Xem mẫu

  1. Tập Cho Bé Thói Quen Ăn Đúng, Ăn Đủ Bài toán ăn uống của con luôn làm cha mẹ phải đau đầu, đặc biệt khi con bạn lười ăn. Tuy nhiên, bạn có thể tập cho bé thói quen ăn đúng, ăn đủ bằng một vài chỉ dẫn dưới đây.
  2. Đầu tiên, hãy kiểm tra lại tủ bếp nhà bạn. Nếu tủ bếp đầy những bánh quy, soda, khoai tây chip,… điều đó chứng tỏ bé nhà bạn chưa được cung cấp những thức ăn thực sự khỏe mạnh. Nhà bạn luôn có sẵn khoai tây hay kẹo ngọt luôn mỗi khi bé đòi thì có nghĩa là trẻ đã không được dạy ăn uống một cách hợp lý vì những đồ ăn đó không thay thế được các thực phẩm thiết yếu khác. Hãy sắp xếp lại tủ đựng thức ăn bằng cách giảm bớt những bánh kẹo và thêm vào một số loại hoa quả như chuối, nho khô và một vài loại quả khác. Tập cho bé thói quen ăn uống lành mạnh Nhiều cha mẹ nghĩ rằng cứ bắt con ăn cho bằng hết đồ ăn mỗi bữa thì sẽ đảm bảo được sức khỏe và dinh dưỡng. Trẻ có thói quen ăn uống không lành mạnh khi còn nhỏ sẽ có xu hướng tiếp tục các thói quen không tốt đó khi trưởng thành. Hãy bắt đầu dạy trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh để phòng tránh các vấn đề về sức khỏe như béo phì, loãng xương hay tiểu đường.
  3. Nếu bé ở tuổi đang biết bò tỏ ra khảnh ăn, sẽ là việc khó khăn để cho bé tập ăn rau quả. Hãy cho bé làm quen bằng cách thay đổi thật nhiều loại rau. Để dạy bé ăn rau quả thì chính bạn cũng phải ăn nhiều. Có thể trộn rau vào những thức ăn khác mà bé thích. Hầu hết trẻ không có đủ canxi và sắt ở độ tuổi của chúng. Thức uống soda và các loại nước uống có đường được sử dụng quá nhiều thay cho sữa, đồ ăn nhanh mà hầu hết trẻ đều ưa thích khiến cho bệnh béo phì gia tăng. Trong chế độ ăn của con, luôn nhớ rằng vitamin A và C, canxi, sắt luôn luôn cần thiết. Đừng cố ép trẻ ăn nếu như bạn cảm thấy chúng đã no rồi, đừng bắt chúng phải ngồi im ở ghế để vét sạch đồ ăn. Sơ đồ hình tháp về dinh dưỡng cho trẻ là một phương pháp rất tốt để cung cấp đầy đủ lượng rau, quả cũng như các chất dinh dưỡng thiết yếu khác và biết được trẻ nên ăn những gì mỗi ngày. Gợi ý cho nhu cầu dinh dưỡng của trẻ như sau: - Ăn nhiều đồ ăn khác nhau - Cân bằng lượng thức ăn tiêu thụ với các hoạt động thể chất - Tăng cường ăn các loại thực phẩm ngũ cốc, rau quả - Lựa chọn thức ăn ít chất béo, chất béo bão hòa và cholesterol - Điều hòa lượng đường và muối
  4. - Chọn thực phẩm có nhiều canxi và chất sắt cho nhu cầu phát triển của trẻ - Hạn chế tối đa thức ăn nhanh, có caffein và nước uống đóng hộp.
nguon tai.lieu . vn