Xem mẫu

  1. Tập làm sếp trong tương lai Phấn đầu nghiệp vụ chuyên môn, có “bề dày thành tích trong công tác” chưa đủ, bạn còn phải có đầy đủ phẩm chất, phong cách của người sếp chân chính. Luôn là người đi tiên phong
  2. Không ngại khó, ngại khổ hoặc sợ thất bại, dè dặt không dám thử sức ở bất cứ công việc gì mà bạn được giao. Thậm chí có một việc mà chính sếp còn đang băn khoăn do dự chưa dám quyết định, nếu cảm thấy có thể làm thành công, bạn cần động viên và khích lệ sếp, đồng thời hãy nhận phần việc đó về mình và cố gắng hoàn thành tốt. Kể cả khi bạn bị thất bại, nhưng không sao. Vì đây là phẩm chất rất cần thiết của một người lãnh đạo sau này: dám nghĩ, dám làm. Làm việc gì cũng phải đặt lợi ích của cái chung lên trên Đương nhiên đi làm bạn cần phải có thu nhập, thu nhập càng cao thì càng tốt. Song muốn là người lãnh đạo trong tương lai thì ngay từ bây giờ bạn đừng
  3. bằng lòng với cách sống của một công chức: chỉ phấn đấu hoàn thành thật tốt công việc được giao, cố gắng để miễn sao hàng tháng bạn có mức lương cao nhất, còn sự phát triển của công ty, lợi ích của nhiều người khác bạn không cần quan tâm. Thậm chí có nhiều người còn sẵn sàng để cho công ty, cơ quan thiệt hại về kinh tế, mất bản quyền một sáng chế, lộ bí mật chuyện kinh doanh để thu lợi về cho cá nhân mình. Những người đó không bao giờ trở thành một người lãnh đạo tốt. Đánh giá một người chủ yếu phải dựa vào năng lực và phẩm chất của họ Những cá tính của ai đó không hợp với sở thích của bạn, một vài nét trong sinh hoạt đời thường của họ hơi khó coi, đời tư của họ không ổn thỏa… Đừng lấy những điều đó làm chính khi đánh giá về một con người. Mà cái chính là bạn nhận thấy rõ họ đã làm việc ra sao, năng lực của họ đến đâu và phẩm chất đạo đức của họ như thế nào. Đó mới là cái nhìn đúng mức của một người lãnh đạo. Trung thực và thẳng thắn trong mọi chuyện Bạn trót có những hành động sai dù là cố tình hay vô ý làm ảnh hưởng đến uy tín cơ quan, thiệt hại về vật chất cho công ty hoặc làm liên lụy đến ai đó, dù không ai biết về hành động đó của bạn thì cũng đừng ỉm đi. Việc này không phải ai cũng thực hiện được, nhưng với một người lãnh đạo thì rất cần thiết. Bạn cũng không thể lờ đi hoặc bao che cho một việc làm sai trái, ảnh hưởng đến mọi người của một ai đó, kể cả sếp.
  4. Lập trường trước sau như một “Quan tâm cũng ừ, quan tâm cũng gật”, “gió chiều nào che chiều ấy”, “ba phải”… không phải là phẩm chất của một người lãnh đạo. Có thể bạn chỉ là số ít, thậm chí chỉ có một mình trong một cách nghĩ, cách làm nào đó, trong một nhận xét, đánh giá về một việc nào đó song bạn đừng dao động, nao núng mà phải giữ vững lập trường. Cũng có thể bạn sẽ sai song bạn sẽ có một thành công: rèn luyện cho mình một tư chất: kiên định, dám làm, dám chịu. Hòa đồng, nhân ái, bao dung với tất cả mọi ng ười Không tách mình ra khỏi tập thể, sống chết, no đói có nhau nhưng không phải là a dua, kéo bè kéo cánh vì lợi ích riêng của một nhóm người. Bao dung, nhân ái với đồng nghiệp, kể cả khi người đó trót có cách nghĩ, trót có những hành xử không tốt, không đúng với bạn. Điều này chẳng dễ chút nào khi bạn cũng chỉ là một người bằng xương bằng thịt. Song khi mới chỉ là một công chức, một nhân viên mà bạn không thể bỏ qua cho một ai đó vì họ có điều gì không phải với bạn thì khi là sếp làm sao để bạn không có thái độ và hành vi trả miếng, trù dập nhân viên dưới quyền? Thật chẳng dễ chút nào và có quá nhiều thử thách phải nỗ lực vượt qua nếu bạn muốn trở thành sếp trong tương lai. (Theo Thế giới Phụ nữ)
nguon tai.lieu . vn