Xem mẫu

ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP. HCM KHOA XÃ HỘI HỌC

TÂM LÝ TRẺ EM TRONG HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
ThS Nguyễn Ngọc Lâm biên soạn

Năm 2005

1

-

-

I. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY KHÓ KHĂN CHO TRẺ EM. 1. Khái niệm hoàn cảnh khó khăn. - Phức tạp và do nhiều nguyên nhân Hoàn cảnh gây tổn thương trẻ hoặc khiến trẻ có nguy cơ bị tổn thương. Khi có sự tương phản quá lớn giũa thực trạng và những mong đợi hợp lý của trẻ. Các yếu tố tiêu cực : bị bỏ bê, thiếu ăn, bệnh tật, thất học, bị lạm dụng…bị hành hạ về mặt thể xác và tinh thần. Không đủ các yếu tố tích cực : Yêu thương, cơ hội.. Khái niệm khó khăn : Mức độ khó khăn nào mới gây sự chú ý của quần chúng để được bảo vệ, can thiệp. Thường không có sẳn tài nguyên hỗ trợ, chỉ khi nào một số lớn trẻ rơi vào hoàn cảnh khó khăn thì mới được huy động. 2. Các yếu tố gây khó khăn . Thiếu ăn thiếu mặc Thiếu chổ trú thân Thiếu sự chăm sóc y tế Thiếu tình thương và quan tâm hỗ trợ Thiếu cơ hội học hành, vui chơi, giải trí Người có trách nhiệm thiếu kiến thức về nhu cầu của trẻ Người có trách nhiệm thiếu phương tiện đáp ứng nhu cầu của trẻ Thiếu sự bảo vệ Quá nhiều cám dỗ và thử thách Quá nhiều trách nhiệm trước tuổi. 3. Các dạng trẻ trong hoàn cảnh khó khăn.

-

Trẻ mồ côi Trẻ em đường phố Trẻ khuyết tật Trẻ nghiện ma túy Trẻ mại dâm Trẻ làm trái pháp luật Trẻ lao động Trẻ bị bỏ rơi, bị bạo hành Trẻ bị nhiểm chất độc màu da cam. Trẻ tị nạn Các dạng hoàn cảnh khó khăn ít được đề cập đến :

• • • •

Trẻ có trách nhiệm quá nặng nề như nuôi cha mẹ Trẻ bị lạm dụng trong gia đình, âm thầm chịu đựng Trẻ bị bỏ rơi và đưa vào các trường trại. Trẻ không được đi học. 4. Các nguyên nhân gây ra hoàn cảnh khó khăn.

-

Thiên tai, chiến tranh
2

-

· · · · ·

Nguyên nhân không do đột biến, từng bước một, tạo sự thử thách sức chịu đựng của trẻ, bề ngoài không nhìn thấy sự tác động. Nếu mạng lưới hỗ trợ của công đồng yếu kém thì không ai thấy và không ai chịu trách nhiệm. Chỉ khi nào có trường hợp thương tâm, gây xúc động cho dư luận xã hội thì xã hội mới quan tâm đến. Nghèo đói Cha mẹ có vấn đề : cơ chế giận cá chém thớt. Các ảnh hưởng như : Những vấn đề gắn bó lúc nhỏ Ảnh hưởng của hành vi vô ích của cha mẹ Ảnh hưởng việc bị lạm dụng Ảnh hưởng của chấn thương Ảnh hưởng di truyền

TÌNH HÌNH TRẺ LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM
1. Những yếu tố ảnh hưởng, liên quan và tác động đến lao động trẻ em* Từ bao đời nay ở Việt Nam, trẻ em lao động và lao động trẻ em không phải là hiện tượng mới lạ. Ở nông thôn, trẻ em là nguồn lao động quan trọng trong gia đình. Trông em, lo cơm nước, chăn trâu, cắt cỏ, chăn nuôi gà vịt, phụ việc cho người lớn và tham gia các công việc đồng áng là những công việc thường ngày của trẻ em ở nông thôn. Trẻ em còn là lao động chính trong những gia đình có nghề phụ. Các em lao động cùng cha mẹ trong bối cảnh gia đình và lao động được coi là quá trình xã hội hóa giúp các em trưởng thành, vững vàng, có thêm kỹ năng và kiến thức nghề nghiệp, chuẩn bị cho cuộc sống ngày mai bên cạnh việc tăng thu nhập cho gia đình và cho bản thân. Nghèo đói hiện nay vẫn là lý do cơ bản nhất tiếp tục dẫn tới lao động trẻ em. Mặc dù mức tăng trưởng kinh tế đã tăng nhanh trong vài năm qua song Việt Nam vẫn là một nước nghèo đang phát triển, với mức thu nhập tính theo đầu người khoảng 200 đô-la Mỹ trong một năm, xếp hàng thứ 150 trong số 173 quốc gia trên thế giới. Theo khảo sát năm 1993 của Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) và Ngân hàng Thế giới, 51% số dân sống nghèo đói và sản xuất lương thực đã khá giả trong những năm qua, song chỉ đủ cung ứng theo kịp mức gia tăng dân số. Thất nghiệp và thiếu việc làm phổ biến hiện nay ở cả nông thôn (30% đến 40%) và thành thị (12%) do hằng năm dân số tăng nhanh (2,1%), do lực lượng lao động cũng tăng nhanh (3,3%), giảm việc làm ở các doanh nghiệp quốc doanh và giảm biên chế ở các cơ quan nhà nước, 20 vạn người Việt Nam ở nước ngoài (chủ yếu là Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây) hết hợp đồng lao động trở về, 7 vạn người di tản hồi hương từ các trại tị nạn và hàng chục vạn quân nhân giải ngũ … Gần 80% dân số Việt Nam sống ở nông thôn và khoảng 71% số dân làm nghề nông. Phương thức sản xuất chủ yếu vẫn là lao động thủ công, chân tay. Nghèo đói và thiếu việc làm là nguyên nhân dẫn tới việc di cư của người dân nông thôn ra thành phố, làm dân số đô thị tăng nhanh với tỷ lệ 4,3% hằng năm và gây thêm ra nhiều vấn đề khó khăn cho các vùng đô thị.

3

2. Lao động trẻ em trong nền kinh tế thị trường1[1] Dân số trẻ em (0 – 16 tuổi) ở Việt Nam khá đông, chiếm 43,6% tổng số dân 72,5 triệu người (1994). Hiện có hơn 50% số trẻ em suy dinh dưỡng và hằng năm có hàng triệu trẻ em trong độ tuổi tiểu học (6 – 11) và trung học cơ sở (12 – 15) không đến trường, lưu ban và bỏ học vì nhiều lý do : nghèo đói, khó khăn về kinh tế, cha mẹ và gia đình chưa nhận thức được giá trị và nhu cầu học tập của con em họ trong thời buổi kinh tế thị trường; các em phải lao động để giúp gia đình tăng thu nhập hay vì sự tồn tại của gia đình; sự thiếu phù hợp và chất lượng sút kém trong giáo dục phổ thôn… Chính các em là nguồn bổ sung thường xuyên cho đội quân lao động, đặc biệt là các em gái vốn phải chịu thiệt thòi nhiều hơn so với các em trai. Tỷ lệ đi học ở các em gái thấp hơn nhiều, chỉ có 50,7% ở tiểu học và 47,3% ở trung học cơ sở. Các tỷ lệ này còn thấp hơn nữa ở các vùng núi và dân tộc, vùng xa xôi hẻo lánh nông thôn. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ học sinh bỏ học ở các cấp học trong năm 2001 đã có chiều hướng giảm với năm học trước. Tuy nhiên, ở bậc trung học học cơ sở, bậc học đang tiến hành phổ cập trên quy mô toàn quốc, nhưng mỗi năm cả nước có khoảng 500.000 học sinh bỏ học, bao gồm cả những học sinh đã tốt nghiệp tiểu học nhưng không có điều kiện học lên lớp 6. Trong khi đó, hệ thống giáo dục không chính quy hằng năm mới chỉ huy động được khoảng trên 27.000 người (tính cả những học viên trên 18 tuổi) học bổ túc trung học cơ sở. Chính sách giao đất, giao rừng cho người nông dân đã đưa hàng triệu trẻ em ở nông thôn vào đội quân lao động tự nguyện vì kinh tế gia đình mình. Hiện tại và trong tương lai, khu vực nông nghiệp vẫn tiếp tục là khu vực sử dụng nhiều lao động trẻ em nhất chiếm khoảng 91%, rồi mới đến khu vực không chính thức đang gia tăng. Theo Tổng điều tra dân số năm 1989, tỷ lệ trẻ em hoạt động kinh tế trong độ tuổi 13-15 là rất cao, là 30% với hơn 1,3 triệu trẻ em. Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường sức lao động trở thành hàng hóa thì trẻ em trở thành mục tiêu bóc lột của những kẻ trục lợi bằng sức lao động được trả giá rẻ mạt của các em. Ngày càng có nhiều trẻ em ở nông thôn ra các vùng đô thị kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau mà chủ yếu là ở Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh và xu hướng này đang gia tăng trong mỗi năm qua làm con số trẻ em lang thang đường phố đã lên tới hàng vạn. Phần lớn các em đến từ những gia đình khó khăn đông anh em hay trong những hoàn cảnh éo le, túng kế sinh nhai. Hầu hết các em lang thang kiếm sống với nhiều cách : đi làm thuê như phụ nề, làm gạch, khuân vác, bán vé số, hàng rong, bán báo, bán nước chè, đánh giầy, lượm nhặt đồ phế thải… có những em chuyên đi ăn xin và coi đây là nguồn thu nhập chính nuôi gia đình. Tập tục “ăn xin” truyền thống ở một vài làng xã cũng đã làm tăng thêm số trẻ em đi lang thang, đi ăn xin ở các vùng đô thị. Có nhiều em bị đẩy vào vòng trộm cắp, mại dâm, nghiện hút hoặc bị lừa gạt và bóc lột về thể xác, tinh thần và tình dục. Trong đói nghèo lại thiếu thốn vốn sống, có những em đã sa ngã, phạm tội hay bị kẻ xấu lôi kéo, rủ rê. Càng ngày có nhiều trung tâm dạy nghề, công xưởng… thu hút trẻ em lao động dưới danh nghĩa học nghề, tập việc không có tiền công hay thù lao ít ỏi trong khi các em phải lao động quần quật hằng ngày.

1[1] 1[1]

Vu Ngoc Bình, Van de lao dong tre em, NXB Chính tri QG, Ha-noi, 1995 4

Sự tăng trưởng của nền kinh tế và hội nhập quốc tế khuyến khích thành lập và xác định lại vị thể của nhiều xí nghiệp sản xuất thuộc nhà nước cũng như tư nhân sẽ cần nhiều lao động rẻ để cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Chắc chắn lao động trẻ em sẽ bị sử dụng nhiều hơn. 3. Pháp luật về lao động chưa thành niên2[2] Vấn đề lao động trẻ em cũng được quan tâm, chú ý và đề cập trong nhiều văn bản luật và dưới luật được ban hành từ trước tới nay ở Việt Nam. Sắc lệnh số 29 – SL (12.3.1947) quy định các xưởng kỹ nghệ, hầm mỏ không được mượn (sử dụng) trẻ em dưới 12 tuổi vào làm việc. Sở lao động có quyền yêu cầu người chủ phải thay đổi hoặc thôi không cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi vào làm những công việc quá sức mình sau khi có sự xem xét của thầy thuốc, Nhà nước nghiêm cấm trẻ em trai dưới 15 tuổi và phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào làm những công việc dưới hầm mỏ hoặc công việc độc hại nguy hiểm mà Nhà nước đã quy định; không được sử dụng trẻ em làm ca đêm, thời gian nghỉ đêm của lao động dưới 18 tuổi ít nhất là 11 giờ liên tiếp …Đó là những quy định đầu tiên quan trọng của pháp luật Việt Nam, vừa góp phần bảo vệ người lao động chưa thành niên trong các xí nghiệp thời bấy giờ, vừa là cơ sở để nhà nước tiếp tục hoàn thiện chế độ này. Những văn bản pháp luật lao động đã ban hành trong những năm gần đây như Pháp lệnh hợp đồng lao động (30.8.1990), Pháp lệnh bảo hộ lao động (10.9.1991), Nghị định số 233HĐBT (22.6.1990) có quy định độ tuổi tham gia quan hệ lao động của người lao động chưa thành niên, giới hạn cho phép làm được một số công việc nhất định phù hợp với khả năng, sức khỏe của họ, đồng thời quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động trong quá trình sử dụng lao động chưa thành niên, nhất là trong lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh lao động, thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (ban hành và có hiệu lực từ ngày 16.8.1991) quy định là các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện. Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị (Điều 4). Luật phổ cập giáo dục tiểu học (ban hành và có hiệu lực từ ngày 16.8.1991) quy định các quyền cơ bản của trẻ em được học tập và những biện pháp cụ thể làm cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân thực hiện chính sách phổ cập giáo dục tiểu học bắt buộc đối với mọi trẻ em Việt Nam ở độ tuổi 6-14. Đây cũng là một biện pháp cơ bản và quan trọng trong việc xóa bỏ lao động trẻ em. Bộ luật lao động (thông qua ngày 23.6.1994 và có hiệu lực từ ngày 1.1.1995) có những quy định về lao động chưa thành niên (trong các Điều 22, 119, 120 và 122), đặc biệt là liên quan đến nhiều vấn đề xung quanh mối quan hệ xuyên suốt Bộ luật giữa người sử dụng lao động và người lao động, trong đó có người lao động chưa thành niên. Người sử dụng lao động chỉ được phép nhận trẻ em từ đủ 15 tuổi trở lên vào làm việc. Đối với trẻ em dưới 15 tuổi, người sử dụng lao động chỉ được nhận vào làm việc, học nghề, tập nghề, với điều kiện là phải được sự đồng ý và theo dõi của bố mẹ hoặc người đỡ đầu và chỉ giới hạn trong phạm vi một số ngành nghề và công việc do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định (Điều 120).
2[2]

Vu Ngoc Bình, Van de lao dong tre em, NXB Chính tri QG, Ha-noi, 1995 5

nguon tai.lieu . vn