Xem mẫu

Diễn đàn "Dự trữ sinh quyển và phát triển nông thôn bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long"
Thành phố Cần Thơ, Việt Nam, 5-6/6/2009
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
LÊN HỆ SINH THÁI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Lê Anh Tuấn
Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên
Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hâu - Đại học Cần Thơ
E-mail: latuan@ctu.edu.vn
Tóm tắt
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng hạ lưu cuối cùng của sông Mekong trước
khi đổ ra biển. ĐBSCL được xem là vùng canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản lớn
nhất Việt Nam. Đây là vùng đất nằm trong khu vưc khí hậu gió mùa, địa hình thấp, hệ
thống sông rạch, kênh mương chằng chịt, hệ sinh thái đất ngập nước rất đa dạng và nhạy
cảm. Vùng đồng bằng này rất phức tạp về đặc điểm thủy văn - nguồn nước: chịu ảnh
hưởng của lũ lụt vào cuối giữa và mùa mưa hằng năm, thiếu nguồn nước nghiêm trọng
vào mùa khô. Chất lượng nước thì bị chi phối mạnh mẽ bởi sự xâm nhập mặn từ biển
theo thủy triều, nguồn nước còn bị ảnh hưởng của phèn và ô nhiễm.
Các báo cáo nghiên cứu cho thấy vùng ĐBSCL đang và sẽ chịu những tác động nghiêm
trọng do hiện tượng biến đổi khí hậu - nước biển dâng lên toàn bộ hệ sinh thái, cơ cấu
canh tác nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và các hoạt động xã hội - sinh kế - văn hóa khác
nhau. Nguy cơ này đe dọa sự phát triển bền vững của vùng đồng bằng nếu ngay bây giờ
chúng ta không có những đối sách thích ứng hợp lý đối với các tác động này.
Bản báo cáo này lược khảo kết quả các nghiên cứu đã có liên quan đến biến đổi khí hậu nước biên dâng ở ĐBSCL, phỏng đoán các nguy cơ, phân tích tính tổn thương cho hệ
sinh thái và hoạt động sản xuất nông nghiệp, dân sinh. Đây là cơ sở khoa học cho các nhà
hoạch định chiến lược ở tầm vĩ mô có những chính sách hợp lý cần triển khai áp dụng kịp
thời để hạn chế các thiệt hại cho cư dân cả nước nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng.
Từ khóa:
Biến đổi khí hậu, Nước biển dâng, Hệ sinh thái, Nông thôn, Đồng bằng sông Cửu Long

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------“Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long”
Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ

Diễn đàn "Dự trữ sinh quyển và phát triển nông thôn bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long"
Thành phố Cần Thơ, Việt Nam, 5-6/6/2009
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1. BỐI CẢNH KHU VỰC
Đồng bằng sông Cửu Long (Hình 1) là vùng hạ lưu cuối cùng của lưu vực sông Mekong
trước khi đổ ra Biển Đông. ĐBSCL có diện tích tự nhiên xấp xỉ 39.734 km2 (NEDECO,
1993), chiếm trên 4% diện tích toàn lưu vực sông Mekong. Đoạn sông Mekong khi chảy
vào lãnh thổ Việt Nam ra đến biển dài 225 km (Tuấn, 2000), chỉ chiếm khoảng 5.17%
tổng chiều dài sông chính. Địa hình vùng ĐBSCL khá thấp và phẳng, độ dốc trung bình
là 1cm/km (1/100.000), có những vùng trũng như vùng Đồng Tháp Mười, vùng tứ giác
Long Xuyên - Hà Tiên và một số vùng trũng nhỏ ở U Minh. Đồng bằng có hai mặt giáp
biển dài hơn 600 km, chịu tác động của cả hai loại triều khác nhau từ Biển Đông (bán
nhật triều không đều) và triều Biển Tây (nhật triều không đều), tạo nên một sự phức tạp
về chế độ thủy văn: phân phối dòng chảy thay đổi theo mùa và kỳ triều, đồng thời có các
xáo trộn về chất lượng nước.
ĐBSCL nằm trọn trong khu vực Châu Á gió mùa, mỗi năm chỉ có 2 mùa là mùa nắng và
mùa mưa. Mùa mưa kéo dài trong từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài trong 7
tháng còn lại của năm. Mỗi năm vùng đồng bằng nhận một lượng mưa rơi vào khoảng
1.600 – 2.200 mm, nước mưa chiếm 90% tổng lượng vào mùa mưa (Tuấn, 2000). Từ
giữa đến cuối mùa mưa, khu vực phía Tây và phía Bắc Đồng bằng bị ngập lũ từ sông
Mekong, ước tính có khoảng 1.2 – 1.9 triệu ha bị ngập lũ, chủ yếu là vùng Tứ giác Long
Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười và vùng giữa sông Tiền - sông Hậu. Nước mặn xâm nhập
từ biển làm ảnh hưởng trên 50% diện tích canh tác, đặc biệt là vào mùa khô. Ngoài ra,
vấn đề đất phèn – nước phèn luôn là một thử thách cho canh tác nông nghiệp ở đây. Tổng
diện tích đất phèn ở ĐBSCL là 1,6 triệu ha.
Lưu vực sông Mekong được xem là một nơi có hệ sinh thái và đa dạng sinh học lớn thứ
hai trên thế giới, chỉ sau lưu vực sông Amazone (WWF, 2004). ĐBSCL được xem là
vùng đất ngập nước lớn nhất Việt Nam (Tuấn và Guido, 2007). Thống kê năm 1998,
đồng bằng có khoảng 280.000 đất rừng (Nhân, 1997), bao gồm cả rừng ngập mặn ven
biển và hệ rừng tràm nội địa. Tính đa dạng sinh học ở vùng ĐBSCL rất cao, phong phú
cả về lượng và loài thực và động vật. Hệ sinh thái vùng ĐBSCL được đánh giá là nhạy
cảm với các biến động thời tiết và động thái, cũng như chất lượng nguồn nước. Các hoạt
động khai thác tài nguyên thiên nhiên của người dân đang đe dọa sự suy giảm diện tích
rừng và sinh vật hoang dã.
ĐBSCL có hơn 2,4 triệu ha đất canh tác nông nghiệp và 700.000 ha nuôi trồng thủy sản
(Tổng cục Thống kê, 2006) , bảo đảm cung cấp trên 50% sản lượng lúa và 65% sản lượng
thủy sản nước ngọt và nước lợ cho cả nước. Trong vòng 10 năm, từ 1995 – 2005, diện
tích nuôi trồng thủy sản tăng lên 2,37 lần nhưng sản lượng của ngành đã tăng lên 3,68 lần
(Tuấn, 2007).Vùng đồng bằng đóng góp 27% tổng sản phẩm quốc nội. Đồng bằng sông
Cửu Long là nơi cư trú của trên 18 triệu người dân, hầu hết sống tập trung dọc theo hai
bên bờ sông rạch và kênh mương. Mức gia tăng dân số ước tính 2,3%, cả tự nhiên lẫn
tăng cơ học. Trên 70% dân số sống ở vùng nông thôn và ven đô, sinh kế của họ phụ thuộc
khá nhiều vào diễn biến của thời tiết và nguồn nước tự nhiên. Sự gia tăng dân số nhanh,
đa số người dân thuộc nhóm nghèo, cuộc sống phụ thuộc vào thiên nhiên, đây là một thử
thách lớn cho sự phát triển nông thôn bền vững. Phát triển kinh tế - xã hội và môi trường
nông thôn bền vững là một cần được hiểu như một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------“Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long”
Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ

2

Diễn đàn "Dự trữ sinh quyển và phát triển nông thôn bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long"
Thành phố Cần Thơ, Việt Nam, 5-6/6/2009
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

mà vẫn phải bảo đảm các điều kiện cần và đủ để tiếp tục phát triển trong tương lai xa
(Tuấn và Bé, 2008).
Vùng ĐBSCL là nơi bị tác động nghiêm trọng nhất do biến đổi khí hậu. Mục tiêu của báo
cáo này là trình bày các phỏng đoán nguy cơ, phân tích tính tổn thương cho hệ sinh thái
và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Các đề xuất nghiên cứu chính sách phù hợp cũng
được đề cập trong phần cuối của báo cáo.

Hình 1: Bản đồ lưu vực sông Mekong, Cao độ Đồng bằng sông Cửu Long
và cao trình một mặt cắt tiêu tiêu của vùng ĐBSCL

2. MỘT SỐ PHỎNG ĐOÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế có uy tín đã xếp Việt Nam, đặc biệt là vùng
Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong nhóm quốc gia có nguy cơ tổn thương cao do tác
động của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng (Peter and Greet, 2008;
Dasgupta et al., 2009; IPCC, 2007; UNDP, 2007; WB, 2007; ADB, 1994).
Năm 2009, Trung tâm START vùng Đông Nam Á (Đại học Chulalongkorn, Thái Lan) và
Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ đã phối hợp chạy mô hình khí hậu
vùng PRECIS với kịch bản A2 và B2, dựa vào chuỗi số liệu khí hậu giai đoạn 1980-2000
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------“Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long”
Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ

3

Diễn đàn "Dự trữ sinh quyển và phát triển nông thôn bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long"
Thành phố Cần Thơ, Việt Nam, 5-6/6/2009
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

để phỏng đoán giai đoạn 2030-2040. Kết quả mô hình cho thấy nhiều khu vực của vùng
Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị tác động sau:
• Nhiệt độ cao nhất trung bình trong mùa khô sẽ gia tăng từ 33-35°C lên 35-37°C
(Hình 2)
• Lượng mưa đầu vụ Hè Thu (15/4 - 15/5) sẽ giảm chừng 10-20% (Hình 3).
• Sự phân bộ mưa tháng sẽ có khuynh hướng giảm vào đầu và giữa vụ Hè Thu
nhưng gia tăng một ít vào cuối mùa mưa (Hình 4).
• Tổng lượng mưa năm tại An Giang,Cần Thơ và Sóc Trăng sẽ giảm chừng 20%,
đồng thời thời kỳ bắt đầu mùa mưa sẽ trễ hơn khoảng 2 tuần lễ (Hình 5).
Kết quả này cũng tương đối phù hợp với mô hình của IPCC (2007) cho thấy xu thế: (1)
nhiệt độ toàn cầu gia tăng 1°C trong giai đoạn 2010-2040 và 3-4 °C trong giai đoạn 20702100; (2) lượng mưa trung bình trên thế giới sẽ giảm 20 mm trong giai đoạn 2010-2040
nhưng gia tăng 60 mm trong giai đoạn 2070-2100 (Hình 6).
Mô hình PRECIS cho vùng ĐBSCL cũng cho thấy xu thế lũ trong giai đoạn 2030-2040
sẽ khác đi so với hiện nay: diện tích vùng ĐBSCL bị ngập sẽ mở rộng hơn về phía Bạc
Liêu - Cà Mau (Hình 7) nhưng số ngày chịu ngập ở các tỉnh đầu nguồn sẽ giảm (Hình 8).
Tình hình nhiệt độ gia tăng, mưa giảm, diện tích lũ mở rộng và mực nước biển dâng cao
sẽ tác động rất lớn đến hệ sinh thái và sản xuất nông nghiệp cũng như tạo ra các vấn đề
khó khăn cho sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực.

Hình 2: Sự thay đổi nhiệt độ lớn nhất trung bình thập niên 2030 so với thập niên 1080

Hình 3: Sự suy giảm tổng lượng mưa thập niên 2030 so với thập niên 1080
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------“Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long”
Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ

4

Diễn đàn "Dự trữ sinh quyển và phát triển nông thôn bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long"
Thành phố Cần Thơ, Việt Nam, 5-6/6/2009
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 4: Sự thay đổi lượng mưa tháng ở ĐBSCL thập niên 2030 so với thập niên 1080
Accumulated rainfall: Median year
(10.4 - 105.0 - An Giang)
2000.00

m illim ete r

1600.00
1200.00
800.00
400.00
0.00
0

30

60

90

120

150

180

210

240

270

300

330

360

390

360

390

Day
1980s

2030s

Range 1980s

Range 2030s

1st day >200mm 1980s

1st day >200mm 2030s

Accumulated rainfall: Median year
(10.8 - 105.4 - Can Tho)
2000.00

m illimeter

1600.00
1200.00
800.00
400.00
0.00
0

30

60

90

120

150

180

210

240

270

300

330

Day
1980s

2030s

Range 1980s

Range 2030s

1st day >200mm 1980s

1st day >200mm 2030s

Accumulated rainfall: Median year
(9.4 - 105.8 - Soc Trang)
2400.00

millimeter

2000.00
1600.00
1200.00
800.00
400.00
0.00
0

30

60

90

120

150

180

210

240

270

300

330

360

390

Day
1980s

2030s

Range 1980s

Range 2030s

1st day >200mm 1980s

1st day >200mm 2030s

Hình 5: So sánh sự phỏng đoán thay đổi thời điểm bắt đầu mưa, lượng mưa lũy tích ở
điểm hiện tại (1980s) và tương lai (2030s) của các tỉnh An Giang, Cần Thơ và Sóc Trăng

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------“Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long”
Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ

5

nguon tai.lieu . vn