Xem mẫu

  1. Tâm lý trẻ 2-6 tháng
  2. Cuộc sống của trẻ hài nhi vẫn phụ thuộc vào người lớn. Các nhu cầu sống cho trẻ như dinh dưỡng, an to àn, giao tiếp… đều cần được người lớn đáp ứng kịp thời. V ề mặt tâm lý, quá trình chuyển từ giai đoạn sơ sinh sang hài nhi gắn liền với sự phát triển cơ quan thị giác và thính giác. Giai đoạn này cũng gắn với sự xuất hiện nhu cầu mới-nhu cầu tiếp nhận những ấn tượng từ thế giới bên ngoài (khuôn mặt, sắc thái, xúc cảm ...). Đây là cơ sở xuất hiện nhu cầu nhận thức, hoạt động. Dấu hiệu của nhu cầu này là nụ cười khi trẻ thích thú. Những vận động ban đầu (sờ, nắm) và các khả năng vận động mới như lẫy, ngồi, bò giúp trẻ khám phá thế giới, trải nghiệm các cảm giác và xúc cảm. Cụ thể ở từng tháng tuổi như sau: 2 tháng tuổi Ngoài nhu cầu được ủ ấm và ăn no, ở bé xuất hiện một nhu cầu mới-nhu cầu giao tiếp. Trẻ bắt đầu"giao tiếp" với người khác bằng cách gừ gừ… Trẻ đã biết hóng chuyện, thấy ai cười nói với mình thì toe miệng cười lại, bắt đầu phát ra những tiếng "i... a, a gừ". Trên dưới 2 tháng tuổi, đôi mắt của trẻ tinh anh hơn. Trẻ bắt đầu "phát hiện" ra sự tồn tại của bàn tay mình và rất "thích" giơ tay lên để ngắm nghía. Khi nằm ngửa, chân tay trẻ quẫy đạp liên hồi, đầy hứng khởi. 3 tháng tuổi
  3. N ếu như trong những tháng đầu tiên, trẻ khám phá môi trường xung quanh bằng thị giác, thính giác và vị giác thi sang đến tháng thứ 3, trẻ bắt đầu dùng đôi tay để sờ mó, khám phá đồ vật hay giơ tay ra để lấy đồ chơi. Khi biết lẫy, thế giới quan mới đ ược mở ra và kích thích rất mạnh, khiến bé luôn luôn muốn lật mình. Bạn sẽ thấy con lẫy liên tục, nếu không được người lớn giúp lật lại, bé rất có thể bị trớ, tức bụng rồi khóc. Ở trẻ cũng bắt đầu xuất hiện hành động phản kháng, chứng tỏ trẻ đã có thể thể hiện cảm xúc của mình. Tâm lý ăn uống của trẻ cũng thay đổi, ví dụ như lúc ăn, lúc dừng, và có thể cuối cùng dứt khoát không ăn nữa. 4-5 tháng tuổi
  4. Trẻ rất thích "giao tiếp" với mọi người thể hiện bằng việc gù gù đáp trả hoặc "hóng chuyện" với người lớn. Trẻ lúc này rất tò mò và ham tìm hiểu thế giới xung quanh. Khi được bế ra ngoài thì nhìn ngó khắp nơi. Rất thích sờ mó, nắn bóp, cho vào miệng những gì mà trẻ vớ được. Đặc biệt, trẻ ở tháng này rất thích ăn bốc, "chơi" với thức ăn khi đang ăn. Cha mẹ lúc này đừng vì vấn đề vệ sinh mà ngăn cản bé, vì những hành vi đó chính là những hoạt động hoc tập tích cực, là tiền đề cho việc phát triển trí óc sau này. Trẻ ở những tháng này đ ặc biệt đã có thể cười khanh khách, cười thành tiếng thể hiện sự vui sướng của mình. 6 tháng tuổi Trẻ có thể định hướng được nơi phát ra âm thanh bằng cách quay đầu về hướng có giọng nói hoặc tiếng động. Trẻ cũng thích "bắt chước" âm thanh bằng cách bập bẹ. Trẻ phát âm các âm tiết nguyên âm, phụ âm hoặc sự kết hợp đơn giản của chúng như ba ba, bà bà, ma ma., đi đi. Những lúc chơi một mình, trẻ sẽ "nói" nhiều nhất. Ở thời điểm này, cảm xúc của trẻ đã phong phú hơn. Ngoài sự thích thú, vui vẻ (xuất hiện ở tháng thứ 2), sự giận dữ (xuất hiện ở tháng thư 3-4) thì trẻ đã biết đến sự buồn rầu. Trẻ cũng bắt đầu sử dụng cảm xúc của người chăm sóc như một thông tin chỉ định cho các phản ứng tình cảm. Thông thường, trong các tình huống lạ hoặc
  5. đa nghĩa, trẻ sẽ nhìn người chăm sóc để biết cách ứng xử. Nếu người đó cười, trẻ sẽ cười. nếu người đó tỏ ra lo sợ, trẻ cũng lo sợ. Do vậy, người mẹ cần lưu ý đặc điểm này để luôn tạo cho trẻ cảm giác an toàn, vui vẻ, hạnh phúc.
nguon tai.lieu . vn