Xem mẫu

Chu Thành Huy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 161- 166 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC DI SẢN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM Chu Thành Huy1*, Trần Đức Thanh2 1Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên; 2Trường Đại học KHXHNV, ĐHQG Hà Nội TÓM TẮT Trên cơ sở phân tích đặc điểm kinh tế, chính trị - xã hội của Việt Nam hiện nay, nhóm tác giả đã đề xuất cách tiếp cận cộng đồng trong phát triển du lịch cộng đồng tại các di sản vật thể thế giới tại Việt Nam. Đó là việc nhấn mạnh vai trò của chính quyền địa phương như một hợp phần cơ hữu của cộng đồng. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã đề xuất xây dựng hai mô hình du lịch dựa vào cộng đồng ứng với hai nhóm di sản của thế giới tại Việt Nam (di sản tự nhiên và di sản văn hoá vật thể). Trong các mô hình này, sự vận hành của hệ thống có động lực từ mối quan hệ về chỉ đạo, giám sát, hợp tác, cạnh tranh và chia sẻ lợi ích. Từ khoá: Du lịch cộng đồng, Du lịch, Cộng đồng, Di sản, Mô hình du lịch ĐẶT VẤN ĐỀ* Du lịch dựa vào cộng đồng hay du lịch cộng đồng là cách thức phát triển du lịch mà ở đó người dân địa phương được tham gia trực tiếp vào việc xây dựng, quản lý, điều hành các hoạt động du lịch, trực tiếp tham gia cung cấp các sản phẩm du lịch và được nhận thu nhập từ những hoạt động đó.Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển loại hình du lịch này dựa trên nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đặc biệt là các di sản đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại (tháng 2/2013), Việt Nam đã có 2 di sản thiên nhiên (vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng), 5 di sản văn hoá vật thể (Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ) và nhiều di sản văn hoá phi vật thể đã được cộng nhận là di sản văn hoá thế giới. Việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng đang trở thành xu hướng phát triển tất yếu trong lĩnh vực du lịch tại những khu vực di sản, đặc biệt là các di sản thế giới. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam,đã có nhiều dự án phát triển du lịch cộng đồng được triển khai. Những dự án này đã và đang mang lại những thành công nhất định, nhưng không * Tel: 0945.374.116; Email: chuthanhhuy.dhkh@gmail.com ít trong số đó lại là những thất bại, đặc biệt đối với các dự án do các tổ chức nước ngoài tài trợ và chuyển giao trực tiếp cho cộng đồng quản lý. Trong số rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự không thành công của các dự án phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam. Có nguyên nhân từ sự áp dụng một cách máy móc các mô hình du lịch cộng đồng của nước ngoài vào thực tiễn Việt Nam. Trong khuôn khổ bài báo này, nhóm tác giả muốn chia sẻ một số quan điểm về du lịch cộng đồng và du lịch cộng đồng đặc trưng Việt Nam hiện nay trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương và chính quyền địa phương trong các mô hình du lịch cộng đồng của nước ngoài và khả năng thay đổi nó để phù hợp với đặc trưng của nước ta, nhằm mục tiêu xây dựng một mô hình du lịch cộng đồng phù hợp hơn với đặc điểm Việt Nam. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Lý thuyết cộng đồng và du lịch dựa vào cộng đồng Cộng đồng là một khái niệm xã hội học bao gồm nhiều tuyến nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các nhà khoa học đều thống nhất hiểu khái niệm cộng đồng trên hai phương diện. Thứ nhất, cộng đồng là cộng đồng tính, được hiểu là quan hệ xã hội có những đặc trưng như: tình cảm cộng đồng, tinh thần cộng 161 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chu Thành Huy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 161- 166 đồng, ý thức cộng đồng... Thứ hai, cộng đồng là cộng đồng thể, được hiểu là những nhóm người, những nhóm xã hội có tính cộng đồng với rất nhiều quy mô khác nhau [1]. Theo quan điểm Mác-xít, cộng đồng là mối liên hệ qua lại giữa các cá nhân, được quyết định bởi sự cộng đồng các lợi ích của các thành viên có sự giống nhau về các điều kiện tồn tại và hoạt động của những con người hợp thành cộng đồng đó, bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của họ, sự gần gũi giữa họ về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị và chuẩn mực, nền sản xuất, sự tương đồng về điều kiện sống cũng như các quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và phương tiện hoạt động [1]. Xuất phát từ các nghiên cứu về lý thuyết cộng đồng, cùng với những nỗ lực nhằm phát triển cộng đồng, nâng cao đời sống của cộng đồng, các lý thuyết về du lịch cộng đồng hay du lịch dựa vào cộng đồng đã được nghiên cứu, đề xuất và ứng dụng. Theo đó, du lịch cộng đồng được hiểu là loại hình du lịch, trong đó cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào việc cung cấp sản phẩm du lịch và được hưởng lợi từ các hoạt động du lịch diễn ra trên địa bàn sinh sống của họ.Cũng theo các nghiên cứu này, hầu hết các mô hình du lịch dựa vào cộng đồng đều gồm 3 hợp phần [3,4]: Cộng đồng địa phương, các doanh nghiệp du lịch và chính quyền địa phương. Mỗi hợp phần có vị trí và vai trò khác nhau trong tổ chức các hoạt động du lịch.Trong khuôn khổ bài báo này, nhóm tác giả muốn trao đổi rõ hơn về nội hàm của khái niệm cộng đồng địa phương và mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương và chính quyền địa phương trong các mô hình du lịch cộng đồng đã có. Theo các mô hình du lịch cộng đồng của nước ngoài, cộng đồng địa phương là những người dân sinh sống trong khu vực diễn ra hoạt động du lịch, còn chính quyền địa phương được hiểu là những người dân địa phương làm việc trong các cơ quan hành chính nhà 162 nước có liên quan đến hoạt động du lịch. Mặc dù họ là người địa phương nhưng lại bị loại bỏ ra khỏi hợp phần “cộng đồng địa phương”. Thực tế tại các nước phát triển, trình độ hiểu biết chung của đại bộ phận người dân là rất tốt, do vậy khi được trao quyền quản lý, vận hành các dự án phát triển du lịch, người dân sẽ làm tốt. Chính quyền địa phương tại các nước này chỉ làm nhiệm vụ quản lý chung, định hướng và giám sát các hoạt động theo các quy định. Tuy nhiên, đặc trưng của xã hội Việt Nam có sự khác biệt khá lớn với các nước phương Tây. Xã hội Việt Nam, đặc biệt tại các vùng nông thôn, từ xưa đến nay vẫn chịu sự chi phối rất lớn của chính quyền địa phương, và xem đó là một phần của cộng đồng địa phương. Mặt khác, trình độ chung của hầu hết các cộng đồng tại Việt Nam còn thấp, khả năng quản lý, điều hành, kinh doanh du lịch sẽ gặp khó khăn. Vì vậy để duy trì và phát triển du lịch cộng đồng cần thiết phải có sự tham gia của chính quyền địa phương như một hợp phần hữu cơ của mô hình này. Chính vì lý do đó, nếu tách chính quyền địa phương ra khỏi nhóm được hưởng lợi ích trực tiếp từ phát triển du lịch dựa vào cộng đồng sẽ rất khó duy trì sự phát triển của các mô hình du lịch này. Tiếp cận cộng đồng trong phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Việt Nam Để phù hợp với đặc trưng xã hội Việt Nam hiện nay, cộng đồng địa phương nên được hiểu rộng hơn, nó phải bao gồm tất cả những cư dân sinh sống tại khu vực diễn ra các hoạt động du lịch: các hộ gia đình làm du lịch, lực lượng lao động địa phương phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho các hoạt động du lịch, các doanh nghiệp du lịch địa phương và đặc biệt là những người địa phương làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước - chính quyền địa phương. Đây là những người có quyền lực chính trị, thực hiện chức trách quản lý hành chính sẽ đảm nhận trọng trách chủ yếu trong việc tổ chức các hoạt động du lịch. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chu Thành Huy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 161- 166 CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG CÁC HỘ GIA ĐÌNH LÀM DU LỊCH LAO ĐỘNG ĐỊA PHƯƠNG DOANH NGHIỆP DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Hình 1. Mô hình cộng đồng địa phương tham gia phát triển du lịch Thực tế chỉ ra rằng nếu công việc tổ chức, quản lý các dự án du lịch được giao cho những người không có quyền lực, sẽ vấp phải những khó khăn rất lớn trong việc triển khai và duy trì các hoạt động. Bởi lẽ, du lịch là một hoạt động liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng khác nhau. Nhưng nếu có sự tham gia của chính quyền địa phương như một thành phần cơ hữu của hệ thống sẽ đảm sự phát triển bền vững các dự án này. Đây không phải là phát hiện mới, mà thực tế các mô hình du lịch dựa vào cộng đồng có sự tham gia quản lý trực tiếp của chính quyền địa phương đã được triển khai ở Việt Nam khá nhiều. Một trong những mô hình tiêu biểu là mô hình quản lý du lịch tại khu du lịch chùa Hương (Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội). Mặc dù còn một số tồn tại, nhưng mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại chùa Hương đang mang lại những thay đổi tích cực trong đời sống cộng đồng địa phương. Đối với các di sản thế giới ở Việt Nam, việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng đang được xem như một giải pháp hữu hiệu để cân bằng giữa lợi ích phát triển kinh tế với công tác bảo tồn di sản. Với 2 khu di sản thiên nhiên, 5 khu di sản văn hoá vật thể, đây sẽ là nguồn tài nguyên du lịch quý báu của đất nước. Tuy nhiên, việc lựa chọn một mô hình phát triển du lịch cộng đồng phù hợp đang là vấn đề quan trọng nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Hiện nay, tại các khu di sản thế giới ở Việt Nam, đã có những dự án phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, hiệu quả của chúng là rất khác nhau. Trong khuôn khổ bài báo này, nhóm tác giả không đi sâu phân tích ưu, nhược điểm của các mô hình du lịch đã có mà chỉ muốn đề xuất một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng trên cơ sở các phân tích đã có ở trên nhằm mục tiêu phát triển bền vững các di sản thế giới ở Việt Nam. Đề xuất mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các khu vực di sản thế giới ở Việt Nam Trên quan điểm chính quyền địa phương là một bộ phận của cộng đồng địa phương, dựa vào đặc điểm chính của hai nhóm di sản thiên nhiên và văn hoá, nhóm tác giả đề xuất hai mô hình tổ chức quản lý du lịch dựa vào cộng đồng ứng với hai loại di sản. Mô hình tổ chức du lịch dựa vào cộng đồng tại các di sản văn hoá thế giới (Mô hình A) Các khu di sản văn hoá thường tồn tại trên phạm vị không gian nhỏ, chúng chỉ nằm gọn trong một xã, phường nào đó. Do vậy công tác quản lý, khai thác có nhiều thuận lợi hơn so với các khu di sản thiên nhiên. Trong mô hình A (Hình 2), Ban quản lý du lịch sẽ là đầu não của hệ thống, nhân sự của ban này gồm những người thuộc cơ quan chính quyền địa phương, ban quản lý di sản và có sự tham gia của cộng đồng dân cư. Ban quản lý du lịch sẽ thực hiện quyền điều phối tất cả các hoạt động du lịch diễn ra trong khu vực di sản. Mối quan hệ giữa các hợp phần được xác định như sau: Giữa Ban quản lý di sản và Uỷ ban nhân dân xã là quan hệ phối hợp quản lý, có tỷ lệ phân chia lợi ích phù hợp; Giữa ban quản lý với các hộ gia đình làm du lịch, các doanh nghiệp du lịch là quan hệ hợp tác kinh doanh. Ban quản lý du lịch sẽ thiết kế, xây dựng, quản lý các sản phẩm du lịch, và thông qua các hộ gia đình, các doanh nghiệp địa phương, lực lượng lao động địa phương bán sản phẩm du lịch cho du khách, đồng thời thực hiện quyền giám sát, quản lý việc kinh doanh của hợp phần này theo quy định; Giữa các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp, và lao động địa phương có mối liên hệ hợp tác và cạnh tranh theo quy định. Mặt trận tổ quốc địa phương là đơn vị giám sát hoạt động của Ban quản lý du lịch, được nhận thù lao từ Ban quản lý du lịch. 163 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chu Thành Huy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 161- 166 UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN MẶT TRẬN TỔ QUỐC, BAN QUẢN LÝ DI SẢN UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ VÀ CÁC ĐOÀN THỂ BAN QUẢN LÝ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG HỘ GIA ĐÌNH LÀM DU LỊCH DOANH NGHIỆP DU LỊCH LAO ĐỘNG ĐỊA PHƯƠNG SẢN PHẨM DU LỊCH KHÁCH DU LỊCH Hình 2. Mô hình du lịch cộng đồng tại các di sản văn hoá Mối quan hệ công việc Về quan hệ phân phối thu nhập, trong mô hình này tác giả không đề cập đến các khoản đóng thuế theo quy định và chỉ đề cập đến việc phân chia thu nhập từ hoạt động kinh doanh du lịch. Ban quản lý du lịch sẽ có các nguồn thu: trực tiếp từ du khách thông qua việc bán vé tham quan; phí quản lý từ các hộ gia đình, doanh nghiệp, lao động du lịch. Các hộ gia đình, doanh nghiệp, lao động địa phương sẽ có thu nhập từ hoạt động cung cấp trực tiếp dịch vụ cho du khách hoặc từ chính các hợp phần còn lại thông qua hoạt động hợp tác kinh doanh. Ban quản lý du lịch phân phối lợi nhuận đến các hợp phần liên quan: Uỷ ban nhân dân xã, Ban quản lý di sản và Mặt trận tổ quốc địa phương. Mô hình tổ chức du lịch dựa vào cộng đồng tại các di sản thiên nhiên thế giới tại Việt Nam (Mô hình B – hình 3) Khác với các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên thường có diện tích lớn, trải rộng trên nhiều đơn vị hành chính. Mặt khác không 164 Dòng phân chia lợi ích gian của di sản cũng chính là không gian diễn ra các hoạt động kinh tế của cộng đồng, trong khi không phải tất cả cộng đồng đều tham gia phát triển du lịch. Do vậy, muốn quản lý và khai thác có hiệu quả đòi hỏi sự chỉ đạo thống nhất từ cấp tỉnh và sự phối hợp nhịp nhàng của các địa phương cấp dưới, đồng thời phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường trong khu vực di sản đến toàn bộ người dân.Đối với việc phát triển du lịch cộng đồng tại các di sản thiên cũng có sự khác biệt rất lớn. Nếu như cộng đồng dân cư tại các di sản văn hoá là khá đồng nhất thì cộng đồng gắn với di sản thiên nhiên thường rất đa dạng, phân tán, trình độ phát triển khác nhau. Hơn nữa, với diện tích rộng, số lượng tài nguyên du lịch phong phú việc phát huy nội lực của địa phương để khai thác toàn diện các loại tài nguyên là rất khó, do vậy tại các di sản thiên nhiên cần tính đến sự có mặt của các doanh nghiệp du lịch bên ngoài. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chu Thành Huy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 161- 166 BAN QUẢN LÝ DI SẢN UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BAN QUẢN LÝ DU LỊCH ĐOÀN THANH NIÊN UBND HUYỆN UBND CÁC XÃ HỘ GIA ĐÌNH LÀM DU LỊCH DOANH NGHIỆP ĐỊA PHƯƠNG LAO ĐỘNG ĐỊA PHƯƠNG CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG DOANH NGHIỆP DU LỊCH NGOÀI ĐỊA PHƯƠNG KHÁCH DU LỊCH SẢN PHẨM DU LỊCH Hình 3. Mô hình du lịch cộng đồng tại các di sản thiên nhiên thế giới Mối quan hệ công việc Đối với mô hình B, nhìn chung về cơ chế hợp tác kinh doanh cũng giống với mô hình A, nhưng có một số điểm khác cơ bản: Ban quản lý du lịch chịu sự giám sát của uỷ ban nhân dân cấp huyện; thành phần nhân sự tham gia Ban quản lý du lịch có sự góp mặt của nhiều xã, phường, cộng đồng địa phương, và chịu sự quản lý trức tiếp của Ban quản lý di sản. Đoàn thanh niên địa phương được cơ cấu thành tổ tuyên truyền bảo vệ tài nguyên môi trường và nhận thù lao từ Ban quản lý du lịch theo quy định. Doanh nghiệp du lịch bên ngoài đến đầu tư, kinh doanh buộc phải sử dụng một lượng lao động địa phương phù hợp. Các hợp phần còn lại có cơ chế vận hành và phân phối thu nhập giống với mô hình A. Dòng phân chia lợi ích KẾT LUẬN Du lịch là một hoạt động tất yếu tại các di sản thế giới. Việc phát triển du lịch du lịch cộng đồng sẽ đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu phát triển kinh tế và bảo tồn di sản, tuy nhiên sự thành công của các dự án phát triển du lịch cộng đồng phụ thuộc khá nhiều vào việc lựa chọn các mô hình phát triển. Trên cơ sở phân tích yếu tố cộng đồng trong điều kiện, chính trị - xã hội Việt Nam hiện nay, tác giả đã đề xuất xây dựng hai mô hình phát triển du lịch cộng đồng cho hai nhóm di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam. Các mô hình tồn tại, vận hành thông qua các mối quan hệ chỉ đạo, giám sát, hợp tác, cạnh tranh và việc phân chia lợi nhuận. Trong đó đề cao vai trò của chính quyền địa phương như hợp thành phần cơ hữu của cộng đồng có quyền hưởng lợi từ hoạt động kinh doanh du lịch. 165 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn