Xem mẫu

  1. Tầm quan trọng của nghiên cứu đối với giảng viên đại học Nghiên cứu có tầm quan trọng đối với giảng viên đại học trên ba bình diện. Thứ nhất, là nâng cao chất lượng giảng dạy. Một giảng viên tiến hành ít hoặc không nghiên cứu sẽ bị tụt hậu với cùng với các bài giảng cũ được họ dùng từ năm này sang năm khác. Kết quả của nghiên cứu là đưa ra những cái mới. Các kết quả nghiên cứu của giáo viên hoặc những người khác trong cùng lĩnh vực tạo ra những cơ sở để cập nhật nội dung của bài giảng và thực hành. Thứ hai, việc tham gia nghiên cứu đảm bảo rằng giáo viên có khả năng hướng dẫn việc nghiên cứu của sinh viên có hiệu quả hơn. Hàng năm chúng ta được mời tham gia hướng dẫn các sinh viên đại học hoặc sau đại học để hoàn thành một phần trình độ hoặc để nhận bằng tốt nghiệp. Những thay đổi trong phương pháp nghiên cứu, đối tượng, nội dung, các thủ tục phân tích và tài liệu tham khảo hiện hành chỉ có thể được biết bởi những giảng viên nào có khả năng cập nhật hàng ngày nhờ nghiên cứu. Vì thế, công việc của chúng ta và của sinh viên mà ta đang hướng dẫn sẽ rất thuận lợi nếu như chúng ta tham gia tích cực vào nghiên cứu. Điểm thứ ba nhấn mạnh vào tầm quan trọng của nghiên cứu đối với giảng viên đại học là việc cần phải làm với mục đích thăng tiến. Như đã nói ở trên, chúng ta được mong đợi đối với “công bố công trình hay để mai một kiến thức”. Việc đề bạt lên một vị trí cao hơn trong nhà trường đại học dựa vào sự đóng góp kiến thức thông qua nghiên cứu và các công trình công bố. Chẳng có “bài báo” thì cũng chẳng có thăng tiến; không nghiên cứu thì cũng không có “bài báo”. Để bước đi cao hơn và xa hơn, chúng ta phải dấn bước vào nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của chúng ta phải được sử dụng và phổ biến qua các bài báo, trong các tạp chí, và các tài liệu học thuật khác. . Hãy suy nghĩ về cuộc đời bạn, một giảng viên của trường đại
  2. học. Nghiên cứu đã đóng vai trò như thế nào trong (a) việc dạy học; và (b) thăng tiến của bạn? 2. Hãy mô tả những cách mà nhờ đó việc dạy học và việc thăng tiến của bạn đã được cải thiện nếu như bạn có cơ hội lớn để tiến hành nghiên cứu. 3. Hãy nói những cách mà nhờ đó các hoạt động nghiên cứu đã ảnh hưởng đến công việc giảng dạy của bạn. Các đặc trưng của một nghiên cứu viên giỏi Sau đây là một số đặc trưng của một nghiên cứu viên giỏi: Khả năng xác định các vấn đề. Nghiên cứu là liên quan đến việc giải quyết vấn đề. Vì thế, khả năng xác định, khẳng định và định ra những ranh giới cho các vấn đề là một phẩm chất quan trọng của nghiên cứu viên. Các vấn đề liên quan đến môi trường trực tiếp của nghiên cứu viên có tầm quan trọng đặc biệt. Ví dụ, một nhà nghiên cứu giáo dục sẽ được khen ngợi khi tìm ra các giải pháp xử lý các vấn đề giáo dục trong cộng đồng địa phương hoặc trong cả nưóc. Tương tự, các nhà khoa học nông nghiệp nhắm vào các vấn đề mà người nông dân đang phải đối mặt trong một vùng hoặc trong cả nước. Khả năng thiết kế phương pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học Nhận dạng vấn đề là một mặt, phương pháp luận để giải quyết vấn đề lại là mặt khác. Người nghiên cứu cần có khả năng triển khai một thiết kế có hiệu quả và khoa học để giải quyết vấn đề. Tài tháo vát trong việc thực hiện kế hoạch nghiên cứu Không có một thiết kế hoặc một kế hoạch nghiên cứu nào mà lại dễ dàng thực hiện. Trong quá trình thực hiện, một số những sự kiện không nhìn thấy trước có thể xảy ra và đòi hỏi có những thay đổi hoặc sửa đổi cả kế hoạch ban đầu. Người nghiên cứu giỏi cần tháo vát trong việc tiến hành các sửa đổi và thay đổi. Thiết bị cần được cải tiến hoặc được điều chỉnh. Người nghiên cứu giỏi là người có khả năng đáp ứng nhanh chóng những thay đổi đó. Tính khách quan
  3. Nghiên cứu là theo đuổi một sự thật được phát hiện do kết quả của một việc điều tra khách quan. Trong các thủ tục, thu thập và phân tích các dữ liệu của mình, người nghiên cứu phải thực hiện một cách khách quan, không theo ý muốn chủ quan, thiên lệch trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch nghiên cứu. Tính trung thực Tính trung thực phải thể hiện ở việc báo cáo những quan sát của mình đúng sự thực tối đa. Các điều chỉnh số liệu và “gia công chế biến” số liệu nhằm làm phù hợp với những quan điểm lý thuyết đã biết trước là đặc trưng của nhà nghiên cứu “rởm” (crooked). Tính kiên trì Nghiên cứu viên cần phải không ngừng nghiên cứu cho dù có bị chậm trễ và có thể thất bại. Khi có khó khăn xuất hiện, đừng bao giờ từ bỏ nhiệm vụ cho đến khi có đủ các bằng chứng giúp cho việc ra quyết định. Sẵn sàng hợp tác với người khác Nỗ lực cá nhân trong thực hiện nghiên cứu là tốt. Sự cố gắng liên kết và hợp tác lại càng tốt hơn, xét cho cùng, “hai cái đầu tốt hơn một cái đầu”. Thuộc tính tốt dành cho nghiên cứu viên nào có khả năng làm việc như là một thành viên trong nhóm. Họ cần có khả năng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn để gánh vác một phần của dự án nghiên cứu và để bổ sung kiến thức và kỹ năng cho các thành viên khác trong nhóm. Một điều hiển nhiên là những dự án của nhóm hợp tác nghiên cứu được đánh giá tốt hơn các dự án tiến hành cá nhân. Khả năng hướng dẫn người khác Một nghiên cứu viên cần có khả năng hướng dẫn có hiệu quả công việc nghiên cứu của sinh viên và các đồng nghiệp trẻ. Kỹ năng viết các đề xuất xin trợ cấp có sức thuyết phục Đa số các dự án nghiên cứu chất lượng cao được nhà trường hoặc các cơ quan bên ngoài trường tài trợ. Các cơ quan tài trợ nhận được một số đề nghị cần hỗ trợ vốn mà trong đó chỉ có số ít đề nghị được chấp
  4. thuận. Sự cạnh tranh sinh ra đòi hỏi nghiên cứu viên có khả năng viết các đề nghị có tính khả thi cao để nhận được các trợ cấp.
nguon tai.lieu . vn