Xem mẫu

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÖNG ĐẾN CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP – CÁCH MẠNG 4.0 PGS.TS Hoàng Thị Nga Đại học Công đoàn Email: ngaht@dhcd.edu.vn Tóm tắt: Các phương tiện truyền thông mới như điện thoại di động và Internet đã làm thay đổi thế giới và cách tư duy của mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội như công nhân lao động. Trong thời gian qua, những tác động của các phương tiện truyền thông mới đã tạo ra những biến đổi về văn hóa - xã hội. Cùng với sự phát triển của truyền thông hiện đại, trong đó nổi bật là mạng internet, giúp cho mỗi người lao động được thỏa mãn về thông tin, sự hiểu biết về tình hình thế giới, nhưng cũng đã làm cho mỗi người công nhân choáng ngợp với những tiện dụng và lợi ích mà nó đem lại và dần dần bị phụ thuộc, bị lợi dụng, nếu không có sự lựa chọn thông minh. Từ khóa: truyền thông đại chúng, công nhân, hội nhập, cách mạng 4.0 Mở đầu Hệ thống truyền thông đại chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành dƣ luận xã hội. Truyền thông đại chúng là phƣơng tiện của các thiết chế xã hội nhằm đảm bảo phổ biến các phƣơng tiện thông tin trên quy mô đại chúng đƣợc thực hiện bằng hoạt động phát thanh, truyền hình, các hệ thống in ấn và phát hành sách báo. Truyền thông đại chúng ở đây đƣợc hiểu là quá trình truyền tải, phổ biến thông tin xã hội đến số lƣợng công chúng lớn, phân tán về không gian và thời gian, thông qua các cơ chế trung gian nhƣ các phƣơng tiện truyền thông và tổ chức hoạt động truyền thông. Báo, đài, vô tuyến truyền hình, Internet, Facebook, Twitter, LinkedIn .... và các loại phƣơng tiện thông tin khác. Các nhân tố này ngày càng tỏ rõ vai trò của mình trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xã hội hóa cá nhân. Bởi vì hiện nay các phƣơng tiện truyền thông đại chúng là phƣơng tiện giải trí phổ biến. Chính truyền thông đại chúng sẽ cung cấp cho các cá nhân những định hƣớng và các quan điểm đối với các sự kiện và những vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. - Công nhân lao động Trong thời kỳ đổi mới, giai cấp công nhân ngày càng phát triển lớn mạnh về số lƣợng và chất lƣợng, đóng góp to lớn vào sự phát triển của đất nƣớc. Độ tuổi bình quân của công nhân nƣớc ta nhìn chung trẻ. Hầu hết công nhân đƣợc tiếp cận với kinh tế thị trƣờng nên năng động, thích ứng nhanh với công nghệ hiện đại. 212
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” Biểu đố 1: Giới tính của công nhân, lao Biểu đồ 2: Độ tuổi của công nhân, lao động động 50 45 40 Dưới18 35 18 -30 30 31 -40 Nữ 25 41-50 Nam 20 Trên 50 15 10 5 0 1 Nguồn: Đề tài KX.03.15/11-15, tháng 7-8/2014 Kết quả điều tra cho thấy, trong các doanh nghiệp, nữ công nhân chiếm tỷ lệ cao hơn so với công nhân nam; nữ công nhân (58.9%) và công nhân nam (41.1%). Trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI), có khoảng cách lớn giữa tỷ lệ lao động nam và nữ. Công nhân nữ (62.1%) và công nhân nam (37.9%). Tại doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc, có sự thu hẹp hơn về khoảng cách giữa tỷ lệ nam và nữ với (59.4%) lao động trong các doanh nghiệp này là nữ giới và tỷ lệ lao động là nam giới (40.6%). Trong doanh nghiệp nhà nƣớc, tỷ lệ lao động nữ (54.6%) và tỷ lệ lao động nam giới (45.4%). Có thể thấy, nhóm công nhân trong độ tuổi từ 18 đến 40 chiếm đông nhất (47.6%) và ở độ tuổi từ 31 đến 40 (30.5%). Biểu đồ 3: Trình độ học vấn của công nhân, lao động Tiểu học THCS THPT Nguồn: Đề tài KX.03.15/11-15, tháng 7-8/2014 Về trình độ học vấn của công nhân hiện nay, đa số công nhân trong các doanh nghiệp có trình độ trung học phổ thông (70.2%). Có thể thấy, công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có trình độ học vấn cao hơn so với các loại hình doanh nghiêp khác nhƣng sự chênh lệch này không đáng kể. Trong số công nhân khảo sát, vẫn còn một bộ phận những ngƣời công nhân có trình độ học vấn thấp, có trình độ trung học cơ sở (26.8%), trình độ tiểu học (3.1%). Ngƣời lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở bậc đại học (14.7%) và ngƣời lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở bậc cao đẳng (6,6%), đây rõ ràng là một tỷ lệ chuyên môn quá thấp để tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Nhìn chung, công nhân nƣớc ta còn nhiều hạn chế về trình độ học vấn, trình độ tay nghề, trình độ văn hóa, dẫn đến chất lƣợng nguồn lao động không cao. - Phƣơng tiện truyền thông Các phƣơng tiện truyền thông đa dạng (báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, internet…) kho tàng tin tức phong phú, phản ánh toàn diện, sâu sắc đời sống chính trị, xã hội của đất nƣớc, truyền thông đại chúng góp phần nâng cao trình độ dân trí cho công nhân, hình thành thói quen 213
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” quan tâm đến những vấn đề chính trị, thời sự, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi của mình. Phƣơng tiện truyền thông là một hình thức giải trí và cung cấp thông tin nhanh nhất. Mọi ngƣời, trong đó có công nhân lao động, tiếp xúc với tất cả các loại phƣơng tiện truyền thông từ truyền hình, phim ảnh và quảng cáo của những trang mạng xã hội nhƣ Facebook và Instagram. Một thế giới ảo sống đan xen với thế giới thực, một không gian tƣơng tác tối đa trong mọi mối quan hệ xã hội. - Tác động đến đời sống công nhân Theo khảo sát, hiện nay tại các khu công nghiệp, khu chế xuất các công trình công cộng, các thiết chế phục vụ vui chơi giải trí cho công nhân chƣa đầy đủ, do thu nhập của đa số công nhân mới chỉ đáp ứng đƣợc nhu cầu cuộc sống tối thiểu, nên công nhân không có điều kiện tham gia vui chơi, giải trí, đáp ứng nhu cầu tinh thần. Bên cạnh đó, thời gian, cƣờng độ lao động của công nhân rất cao, hầu hết công nhân không có nhiều thời gian dành cho các hoạt động vui chơi, giải trí. Có thể nhận thấy, đời sống tinh thần của công nhân nƣớc ta nhìn chung còn nhiều hạn chế. Xem tivi, nghe đài, đọc báo Theo kết quả điều tra, số công nhân sử dụng thời gian nhàn rỗi để xem ti vi (78.2%), dành thời gian sau giờ làm việc để chăm sóc con cái, gia đình (52.8%); số công nhân dành thời gian rỗi cho giao lƣu bạn bè (47.5%), đọc báo (44.5%); nghe đài, nghe nhạc (42.2%), số công nhân dành thời gian rỗi chơi thể dục, thể thao (36.2%). Việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của lao động nữ và lao động nam cũng khác nhau, do đặc điểm giới tính và gia đình. Thời gian bình quân xem ti vi của nam công nhân nhiều hơn nữ nam (82.3%) và nữ giới (77.4%), đọc báo thì tỷ lệ nam giới cũng cao hơn tỷ lệ nữ giới (51.9; 40.1%), thời gian chơi thể dục, thể thao thì tỷ lệ nam giới gấp đôi nữ giới (48.2%; 26.9%), thời gian giao lƣu bạn bè (nam giới 52.3%, nữ giới (45.0%). Lựa chọn đọc sách, báo, tạp chí công nhân quan tâm đến thời sự chính trị, xã hội (55%); công nhân quan tâm mục Tƣ vấn - Pháp luật còn các vấn đề khác quan tâm chƣa sâu (53.1%). Công nhân, lao động đọc sách báo, tìm kiếm thông tin và tri thức có thể không mang lại hiệu quả, lợi ích kinh tế trƣớc mắt, nhƣng nó sẽ mang lại lợi ích lâu dài và hiệu quả trong tƣơng lai, nhất là trong thời đại toàn cầu hoá và kinh tế tri thức hiện nay. Nhiều công nhân nghe đài, xem ti vi và chú ý đến các mục nói về công nhân. Có (63.9%) số công nhân hay xem Chƣơng trình Truyền hình Lao động và Công đoàn phát trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam, (45.3%) có xem Chƣơng trình truyền hình Công đoàn Việt Nam phát trên Đài Truyền hình, Thông tấn xã Việt Nam và (42.2%) nghe các bản tin phát thanh về công nhân, Công đoàn, về văn hóa xã hội trên trên Đài Tiếng nói Việt Nam. Nhìn chung, nhu cầu xem ti vi, nghe đài, đọc sách, báo, xem văn nghệ của công nhân là khá cao. Nhƣng với đồng lƣơng ít ỏi thì chỉ có (32.9%) số công nhân dành ra đƣợc một khoản tiền chi phí cho các hoạt động giải trí. Nhiều công nhân chọn cách giải trí xem phim, nghe nhạc, tham gia thể dục thể thao, giao lƣu bạn bè... Đây là nhu cầu giải trí khá lành mạnh của nhóm công nhân lao động trẻ tuổi 214
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” hiện nay. Song, việc lựa chọn xem phim gì, nghe nhạc gì, đọc tin tức gì... lại là một vấn đề cần xem xét. Qua điều tra cho thấy, công nhân thƣờng xuyên xem thời sự (39.8%); thƣờng xuyên xem phim truyện (23.4%); thƣờng xuyên xem ca nhạc (18.5%); thƣờng xuyên xem các chƣơng trình thể thao (19%) và thƣờng xuyên xem các chƣơng trình khác trên ti vi (7.5%). Tại phần lớn các nhà trọ, công nhân lao động thiếu các phƣơng tiện nghe nhìn, nên chỉ có 57.4% công nhân thỉnh thoảng mới xem thời sự; thỉnh thoảng mới xem phim truyện (71.3%); thỉnh thoảng mới nghe ca nhạc (64.4%); thỉnh thoảng mới xem thể thao (53.8%) và thỉnh thoảng mới xem các chƣơng trình khác (56.7%). Thực tế cho thấy, phần lớn công nhân phải thuê nhà trọ dẫn tới hạn chế theo dõi đƣợc các phƣơng tiện truyền thông đồn thời cũng ít có cơ hội tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động văn hóa tại nơi cƣ trú. Internet, mạng xã hội Hiện nay công nhân lao động có xu hƣớng sử dụng Internet (mạng xã hội, facebook) nhƣ một kênh thông tin chính thì việc hình thành nhân cách cá nhân cũng nhƣ định hƣớng chung trong hệ thống giá trị chuẩn mực của xã hội sẽ phụ thuộc rất nhiều vào những thông tin mà Internet đƣa lại. Kết quả khảo sát cho thấy đa phần công nhân ngày nay ít nhất có sở hữu hoặc có tiếp cận đến các thiết bị có thể sử dụng để truy cập Internet. Các phƣơng tiện điện tử cầm tay và đặc biệt là điện thoại có xu hƣớng phổ biến hơn. Trong đó, công nhân sử dụng máy tính bàn nối mạng (20.5%), dùng máy tính bảng (7.5%), dùng điện thoại có 3G (67.2%). Biểu đồ 4: Phƣơng tiện truy cập Internet Nguồn: Đề tài KX.03.15/11-15, tháng 7-8/2014 Công nhân truy cập internet để tìm kiếm, cập nhật thông tin xã hội là quan trọng nhất, tiếp đến là để giải trí, nhất là công nhân chƣa có gia đình riêng, thì mục đích giải trí là quan trọng nhất. Kết quả khảo sát cho thấy, số công nhân thích vào facebook (54.3%), thích xem phim (41%), tìm hiểu về chính sách pháp luật (34.2%), nghe nhạc, tải nhạc (40.7%). Nam công nhân có xu hƣớng sở hữu dùng điện thoại để vào internet nhiều hơn nữ công nhân (71.4% so với 65.2% ). Công nhân trẻ hiện nay có điều kiện tiếp xúc với công nghệ từ 215
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” khá sớm, độ tuổi để sở hữu các sản phẩm công nghệ, nhất là công nghệ liên quan đến Internet ngày càng trẻ hơn. Hình 5: Mục đích công nhân vào mạng Internet xét theo hôn nhân (đơn vị: %) Nguồn: Số liệu khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động VN, năm 2013 Công nhân chƣa vợ/chồng vào facebook cao hơn công nhân có vợ/chồng (63.9% và 47.3%), vào mạng để xem phim thì công nhân chƣa vợ/chồng cao hơn công nhân có vợ/chồng (10%), mục đích công nhân có vợ/chồng vào mạng để tìm hiểu về chính sách pháp luật cao hơn công nhân chƣa vợ/chồng (39.1% và 27.5%) và xem thông tin thời sự kinh tế - xã hội (63.2% và 59.9%), công nhân chƣa vợ/chồng vào mạng để nghe nhạc, tải nhạc và soạn thảo văn bản cao gần gấp 2 lần công nhân có vợ/chồng. Truyền thông đại chúng cung cấp cho các cá nhân những vấn đề thời sự cần thiết. Tuy nhiên, không phải mọi vấn đề mà truyền thông đại chúng đƣa đến cho công chúng đều tạo ra sự quan tâm của họ. Nhìn chung, để bù lại sự giao tiếp ít ỏi của mình bằng cách tăng mức độ sử dụng phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, để theo dõi đƣợc chƣơng trình truyền hình lại là vẫn đề không dễ thực hiện thƣờng xuyên. Ngoài ra, công nhân lao động không có nhiều cơ hội tham gia vào các sinh hoạt văn hóa tinh thần, vui chơi giải trí hay đi thăm quan, du lịch. Vì vậy, phƣơng tiện truyền thông chủ yếu vẫn đƣợc sử dụng là qua điện thoại vào Internet, mạng xã hội, facebook. Một ảnh hƣởng tích cực khác của các trang web mạng xã hội là hợp nhất nhiều ngƣời, nhiều nhóm xã hội nhằm mang lại sự thay đổi tích cực trong cộng đồng. Tuy nhiên, tác động tiêu cực là có thể gây nghiện. Từ đó ảnh hƣởng tới sức khỏe tinh thần, làm giảm sự tập trung trong hoạt động lao động sản xuất của công nhân lao động. Kết luận và gợi mở giải pháp Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, với sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều ứng dụng trong xã hội. Nhờ công nghệ AI (Artifical Intelligence), ngƣời máy làm việc càng thông minh, có khả năng ghi nhớ, học hỏi vô biên. Ƣu điểm làm việc 24/24, không cần trả lƣơng, đóng thuế, bảo hiểm… của robot cũng đang đe dọa đến sự tƣơng quan trong việc sử dụng lao động là ngƣời thật hay ngƣời 216
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” máy. Vì vậy, công nhân lao động cần đƣợc quan tâm đề cải thiện đời sống, nâng cao trình độ chuyên môn - nghiệp vụ có khả năng hội nhập, tham gia điều khiển công nghệ dây chuyền sản xuất trong cuộc cách mạng 4.0. Theo kết quả khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, khoảng trên 95% công nhân có điện thoại, trong đó hơn (50%) số điện thoại có thể nghe nhạc, truy cập internet. Thông qua điện thoại di động, công nhân lao động không chỉ đƣợc cập nhật các thông tin liên quan đến tình hình chính trị, thời sự, văn hóa, xã hội trong nƣớc, địa phƣơng và tại nơi làm việc một cách nhanh chóng, thuận tiện mà còn giao lƣu, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ tình cảm với gia đình, bạn bè, ngƣời thân. Hiện nay qua khảo sát cho thấy đời sống đại bộ phận nhân dân nói chung và công nhân nói riêng đƣợc cải thiện hơn, song vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nhằm hƣớng tới xây dựng và phát triển giai cấp công nhân ở nƣớc ta hiện nay trở thành một lực lƣợng xã hội đông đảo về số lƣợng và mạnh về chất lƣợng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc thì cần phải có nhận thức đầy đủ, toàn diện. Việc tổ chức các hoạt động văn hoá cho công nhân đƣợc nhiều cơ quan, tổ chức phối hợp, cùng tham gia. Tuy nhiên, theo công nhân thì công đoàn là cơ quan thích hợp nhất cho việc tổ chức các hoạt động văn hoá tại doanh nghiệp. Vì vậy, cần nâng cao hiệu quả hoạt động của Công đoàn. Vị thế của công đoàn cao hay thấp phụ thuộc những quyền và lợi ích mà công đoàn đem lại cho ngƣời lao động. Xác định chủ doanh nghiệp, công nhân lao động vừa là chủ thể vừa là đối tƣợng thụ hƣởng thành quả của việc tạo dựng và phát triển môi trƣờng văn hóa lành mạnh trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Tạo điều kiện thuận lợi để công nhân lao động có thời gian tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí. Vì vậy, cần đề xuất với công đoàn cơ sở, chủ doanh nghiệp tạo điều kiện cho công nhân, lao động đƣợc học tập nâng cao trình độ. Giáo dục công nhân chấp hành tốt kỷ luật lao động, ủng hộ những chủ trƣơng, biện pháp đúng của ngƣời sử dụng lao động, đồng thời đấu tranh với những vi phạm pháp luật của ngƣời sử dụng lao động. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chuyên đề “Thực trạng về cách thức tổ chức sản xuất và tác động của cách thức tổ chức sản xuất đến lối sống công nhân trong các loại hình doanh nghiệp”; và “Đánh giá về lối sống của công nhân hiện nay” của Khoa Xã hội học về Lối sống công nhân 2015. 2. Mai Quỳnh Nam. (2004). Gia đình trong tấm gương xã hội học. NXB Khoa học xã hội. 3. Mai Thị Kim Thanh. (2011). Xã hội học văn hóa”. Nxb. Giáo dục Việt Nam. 4. Số liệu khảo sát của Đề tài KX.03.15/11-15, tháng 7-8/2014. 5. Tổng Liên đoàn Lao động VN. (2013). Số liệu khảo sát. 217
nguon tai.lieu . vn