Xem mẫu

  1. Tài chính đối với doanh nghiệp bất động sản
  2. Phân tích tài chính có thể phục vụ cho quá trình nhận định, đánh giá, dự báo và lập kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp bất động sản (DNBĐS) và đóng góp vào sự tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế nước nhà. Phân tích hoạt động tài chính DN, trong đó trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ thống các phương pháp, công cụ, kỹ thuật phân tích giúp người sử dụng từ các giác độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính DN, để nhận biết, dự báo, đưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp. Phân tích tài chính sẽ giúp đánh giá hoạt động kinh doanh, xác định điểm mạnh, điểm yếu của DN, tạo cơ sở để định hướng các quyết định của ban tổng giám đốc, giám đốc tài chính như quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia cổ tức... Mặt khác, phân tích tài chính tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn hoạt động kinh doanh trong quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán trả nợ, rủi ro tài chính của DN. Nội dung của phân tích tài chính DN bao gồm: đánh giá khái quát tính hình tài chính DN, phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo vốn cho họat động kinh doanh, phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán, phân tích hiệu quả kinh doanh và phân tích rủi ro tài chính.
  3. Năm 2012 là một năm đầy khó khăn và thách thức của DNBĐS: các nguồn lực phát triển giảm mạnh, niềm tin của thị trường bị thu hẹp, sức mua giảm mạnh, tồn kho, nợ đọng trong đầu tư xây dựng gia tăng. Thị trường BĐS trầm lắng, nhiều DN phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc bị giải thể, số lượng việc làm cho người lao động suy giảm mạnh… Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, tính đến ngày 31/12/2012, có tới 17.000 DN kinh doanh thua lỗ (tăng gần 17% so với năm 2011) trên tổng số gần 56.000 DN hiện đang hoạt động. Số DN dừng hoạt động hoặc giải thể là 2.637 DN (tăng khoảng 9% so với 2.411 DN trong năm 2011). Nhiều DN mắc kẹt khi triển khai quá nhiều dự án BĐS cùng một lúc, do đó “oằn lưng” với gánh nặng nợ vay ngân hàng. Một số DN không có vay nợ, có sức khỏe tài chính tốt, chỉ tập trung vào việc hoàn thiện các dự án đang dang dở và dừng triển khai các dự án mới. Do đó, việc phân tích tài chính nhằm nâng cao hiệu quả họat động của các DNBĐS là cần thiết và cấp bách. Bảng 1.1 Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của một số DNBĐS năm 2012 Mã Mã % Doanh thu thuần HDG HDG 5.32 -36.75
  4. NBB 12.96 146.3347. NTL 16.2 -47.4 SCR 5.86 418.64 SJS -48.46 264.63 STL - - (Nguồn Báo cáo tài chính các công ty năm 2012) (HDG: CTCP Tập đoàn Hà Đô, NBB: CTCP Đầu tư 577, NTL: CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm, SCR: CTCP Địa ốc Sài Gòn thương tín, SJS: CTCP Đầu tư khu đô thị Sông Đà, STL: CTCP Sông Đà-Thăng Long, VIC: CTCP Vincom) Xem xét một số DNBĐS thấy rằng: hầu hết DN đều có sự tăng trưởng doanh thu trong năm 2012 ngoại trừ CTCP Đầu tư khu đô thị Sông Đà (SJS) với sự sụt giảm tương đối lớn gần 50%. Các DNBĐS cũng có sự tăng trưởng lợi nhuận so với năm
  5. 2011, đặc biệt đối với CTCPCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR) với mức tăng ấn tượng trên 400%, CTCP phát triển đô thị Từ Liêm (NTL) thua lỗ với mức lợi nhận giảm 47.4%. Hầu hết DNBĐS có tình hình tài chính tốt, biểu thị ở hệ số nợ thấp. Tuy nhiên đối với SJS và STL hệ số nợ tương đối cao (71.62% và 97.3%). Mức sinh lời của các DNBĐS ở mức thấp, thể hiện ROA, ROE. Các chỉ tiêu này hầu hết đều thấp hơn so với năm 2011. Bảng 1.2 Các chỉ số tài chính của một số DN BĐS năm 2012 TTS Nợ/TTS (%) Mã VĐL ROA (%) ROE (%) (tỷ đồng) (tỷ đồng) HDG 1947 506 57.72 4.3 10.53 NBB 2613 180 54.74 6.6 14.49
  6. NTL 1682 636 46.99 3.02 11.71 SCR 6603 1.430 62.55 1.27 3.74 SJS 5510 1.000 71.62 - - STL 5272 150 97.3 - - (Nguồn Báo cáo tài chính các công ty năm 2012) Trạng thái thanh toán hiện thời của các DNBĐS năm 2012 khá tốt đạt trên 2 lần, song hệ số thanh toán nhanh chỉ ở mức thấp, cá biệt có SJS chỉ đạt 0.1558 lần. Có sự chênh lệch lớn giữa trạng thái thanh toán hiện thời và hệ số thanh toán nhanh như vậy là do tại thời điểm cuối quý IV/2012 số dư hàng tồn kho lên đến con số 11651 tỷ đồng, chiếm tới 63.5% tỉ trọng tổng tài sản, dẫn đến khả năng thanh toán nhanh của các DNBĐS phụ thuộc rất lớn vào hoạt động bán hàng tồn kho.
  7. Bảng 1.3 Các chỉ số khả năng thanh toán của DNBĐS năm 2012 Mã Hệ số thanh toán hiện thời Hệ số thanh toán nhanh HDG 1.3794 0.585 NBB 2.2794 0.3388 NTL 2.1275 0.6139 SCR 2.1308 0.6281 SJS 2.311 0.1558
  8. STL - - (Nguồn Báo cáo tài chính các công ty năm 2012) Thông qua việc phân tích tình hình tài chính của các DNBĐS năm 2012 cho thấy doanh thu và lợi nhuận phụ thuộc nhiều vào những hoạt động kinh doanh khác, doanh thu, lợi nhuận biến động thất thường, chưa có sự phát triển bền vững. Hầu hết, các DNBĐS đều tự lập báo cáo tài chính định kỳ, định kỳ có kiểm toán báo cáo tài chính. Đối với phương pháp phân tích, 50% có DN sử dụng phương pháp so sánh, trong khi đó các phương pháp khác phổ biến như chi tiết chỉ tiêu, phương pháp loại trừ, phương pháp so sánh liên hệ, phương pháp theo giá trị thời gian của tiền hầu như nhiều DN chưa sử dụng. Các DNBĐS sử dụng phân tích tài chính chỉ là công cụ để kiểm soát hoạt động quản lý, cân đối tài chính, tập trung vào khả năng sinh lời (ROA, ROE), chưa chú trọng nhiều đến các chỉ tiêu khác như các chỉ tiêu cấu trúc vốn, tình hình đảm bảo vốn cho kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, do đó các chỉ tiêu phân tích của các DN bị hạn chế. Bên cạnh đó, các DN chưa có bộ phận phân tích tài chính độc lập. Cơ sở dữ liệu để phân tích chủ yếu trên hệ thống báo cáo tài chính, chưa thu thập thêm các thông tin liên quan đến thị trường…
  9. Thời gian tới, để công tác phân tích tài chính đạt hiệu suất cao hơn trong, các DNBĐS cần hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính. Bên cạnh việc vận dụng phương pháp so sánh là chủ yếu, các DNBĐS cần vận dụng các phương pháp khác như: phương pháp đồ thị, thay thế liên hoàn, phương pháp Dupont để đánh giá toàn diện tình hình tài chính, từ đó đưa ra các biện pháp giúp các DN nâng cao hiệu quả họat động. Bên cạnh đó, các DN cần hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính, phân chia các chỉ tiêu thành từng nhóm có mối liên hệ với nhau để phản ánh những nội dung chuyên sâu có liên quan đến tài chính DN. Ngoài ra, các DN cần tăng cường cải thiện tình hình tài chính, có kế hoạch tìm kiếm triển khai và huy động các nguồn vốn trung và dài hạn, thành lập bộ phận chuyên trách công tác phân tích tài chính, thực hiện việc phân tích tài chính định kỳ để có những thông tin cập nhật về tình hình tài chính DN…
nguon tai.lieu . vn