Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
_____________________________

TẬP BÀI GIẢNG

PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI
VÀ KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH
1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG





Giáo trình có thể dùng tham khảo cho ngành: Luật
Có thể dùng cho các trường: đại học

Biên soạn: Ths. Diệp Thành Nguyên
Các từ khóa: hành chính, tố tụng, xét xử, vụ án, án hành chính, tiền tố tụng,

Cần Thơ, tháng 4 năm 2016

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát môn học
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do pháp
luật quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính,
hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành
chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc
hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Còn khiếu kiện hành chính: Theo nghĩa hẹp khiếu kiện hành chính được hiểu là việc cá
nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị
quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm. Với nghĩa này thì khái niệm khiếu kiện hành
chính đồng nhất với khái niệm khởi kiện hành chính. Theo nghĩa rộng khiếu kiện hành chính là việc
cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại đến cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi
kiện tại Tòa án yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị quyết định hành chính,
hành vi hành chính xâm phạm.
Trong quyển sách này, chúng ta sẽ tìm hiểu những quy định của pháp luật hiện hành về
khiếu nại hành chính và về khiếu hiện hành chính.
2. Mục tiêu môn học
Môn học hướng tới mục tiêu trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất và thiết
thực nhất về pháp luật khiếu nại, pháp luật khiếu hiện hành chính hiện hành.
Qua nghiên cứu môn học này, sinh viên sẽ nắm vững trình tự thủ tục khiếu nại, trình tự thủ
tục giải quyết khiếu nại, thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Bên cạnh đó, sinh viên cũng nắm vững
quy định pháp luật hiện hành về đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính, thẩm
quyền của Tòa hành chính trong giải quyết các vụ án hành chính, các nguyên tắc của Luật tố tụng
hành chính v.v. . .
3. Yêu cầu môn học
Đây là môn học chuyên ngành, do đó yêu cầu sinh viên trước khi học môn này phải học
xong và nắm vững kiến thức của các học phần về Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Luật
Hiến pháp.
4. Cấu trúc môn học
Môn học gồm có 21 bài, cụ thể:


Bài 1: Khái quát chung về khiếu nại, khiếu kiện hành chính



Bài 2: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính



Bài 3: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức



Bài 4: Những nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hành chính



Bài 5: Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết vụ án hành chính



Bài 6: Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng



Bài 7: Người tham gia tố tụng



Bài 8: Các biện pháp khẩn cấp tạm thời



Bài 9: Chứng minh và chứng cứ
2



Bài 10: Khởi kiện, thụ lý vụ án



Bài 11: Án phí, lệ phí



Bài 12: Thủ tục đối thoại và chuẩn bị xét xử



Bài 13: Phiên tòa sơ thẩm



Bài 14: Thủ tục giải quyết khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách
cử tri bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân và danh sách cử tri trưng cầu ý dân



Bài 15: Thủ tục phúc thẩm



Bài 16: Giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn tại Tòa án



Bài 17: Thủ tục giám đốc thẩm, thủ tục tái thẩm



Bài 18: Thủ tục giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài



Bài 19: Thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính



Bài 20: Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao



Bài 21: Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật.

3

BÀI 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH,
KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH
I- NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG LUẬT KHIẾU NẠI NĂM 2011
1. Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này
quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành
vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành
chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc
hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.
3. Rút khiếu nại là việc người khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chấm dứt
khiếu nại của mình.
4. Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân.
5. Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan
hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền có quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại.
6. Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
7. Người có quyền, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà không phải là người khiếu
nại, người bị khiếu nại nhưng việc giải quyết khiếu nại có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ.
8. Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động
quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
9. Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong
cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của
pháp luật.
10. Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng
một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy
định của pháp luật về cán bộ, công chức.
11. Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại.
II- NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH NĂM 2015
1. Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao
thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức
đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần
đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
2. Quyết định hành chính bị kiện là quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà quyết định đó làm
phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc
có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân.
3. Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính
nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
4. Hành vi hành chính bị kiện là hành vi quy định tại khoản 3 Điều này mà hành vi đó làm ảnh
hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4

5. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ
chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý của mình.
6. Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức là những
quyết định, hành vi chỉ đạo, điều hành việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác; quản
lý, tổ chức cán bộ, kinh phí, tài sản được giao; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ,
chính sách, pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các đơn vị thuộc
thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức.
7. Đương sự bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
8. Người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành
chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về
quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu
cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân (sau đây gọi chung là danh sách cử
tri).
9. Người bị kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết
định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh,
danh sách cử tri bị khởi kiện.
10. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức, cá nhân tuy không khởi kiện, không
bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ
tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và được Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Tòa án) chấp nhận
hoặc được Tòa án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
11. Cơ quan, tổ chức bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế,
đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác được thành lập
và hoạt động theo quy định của pháp luật.
12. Vụ án phức tạp là vụ án có liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều người; có tài liệu, chứng cứ
mâu thuẫn với nhau cần có thời gian kiểm tra, xác minh, đánh giá hoặc tham khảo ý kiến của các cơ
quan chuyên môn; có đương sự là người nước ngoài đang ở nước ngoài hoặc người Việt Nam đang
cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài.
13. Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có
quyền, nghĩa vụ không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không
thể thực hiện được quyền hoặc nghĩa vụ của mình.
14. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và
không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
III- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI Ở NƯỚC TA

Mặc dù Nhà nước sơ khai mới ra đời còn trăm công nghìn việc và phải lo chống thù trong
giặc ngoài, nhưng do thấm nhuần quan điểm về quyền con người, quyền dân chủ, quyền hạnh phúc
của người dân, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã quan tâm sâu sắc đến vấn đề xem xét và
giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Ngày 23 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký
Sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt.
Sắc lệnh số 138b-SL ngày 18/12/1949 cũng vậy, cùng với nhiệm vụ: “Xem xét thi hành chủ
trương của Chính phủ” là nhiệm vụ: “thanh tra sự khiếu nại của nhân dân”.
Những qui định nói trên nói lên sự quan tâm của Hồ Chủ tịch và Chính phủ đối với việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Ngoài ra, Nhà nước ta còn ban hành nhiều văn bản nhằm tạo ra cơ chế đảm bảo quyền khiếu
nại, tố cáo của công dân và tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết tốt các khiếu nại, tố cáo của công
5

nguon tai.lieu . vn