Xem mẫu

  1. Thắc mắc xung quanh chứng viêm tai giữa ở bé - Nguy cơ bé bị viêm tai giữa là rất cao. Có khoảng 75% bé bị ít nhất một lần viêm tai giữa trong 3 năm đầu đời. Theo các chuyên gia y tế thì hầu như khoảng một nửa số bé sẽ bị viêm tai giữa lại, khoảng từ 3-4 lần cho tới khi bé được 4 tuổi. Các bà mẹ cần có kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị về căn bệnh này để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé yêu. Chúng tôi đã nhận được khá nhiều câu hỏi từ các bà mẹ về chứng viêm tai giữa với những băn khoăn chung:
  2. 1. Con tôi mới được 2 tuổi nhưng đã bị 4 lần viêm tai giữa. Tại sao bé lại hay bị như vậy? Có thể hình dung cấu tạo của tai bao gồm 3 phần: vành ngoài, tai giữa và bên trong. Khi ống tai nối tai giữa với phần sau của cổ họng và mũi bị kích thích, sưng tấy (thường do viêm nhiễm hoặc dị ứng), tai không có sự thông khí. Kết quả là dịch thường chảy ra ngoài tai trở thành dịch nhầy. Vi khuẩn trong dịch nhầy này có cơ hội hoạt động và biến thành mủ trắng. Bé thường bị viêm tai giữa vì ống tai chưa phát triển một cách hoàn thiện. Nó ngắn và ít góc nên quá trình làm khô dịch khó hơn. 2. Con tôi 3 tuổi đang bị viêm tai giữa nhưng bác sĩ bảo rằng, lớn lên con bé sẽ khỏi? Có thực sự là như vậy? Đúng là như vậy, lí do là: Khi hệ miễn dịch của bé hoàn thiện thì sức đề kháng của bé đối với vi khuẩn gây bệnh sẽ lớn hơn. Ống tai cũng trở nên dài hơn và nhiều góc hơn vì thế mà dịch mau khô hơn. Theo các chuyên gia y tế thì các bé thường bị viêm tai giữa vào khoảng 6-18 tháng tuổi. Chứng này sẽ biến mất khi bé vào học lớp 1. Bé thường bị viêm tai giữa trong 3 năm đầu đời
  3. 3. Bác sĩ cho con tôi uông thuốc kháng sinh để chữa viêm tai. Có đúng là chỉ dùng kháng sinh mới khỏi được chứng bệnh này không? Dùng kháng sinh là không cần thiết. Nghiên cứu chỉ ra rằng, có khoảng 80% bé bị chứng này sẽ tự khỏi mà không cần điều trị và khoảng 60% đỡ đau sau một ngày. Thực tế, các bác sĩ chỉ kê thuốc chữa viêm tai giữa cho bé dưới 6 tháng tuổi hoặc bé có vấn đề về hệ miễn dịch như rối loạn miễn dịch hoặc hở hàm ếch. Nó cũng chỉ được dùng cho bé bị viêm tai giữa kèm sốt cao hoặc đau đớn không chịu được. Nếu bé nhà bạn không thuộc các trường hợp trên thì bác sĩ sẽ đợi khoảng 2-3 ngày sau xem bệnh có đỡ không rồi mới tính đến trường hợp cho bé uống kháng sinh. 4. Nếu không cho bé sử dụng kháng sinh thì làm thế nào để bé cảm thấy thoải mái, không khó chịu nữa? Nếu bé hơn 6 tháng tuổi thì bạn có thể cho bé dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau. Nếu bé nhỏ hơn thì không nên dùng mà cần đưa bé tới bác sĩ nhi khoa để bác sĩ điều trị. Bạn cũng có thể đặt một miếng bông ấm lên tai hoặc đặt dưới vành tai một vật giữ nhiệt để giúp bé dễ chịu hơn. Cách này không nên dùng cho bé sơ sinh. Nên đặt bé nằm cao phần đầu, tai ít bị kích thích hơn và giảm đau hơn.
  4. Cần vệ sinh tai cho bé 5. Nếu không dùng kháng sinh thì nên dùng biện pháp điều trị gì? Amoxicillin hoặc Augmentin. Vì chúng an toàn, không đắt và có hiệu quả. Nên dùng 2 lần/ngày trong vòng 10 ngày. Nếu không khỏi thì dùng tiếp ceftriaxone. Nhưng chỉ dùng cho trường hợp bị nặng. 6. Con tôi bị 3 lần viêm tai giữa từ tháng 11 năm ngoái tới giờ. Làm thế nào để ngừa được chứng này? Bé bị 3-4 lần viêm tai trong vòng vài tháng như thế này có thể là bị viêm màng nhĩ. Như trên đã nói, tai bé chưa phát triển hoàn thiện, ống tai ngắn và không nhiều góc nên khó làm khô dịch nhầy. Ngoài ra, những bệnh liên quan tới tai, mũi, cổ họng cũng sẽ ảnh hưởng tới tai bé. Bạn nên ngừa những bệnh liên quan tới các bộ phận này và vệ sinh tai bé thường xuyên.
nguon tai.lieu . vn