Xem mẫu

VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU
---------------------------------------------------

Tác động của thể chế kinh tế thị trường
đến hiệu quả kinh tế
TS. Đặng Quang Vinh
Ban nghiên cứu Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương
I.

Giới thiệu
1. Thể chế kinh tế thị trường
a. Khái niệm

Có nhiều quan điểm khác nhau về thể chế. Thứ nhất, thể chế có thể được coi là
những cách ứng xử thông thường của các tác nhân trong xã hội hoặc kết quả cân
bằng xuất hiện trong giao dịch giữa các cá nhân trên cơ sở duy lý. Quan điểm
này không giải thích rõ nguồn gốc của hành vi, hay nói đúng hơn nguồn gốc của
tính toán duy lý trong của mỗi tác nhân trong các giao dịch xã hội.
Quan điểm hứ hai coi thể chế như các quy ước mà con người cùng nhau thực
hiện trên cơ sở nhận thức chung rằng hành vi đó là phù hợp hay không phù hợp
trong một hoàn cảnh cụ thể. Như vậy, thể chế không chỉ là kết quả của tính toán
duy lý của mỗi cá nhân mà nó còn là kết quả của một nhận thức xã hội chung và
tính chất cộng đồng có vai trò quan trọng trong lý giải hành vi.
Thứ ba, thể chế được coi là các luật chơi và quan điểm này được nhiều tác giả
ủng hộ. Theo Douglas North, nhà kinh tế đạt giải Nobel năm 1993, thể chế là
“các hạn chế do con người tạo ra để định hình các tương tác chính trị, kinh tế và
xã hội” (North, 1991). Các hạn chế này có biểu hiện là các quy tắc hay luật chơi

trong xã hội có khả năng quyết định hành vi của con người (North, 1990, 1991).
Những luật chơi này có thể là những quy định chính thức như hiến pháp, luật,
hợp đồng. Thể chế cũng có thể là những quy định không chính thức như thông
lệ, quy ước cộng đồng, v.v. Theo North và các tác giả có cùng quan điểm, các
hành vi có đặc điểm cụ thể vì như vậy là cần thiết hoặc bắt buộc phải như vậy vì
nếu không có thể có hình phạt hoặc trở nên không có tác dụng. Hiểu rộng ra, thể
chế được tạo ra để tạo thuận lợi hoặc cản trở các giao dịch kinh tế và chúng tạo
thành cấu trúc lợi ích của một nền kinh tế và cấu trúc lợi ích này quyết định
hướng đi của giao dịch kinh tế.
Do thể chế quyết định cấu trúc lợi ích, thể chế có tầm quan trọng hàng đầu đối
với sự vận hành trật tự và hiệu quả của thị trường. Không có thể chế, hành vi
con người sẽ trở lên không ổn định và giao dịch kinh tế sẽ có chi phí cao và
nhiều rủi ro. Do đó, tiềm năng kinh tế sẽ không được hiện thực hóa. Thể chế tốt
có thể giúp giảm bất ổn, tạo thuận lợi cho giao dịch kinh tế và do đó đóng vai
trò lớn trong việc giải thích kết quả phát triển kinh tế của các nước.
b. Đo lường
Đo lường chất lượng thể chế là một hoạt động cần thiết và khó khoăn do tính
chừu tượng và phức tạp của khái niệm này. Theo các học giả về kinh tế học thể
chế, các nội dung quan trong của thể chế kinh tế là: quyền tự do của cá nhân, tổ
chức trong việc sử dụng tài sản của mình tham gia hoạt động kinh tế. Nói rộng
ra, đó là quyền tự dọ sử dụng tài sản của mình vào hoạt động kinh tế mà không
bị tổ chức, cá nhân khác, bao gồm cả nhà nước, xâm phạm và hạn chế. Như vậy,
thông thường người ta đo lường mức độ tư do kinh tế của mỗi quốc gia để đánh
giá thể chế kinh tế của quốc gia đó.
Một số tổ chức đã xây dựng phương pháp và thực hiện đo lường mức độ tự do
kinh tế quốc gia. Cụ thể, Fraser Institute có Chỉ số Tự do Kinh tế (Economic
Freedom Index - EFI) và Heritage Foundation và Wall Street Journal có Chỉ số
về mức độ tư do kinh tế (Index of Economic Freedom - IEF). Từ lúc bắt đầu

IEF của Heritage Foundation được công bố hàng năm trong EFI của Fraser
Institute được công bố hai năm một lần. Từ 2010, EFI được công bố hàng năm.
Nói chung, hai chỉ số này có nội hàm rất giống nhau. Tuy nhiên, EFI được sử
dụng rộng rãi hơn.
Đối với các nền kinh tế chuyển đổi Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu
(EBRD) có Chỉ số Tự do hóa để đo lường mức độ chuyển đổi từ kinh tế kế
hoạch sang kinh tế thị trường ở các nước Liên Xô và Đông Âu xã hội chủ nghĩa
cũ. Về mức độ bao phủ, IEF bao phủ nhiều nước hơn và nhiều năm hơn EFI.
Chỉ số EFI của Heritage có bốn cấu phần lớn: (i) Thượng tôn pháp luật; (ii) Quy
mô chính phủ; (iii) Hiệu quả thể chế; và (iv) Mở cửa thị trường. Cụ thể hơn,
Thượng tôn pháp luật đo lường mức độ bảo vệ tài sản bằng pháp luật và hệ
thống tư pháp và mức độ tham nhũng (Chỉ số cảm nhận tham nhũng của
Transparency International). Quy mô chính phủ được đo bằng gánh nặng thuế
so với GDP và mức độ chi tiêu của chính phủ so với GDP. Về Hiệu quả thể chế,
nội dung thứ nhất là tự do kinh doanh (theo khảo sát Doing Business của WB),
nội dung thứ hai là tự do lao động (lương tối thiểu, mức độ linh hoạt về tuyển
dụng và sa thải, v.v.). Nội dung thứ ba của Hiệu quả thể chế là tự do tiền tệ, cụ
thể là mức độ lạm phát và mức độ kiểm soát giá cả. Cuối cùng, Mở cửa thị
trường bao gồm Tự do thương mại (mức thuế trung bình có trọng số theo kim
ngạch và bảo hộ phi thuế quan) và Tự do đầu tư (rào càn đầu tư nước ngoài) và
Tự do tài chính (điều kiện kinh doanh ngành tài chính, cả nội địa và nước
ngoài).
Ngoài IEF và EFI, nhiều bộ số liệu khác cũng đo lường chất lượng thể chế. Ví
dụ, Chỉ số cạnh tranh toàn cầu có chỉ số thành phần về Kết quả hoạt động của
khu vực công, trong đó có chỉ số con về gánh nặng của thể chế (regulations).
Khi thể chế áp đặt nhiều chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp thể chế đó
được con là tồi và ngược lại. Chỉ số Quản trị quốc gia (Governance Indicators)
của Ngân hàng nhà nước cũng đo lường mức độ Thượng tôn pháp luật, một

điều kiện cần thiết để có môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh và giao
dịch kinh tế diễn ra thuận lợi. Tham nhũng cũng là một chỉ dấu quan trọng của
chất lượng thể chế kinh tế thị trường. Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ chức
Minh bạch quốc tế (Transparency International) là một thước đo tham nhũng
phổ biến được sử dụng rộng rãi hiện nay.
2. Hiệu quả
a. Khái niệm
Một cách ngắn gọn, hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency) là tỷ lệ giữa sản
lượng thu được so với sản lượng tối đa (đường biên) ở một mức đầu vào cụ thể.
Hiệu quả và năng suất (productivity) thường được dùng thay thế nhau nhưng hai
khái niệm này về bản chất là khác nhau. Năng suất của một đơn vị sản xuất là tỷ
lệ giữa sản lượng đầu ra và yếu tố đầu vào. Do đó, có thể một đơn vị sản xuất
đạt hiệu quả cao nhất (đạt được mức sản lượng cao nhất so với tất cả các đơn vị
sản xuất khác) ở một quy mô sản xuất nhưng lại không đạt được năng suất cao
nhất ở quy mô đó. Như vậy, hiệu quả là thước đo để so sánh kết quả sản xuất
giữa các đơn vị sản xuất còn năng suất trước tiên dùng để so sánh kết quả sản
xuất của một đơn vị sản xuất ở các quy mô sản xuất khác nhau. Tất nhiên,
chúng ta có thể so sánh năng suất các đơn vị sản xuất khác nhau. Đôi khi năng
suất và hiệu quả có ý nghĩa như nhau do chúng đều nói đến kết quả sản xuất
nhưng chúng không phải lúc nào cũng là một.
b. Đo lường
Có nhiều cách đo lường hiệu quả. Hai phương pháp chính được sử dụng phổ
biến là Phân tích bao số liệu (DEA) và Phân tích đường biên ngẫu nhiên (SFA).
DEA có ưu điểm là không phụ thuộc vào một mô hình hàm sản xuất cụ thể
nhưng nó giải định quan hệ giữa các biến số là đã xác định và không có sai số
ngẫu nhiên. Trong một số trường hợp khi số liệu đo lường không chính xác và

có nhiều bất ổn trong môi trường kinh tế, nhiều tác giả cho rằng SFA cho kết
quả đo lường tốt hơn DEA1.
Theo phương pháp SFA, hàm sản xuất được biểu diễn thành
yit  f  xit ;   .exp  vit  .TEit ,

trong đó TE là hiệu quả. Nếu coi TE = e-u và giả thiết hàm sản xuất f có dạng
Cobb-Douglas, ta có thể biểu diễn hàm sản xuất thành:
ln yit   o    k ln xk ,it  vit  uit
k

Hàm số trên không thể ước lượng bằng phương pháp OLS vì giá trị của u không
biến thiên theo phân phối chuẩn. Phương pháp ước lượng phổ biến là ước lượng
hợp lý cực đại (Maximum Likelihood Estimation – MLE)2.
II.

Tác động của thể chế đến hiệu quả

Vai trò thiết yếu của thể chế trong việc quyết định tăng trưởng đã được nhiều
nghiên cứu khẳng định. Barro (1991) chứng minh tỷ lệ tăng trưởng có tương
quan dương với ổn định chính trị và liên hệ nghịch với một yếu tổ gần với sự
méo mó của thị trường. Mauro (1995) đã kết luận hiệu quả của bộ máy công
quyền dẫn đến đầu tư và tăng trưởng cao. Nghiên cứu của Rodrik’s (2000) đối
với 90 quốc gia trong giai đoạn 1970-1989 dẫn đến kết luận là một quốc gia
càng dân chủ thì các biến động đối với tăng trưởng dài hạn của quốc gia đó càng
nhỏ. Ngoài ra, tác động của thể chế đối với tăng trưởng, như Knack và Keefer
(1995) chỉ ra, không chỉ là để thúc đẩy tích lũy vốn mà tác dụng này còn lớn đối

1

Fries, Steven, and Anita Taci. 2005. “Cost Efficiency of Banks in Transition: Evidence from 289 Banks in 15

Post-Communist Countries.” Journal of Banking & Finance 29 (1): 55–81.
2

Coelli, Timothy J., Prasada D. S. Rao, Christopher J. O’Donnell, and George E. Battese. 2005. An Introduction

to Efficiency and Productivity Analysis. 2nd ed. Springer.

nguon tai.lieu . vn