Xem mẫu

  1. Tự tạo một phương pháp giao tiếp hiệu quả hơn Cần tuyển nhân viên có khả năng giao tiếp! Đây có lẽ là một yêu cầu không thể thiếu của bất kỳ công ty nào khi tuyển dụng nhân sự và dường như tần suất sử dụng yêu cầu này nhiều đến mức trở nên sáo rỗng. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ, chúng ta thấy rằng yêu cầu đó thực sự thiết yếu trong môi trường kinh doanh hiện nay. Do đó, giao tiếp và các kỹ năng làm việc nhóm vẫn luôn duy trì vị trí đầu bảng trong danh mục các vấn đề cần lưu tâm của nhà tuyển dụng. Để giúp các bạn có thể củng cố và phát triển kỹ năng này một cách hiệu quả, VietnamLearning xin giới thiệu một số quan điểm của Richard Anderson, CEO của Delta Airlines về kỹ năng này: 1. Cần có các kiến thức cơ bản Kiến thức của một con người có thể được tiết lộ rõ ràng thông qua lời nói hoặc từ ngữ trên giấy. Khả năng giao tiếp không mạch lạc sẽ khiến người nghe hoài nghi về những điều mà họ cần biết ở người trình bày. 2. Suy nghĩ một cách rõ ràng về điều sẽ nói Anderson không phải là một fan nhiệt thành của chương trình PowerPoint. Bởi ông cho rằng cách diễn đạt từ ngữ theo kiểu gạch đầu dòng sẽ không thể truyền tài được toàn bộ suy nghĩ của người nói. Theo Anderson, vấn đề không nằm ở chương trình Powerpoint mà nằm ở những người dùng bởi ông cho rằng có quá nhiều nhà quản lý sử dụng tệp thuyết trình như một bộ khung để suy nghĩ thay vì bổ sung hay mở rộng ý cho nó. 3. Chuẩn bị kỹ càng cho các cuộc họp Theo ông Anderson, tài liệu dành cho các cuộc họp cần được soạn thảo một cách rõ ràng, súc tích và nên được phân phát trước. Một yếu tố không thể quan trọng không thể nhắc đến đó chính là sự bắt đầu đúng giờ. Có rất nhiều buổi họp đi lạc đề trước khi nó được bắt đầu vì các nhà quản lý và nhân viên không dành thời gian để suy nghĩ về điều họ sẽ nói. 4. Tham gia vào thảo luận Ông Anderson khuyến khích sự tranh luận bởi khi đó mọi người mới có thể bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề đang được trình bày trong cuộc họp. Tuy nhiên, để thực hiện điều này không dễ bởi trong các cuộc họp chịu sức ép về thời gian hoặc có mức độ quan trọng cao, thường các nhà quản lý không muốn dành thời gian để lắng nghe các ý kiến đóng góp hoặc các quan điểm phản biện từ phía các đại biểu tham dự cuộc họp. Chính vì vậy, cách tiếp cận này thường dẫn tới kiểu “suy nghĩ nhóm” vì không ai muốn đưa ra ý kiến của riêng mình.
  2. 5. Lắng nghe người khác nói Thảo luận sẽ là vô nghĩa nếu không ai nghe ai nói cả. Anderson không thích nhìn những nhà quản lý kiểm tra điện thoại trong cuộc họp. Làm như vậy là thiếu tập trung và cũng na ná với việc đọc một bài báo trong suốt cuộc họp. Chúng ta thường dành nhiều thời gian cho các kỹ năng nói và viết mà quên mất kỹ năng nghe. Vì vậy, rất nhiều nhà quả lý đã kết thúc cuộc họp mà không thu được thông tin gì và vì vậy cũng không kịp chuẩn bị để đối phó với những vấn đề đang tranh luận có thể trở thành những vấn đề tron thực tế. Dành thời để lắng nghe có thể đi tắt đón đầu được những thảm họa này. Hy vọng sau khi tham khảo các quan điểm nói trên, các bạn có thể xây dựng được cho mình một kỹ năng giao tiếp hiệu quả.
nguon tai.lieu . vn