác năm 1960. Bốn góc trên đảo Bồng lai được trang trí bằng những hòn giả sơn này, đây cũng là di tích còn sót lại nguyên vẹn nhất trên đảo.
  4. Đảo Bồng Lai ở phía nam hồ, chính giữa có điện Bồng Doanh. Điện có kiến trúc 3 gian 2 chái, lợp ngói Hoàng lưu li, điện xoay mặt về hướng nam, có lan can gạch bao quanh. Từ cuối thế kỷ XIX, do không được chăm sóc, các kiến trúc ở khu vực Hồ Tịnh Tâm bị hư hỏng dần. Năm 1960, trên nền điện Bồng Doanh cũ có dựng một ngôi đình Bát Giác nhỏ để kỷ niệm, nhưng trận bão năm 1985 đã làm sập hoàn toàn ngôi đền này.
  5. Những gốc cột đá nằm trơ gan cùng tuế nguyệt
  6. Theo các tài liệu tìm được thì nơi đây ngày xưa chỉ trồng sen trắng. Bây giờ, bèo lục bình và rau muống thả đầy hồ, chỉ còn chút hoa súng như một "ngậm ngùi" cho một nơi từng được xem là thắng cảnh. Hương Vũ Một số vườn thượng uyển được xây dựng tại Huế từ thời triều Nguyễn: -Vườn Thiệu Phương, xây dựng năm 1828 (Minh Mạng) ở trong Tử Cấm Thành. -Vườn Thư Quang, xây dựng vào năm 1836 (Minh Mạng) ở phía bắc Hoàng Thành (thuộc phường Thuận Thành bây giờ). -Vườn Ngự Viên, xây dựng năm 1821, ở góc đông bắc Tử Cấm Thành. Dấu vết hiện vẫn còn là Hồ Ngọc Dịch, Tiểu Ngự Hà và một số hòn giả sơn ở khu nhà lầu Ngự Tiền Văn phòng (thời Bảo Đại) .
  7. -Vào năm 1840, vua Nguyễn còn cho làm một vườn thượng uyển nổi tiếng ở gần khu ruộng vua cày khi làm lễ Tịch Điền (phường Tây Lộc bây giờ) gọi là vườn Thượng Mậu.
nguon tai.lieu . vn