Xem mẫu

  1. Tâm lý trẻ trước và sau khi sinh Trong thời kỳ mang thai, bà mẹ tránh lo âu, thất vọng. Như thế, bé ra đời mới khoẻ mạnh, không bị rối loạn tâm lý. Trước khi ra đời, bé và mẹ là một khối thống nhất. Bé cùng ăn, cùng ngủ, cùng có những cảm xúc thay đổi giống mẹ. Nếu trong thời kỳ mang thai, người mẹ thường buồn bã, lo âu, đứa bé sinh ra có thể gặp những vấn đề tâm lý như quá hiếu động, thụ động hoặc nặng hơn có thể dẫn đến tự kỷ rất cao. Trong bụng mẹ Bé có khả năng gì? Khả năng nghe: Từ 6 tháng, trong bụng mẹ, bé đã có thể nghe được tiếng nói, nhịp tim của mẹ cũngnhư âm thanh bên ngoài. Những thực ngiệm của các nhà tâm lý Pháp cho thấy, ngay từ khi mới ra đời, đứa bé đã cử động đáp ứng với tiếng gọi của mẹ. Với giọng người khác, bé nằm yên. Tại Nhật Bản có cuộc thử nghiệm với những trẻ sống gần sân bay. Sau khi ra đời, bé vẫn ngủ yên khi có tiếng ồn của máy bay trong khi những trẻ khác giật mình thức dậy.
  2. Đối với trẻ sinh non, hiện nay, người ta thường áp dụng phương pháp kang-gu-ru, ấp bé trước ngực. Cách này tốt hơn lồng ấp, giảm tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng. Về mặt tâm lý, bé được tiếp xúc trực tiếp với da thịt mẹ, nghe những âm thanh quen thuộc từ lúc trong bụng mẹ như: nhịp tim, âm sắc, giọng nói của mẹ... Khả năng nhìn: Thị giác là cơ quan xuất hiện rất sớm. Khi kích thích ánh sáng, bé nhắm mắt lại. Vị giác: Khi mẹ ăn thức ăn ngọt nhiều, khả năng nuốt của bé tăng lên. Với chất mặn thì ngược lại. Xúc giác: Bé có khả năng xác nhận đau đớn khi bị kích thích. Sau khi ra đời - Gia đình có vai trò gì? Sau khi ra đời, những giác quan này càng phát triển. Cùng với hệ thần kinh, bé có thêm cơ quan khứu giác. Vì thế, khi gặp mùi không thích, bé quay mặt đi. Cách cho con bú: Tốt nhất, nên cho bé bú sữa mẹ. Khi cho bú, người mẹ phải thoái mái về tâm lý, chỉ nghĩ về con. Tư thế phải
  3. thoải mái, không ép bé bú. Nếu bé ọc, ngưng cho bú ngay, ôm bé vào lòng vỗ về, vuốt ve. Trao đổi bằng mắt: Trong khi chăm sóc, nhìn thẳng vào mắt bé. Trao đổi qua giọng nói: Thường xuyên nói chuyện với bé, giọng chậm, âm điệu dịu dàng. Bé sẽ dùng tiếng khóc của mình để trả lời mẹ. Mẹ cố gắng hiểu được những yêu cầu của bé. Tuy nhiên, người mẹ cần lưu ý: bé khóc do nhiều nguyên nhân (do đói bụng, giận hờn, ấm ứ, giả vờ, bệnh...) Thời gian gần gũi sau sinh: Lúc ở trong bụng mẹ, bé được mẹ làm hộ tất cả: từ ăn, uống, ủ ấm, giữ an toàn. Khi ra đời, bé bị tách khỏi mẹ. Về mặt sinh học, đây là cú sốc tâm lý đầu tiên của bé. Vì thế, thời gian gần gũi của mẹ với bé sơ sinh rất quan trọng, ít nhất là 4-6 tháng đầu đời. Nếu mẹ quá bận, nên thu xếp vắng mặt trong thời gian bé ngủ hoặc cố gắng ở
  4. bên con sau giờ làm việc. Vai trò của bố và gia đình: Sự có mặt thường xuyên, động viên, an ủi của bố sẽ giúp cho mẹ yên tâm, ổn định về tâm lý. Trong giai đoạn sơ sinh, người bố có ảnh hưởng gián tiếp đến bé thông qua người mẹ. Chúng ta đều biết rằng, bé là một cá nhân độc lập. Để giúp bé phát triển tâm lý tốt, bố mẹ phải được trang bị những kiến thức cơ bản về tâm lý, tránh những phiền nhiễu khóng đáng có đối với đứa con thân yêu của mình.
nguon tai.lieu . vn