Xem mẫu

  1. Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC PHỤC VỤ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ CỦA NGÀNH Y TẾ TỈNH BẮC KẠN NĂM 2007 – 2008, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẾN 2015”.
  2. Họ tên tác giả: TẠC VĂN NAM- Chủ nhiệm đề tài. Trình độ chuyên môn: Bác sỹ Chuyên khoa I - Chuyên ngành Y tế công cộng. Chức danh: Giám đốc. Cơ quan thực hiện đề tài: Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe tỉnh Bắc Kạn.
  3. 1.ĐẶT VẤN ĐỀ Từ khi hình thành tổ chức mạng lưới Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ ở tỉnh Bắc Kạn, thực trạng về tổ chức mạng lưới, Nhân lực, Kinh phí, Cơ sở vật chất, Trang thiết bị… liên quan tới hiệu quả của các hoạt động Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ đối với vấn đề Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân như thế nào? Các câu hỏi đó cần có câu trả lời. Vì những lý do trên nên Trung tâm TTGDSK tỉnh Bắc Kạn chọn vấn đề này để điều tra, khảo sát, nghiên cứu.
  4. Tên đề tài là: "Nghiên cứu thực trạng nguồn lực phục vụ công tác Truyền thông giáo dục sức khoẻ của ngành y tế tỉnh Bắc Kạn 2007 – 2008 và đề xuất một số giải pháp đến 2015". Kết quả của nghiên cứu này sẽ là cơ sở để xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động của Chương trình hành động Truyền thông Giáo dục sức sức khoẻ giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 08/CT- BYT ngày 1/9/2008 của Bộ Y tế về tăng cường công tác TTGDSK.
  5. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Đánh giá thực trạng nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu phục vụ hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ của ngành y tế tỉnh Bắc Kạn năm 2007- 2008. 2.2. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ cho tỉnh Bắc Kạn đến năm 2015.
  6. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu: 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu: - Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh. - Trung tâm Y tế huyện/thị (Các tổ TTGDSK) - Trạm Y tế xã. - Nhân viên tế thôn bản. 3.1.2. Vật liệu nghiên cứu: Sổ sách, văn bản, báo cáo, kế hoạch triển khai, tài liệu TTGDSK được lưu trữ tại các đơn vị nghiên cứu.
  7. 3.2. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả. Thiết kế : Cắt ngang. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên phân tầng. Như vậy : - Với 8 huyện/thị sẽ chọn chủ đích cả 8 TTYT huyện/thị. - Xã: Chọn theo mẫu ngẫu nhiên phân tầng: Chia mỗi huyện làm 03 tầng:
  8. + Tầng 1: xã thuộc trung tâm của huyện + Tầng 2: xã thuộc vùng rìa/vùng bớt khó khăn hơn so với vùng cao + Tầng 3 : xã thuộc vùng sâu/xa khó khăn của huyện. Sau đó bốc thăm mỗi tầng chọn 01 xã.
  9. -Nhân viên Y tế thôn bản: Cũng chọn theo mẫu ngẫu nhiên phân tầng : Chia xã được chọn để nghiên cứu đó làm 03 tầng + Tầng 1: Thôn thuộc trung tâm của xã + Tầng 2: thôn thuộc vùng rìa/vùng bớt khó khăn hơn so với vùng cao + Tầng 3 : thôn thuộc vùng sâu/xa khó khăn của xã. Mỗi tầng bốc thăm chọn 01 thôn.
  10. Tính cỡ mẫu: - Huyện: Chọn toàn bộ 08 Trung tâm Y tế huyện/thị trong tỉnh. - Xã: 08 x 03 = 24 xã. - Cỡ mẫu của NVYTTB trong 24 xã đã được chọn để nghiên cứu sẽ là: 24 x 3= 72 NVYTTB.
  11. Thu thập thông tin: từ công cụ nghiên cứu: Gồm 3 bộ phiếu đã được thiết kế và thử nghiệm. Bộ mã số A1: Dùng cho Trung tâm y tế các huyện, thị xã. Bộ mã số A2: Dùng cho Trạm y tế xã, phường. Bộ mã số A3: Dùng cho nhân viên y tế thôn bản. 3.3. Địa điểm nghiên cứu: tỉnh Bắc Kạn. 3.4. Thời gian nghiên cứu: Năm 2008-2009 3.5. Phương pháp xử lý số liệu: Thông tin thu thập được sẽ xử lý bằng phương pháp thống kê y học.
  12. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 4.1.Thực trạng nguồn lực phục vụ hoạt động Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ tại Trung tâm TTGDSK tỉnh Bắc Kạn. Cán bộ của Trung tâm TTGDSK tỉnh còn thiếu về số lượng cơ cấu cán bộ chưa phù hợp, cán bộ chuyên ngành y tế (Bác sỹ) còn quá ít 2/14 (14,2%). Số cán bộ của Trung tâm Truyền thông GDSK được đào tạo về giảng viên TTGDSK Chỉ chiếm (33,3%) cho thấy năng lực về giảng dạy TTGDSK còn hạn chế, lo gich với cơ cấu cán bộ.
  13. Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc (phòng làm việc, trang thiết bị chuyên môn tối thiểu còn thiếu rất nhiều, chưa có trụ sở làm việc...) chưa đáp ứng yêu cầu công việc. Kinh phí chi cho hoạt động TTGDSK còn quá thấp cả về kinh phí sự nghiệp và kinh phí tuyên truyền từ các Chương trình y tế chuyển đến phục vụ công tác TTGDSK; Chưa đảm bảo định mức kinh phí TTGDSK từ 1,5-2% trong tổng ngân sách của toàn ngành.
  14. 4.2. Thực trạng nguồn lực phục vụ hoạt động Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ tại TTYT huyện/thị. 100% Trung tâm Y tế huyện thị đã có quyết định thành lập tổ chức mạng lưới TTGDSK . Có 75% Trung tâm là có lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo (theo Quyết định số: 764/QĐ-SYT ngày 02/10/2002 của Sở Y tế Bắc Kạn về việc thành lập Tổ Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ ở các đơn vị trực thuộc ngành y tế), nhưng đội ngũ này vẫn là kiêm nhiệm.
  15.   34,8% Số cán bộ làm công tác TTGDSK các Trung tâm Y tế huyện/ thị có trình độ Bác sỹ. 39,9% Cán bộ trình độ Y sỹ và Điều dưỡng trung học. 25,3% là cán bộ khác.
  16. Tỷ lệ cán bộ đội y tế dự phòng được đào tạo về kỹ năng giảng dạy TTGDSK năm 2007-2008 chiếm tỷ lệ thấp và không đồng đều giữa các huyện. Ngân Sơn, Na Rì và Pác Nặm tỷ lệ này =0%. Tại TTYT Bạch Thông và TTYT Chợ Đồn thì tỷ lệ này cao hơn các huyện khác (66,6% và 28,5%) (Do huyện Bạch Thông đã được đầu tư đào tạo từ dự án UNICEF năm 2004-2006, huyện Chợ Đồn trước đây được đào tạo từ dự án Tổ chức thầy thuốc thế giới Pháp (MdM)).
  17. Các trang thiết bị tối thiểu phục vụ công tác TTGDSK trực tiếp hoặc lưu động tại 8 Trung tâm Y tế huyện thị đã được đầu tư song chưa đầy đủ và đồng đều. Những trang thiết bị này là để phục vụ chung chưa có đầu tư riêng cho hoạt động TTGDSK. Chỉ có 2/8 Trung tâm(25%) là trang bị được Projector phục vụ cho giảng dạy, tập huấn và truyền thông trực tiếp tại cộng đồng.
  18. Còn 2/8 Trung tâm Y tế huyện (25%)chưa thành lập được phòng tư vấn sức khỏe lồng ghép. 3/8 Trung tâm Y tế (37,5%) chưa có tủ kính trưng bày các loại tài liệu TTGDSK tại đơn vị. 4/8 Trung tâm (50%) là chưa được đầu tư mua sắm máy ảnh, các Trung tâm còn lại dù có máy ảnh nhưng đã cũ và lạc hậu.
  19. Kinh phí chi cho hoạt động TTGDSK tại 100% số huyện thị là từ nguồn kinh phí từ các Chương trình Y tế quốc gia có mục tiêu. Chỉ có 1 trong 8 Trung tâm Y tế (12,5%)là huy động được nguồn lực từ ngân sách địa phương cấp bổ sung cho hoạt động này. 87,5% số TT không có nguồn ngân sách huy động từ bên ngoài (Chí từ các CTYTQG). 4/8 Trung tâm Y tế huyện thị (50%) đánh giá trong 2 năm 2007-2008 là đủ nhu cầu tài liệu TTGDSK của 7/9 chương trình (CT) y tế quốc gia thực hiện năm 2007-2008,
  20. 50% chương trình y tế cho rằng là thiếu tài liệu TT (CT PC Sốt rét, Lao, Phong, SDD TE, TCMR, BVSK Tâm thần cộng đồng, VSATTP) Riêng Chương trình PC HIV/AIDS có 6/8 Trung tâm (75%) cho rằng là đủ cấp phát theo nhu cầu (Vì có thêm Tạp chí AIDS & cộng đồng; Bản tin Y Dược học Bắc Kạn chuyên đề PC HIV/AIDS được cấp tới tận NVYTTB). Ngược lại với Chương trình CSSKSS thì lại có 6/8 Trung tâm (75%) cho rằng thiếu Tài liệu TTGDSK.
nguon tai.lieu . vn