Xem mẫu

Xã hội học, số 3 - 1997 13 SUY NGHĨ VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC TÔN GIÁO BÙI ĐÌNH THANH Mặc dầu các cộng đồng và xã hội tôn giáo đã tồn tại trong lịch sử nhân loại từ nhiều ngàn năm trước đây, nhưng sự nghiên cứu chúng một cách khoa học mới chỉ được tiến hành khoảng hơn 150 năm gần đây. Thực tế mấy năm qua, tình hình tôn giáo có nhiều biến đổi đáng kể trên thế giới cũng như ở trong nước, càng cho thấy rõ cần kết hợp chặt chẽ hai mặt lý luận và phương pháp luận với đi sâu vào thực tiễn để góp phần có hiệu quả vào việc hoạch định chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. 1. Giở lại trang sử cũ Cũng như bất cứ hiện tượng xã hội nào, hiện tượng tôn giáo là một sản phẩm của lịch sử, của đời sống xã hội. Hiện tượng đó ngày càng đa dạng, phức tạp hơn và mọi nhận thức đơn giản về nó, mọi ý định chủ quan muốn nhanh chóng xóa bỏ nó đều không giải quyết được vấn đề. Dù có những khái niệm khác nhau về tôn giáo và tiếp cận về tôn giáo theo những quan điểm phương pháp luận khác nhau, nhưng các nhà nghiên cứu tôn giáo ít nhất cũng có một quan điểm giống nhau là đặt tôn giáo trong mối quan hệ với các cơ cấu và hình thái kinh tế - xã hội, các chế độ xã hội, các thể chế chính trị tương ứng. Do đó, tôi nghĩ rằng dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nên có thái độ khoa học nhằm tiếp cận các quan điểm khác nhau đó, phân tích chúng và trên cơ sở đó, xây dựng một phương pháp luận nghiên cứu xã hội học tôn giáo của ta có khả năng giúp chúng ta nâng cao được trình độ lý luận và vận dụng vào thực tiễn để hiểu biết sâu sắc hơn và giải quyết tốt hơn những vấn đề tôn giáo của nước ta. Tôi muốn bắt đầu bằng Auguste Comte được xem như người khai sinh ra môn xã hội học. Chúng ta đều biết A.Comte là người đề ra chủ thuyết xã hội học thực chứng và theo một logic tất yếu, khái niệm về tôn giáo của ông cũng là tôn giáo bắt nguồn từ cảm hứng thực chứng. Theo Comte, trong thời đại mới, thời đại của chủ nghĩa tư bản đang lên, tôn giáo không thể là tôn giáo của thời đại cũ với cách tư duy đã lỗi thời. Con người khoa học của thời đại mới không thể tin vào các đấng thần linh, vào giáo lý đạo cơ đốc. Nhưng một mặt khác lại phải thấy con người luôn luôn có một nhu cầu về tôn giáo, bởi vì con người cần tôn thờ, cần yêu một cái gì đó vượt qua bản thân mình. Các xã hội khác nhau cần có tôn giáo bởi vì chúng cần đến một quyền lực tinh thần làm giảm nhẹ quyền lực thế tục. Theo Comte, tôn giáo đáp ứng Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 14 Suy nghĩ về phương pháp luận nghiên cứu xã hội học tôn giáo những nhu cầu của một nhân loại đi tìm tình yêu và thống nhất sẽ là tôn giáo về chính bản thân nhân loại. Nhưng nhân loại là ai? Theo Comte, không phải là tất cả mọi người mà chỉ là những người đã để lại một sự nghiệp, một tấm gương đáng được tôn thờ, điều mà Comte gọi là một sự “bất tử khách quan”. Đương thời, khái niệm về tôn giáo của Comte được xem là ngây thơ, ảo tưởng và đến bây giờ chắc cũng ít có ai cho rằng có thể thực hiện được thứ tôn giáo đó, nhưng nếu như theo quan điểm của thế giới hiện đại coi trọng nhân tố con người thì không thể không đánh giá cao khái niệm tôn giáo nói trên của A.Comte. Nhà Xã hội học Pháp Raymond Aron nhận xét rằng nếu phải chon trong những khái niệm về tông giáo khác nhau do các nhà xã hội học đưa ra thì khái niệm của A.Comte là tốt hơn cả. Chấp nhận tôn giáo tình yêu nhân loại chẳng hơn là làm tín đồ của những tôn giáo thiếu lòng khoan dung, thậm chí cuồng tín dẫn đến bạo lực tiêu diệt con người hay sao? Vào đầu những năm 50 của thế kỷ 18, khi A.Comte trình bày những khái niệm của mình về tôn giáo trong tác phẩm “Giáo lý thực chứng hay là sự trình bày sơ lược về tôn giáo phổ biến” thì cũng là lúc Karl Marx đưa ra những luận điểm của mình về tôn giáo. Từ khi chủ nghĩa Mác ra đời, các nghiên cứu mac-xit đã tốn khá nhiều giấy mực để viết về cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật vô thần chống lại chủ nghĩa duy tâm của các tôn giáo trước, trước hết là thiên chúa giáo. Trong cuộc đấu tranh đó, người ta thường dẫn câu nói của Marx “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, xem đó như là thực chất của khái niệm macxit về hiện tượng tôn giáo. Thật là không có gì trái hơn thực chất tư tưởng của Marx. Điều tôi muốn nói ở đây là vào thời đó, khái niệm nói trên cũng đã xuất hiện trước Marx ở một số nhà nghiên cứu, ví như nhà văn hào Đức Heinrich Heine trong một tác phẩm năm 1840 đã viết: “Đáng được ca ngợi một tôn giáo đã rót vào bình rượu cay của nhân loại đau khổ vài giọt thuốc phiện êm dịu và an thần, vài giọt tình yêu, lòng tin và hy vọng”. Modes Hess, trong một tiểu luận xuất bản năm 1843 ở Thụy Sĩ cũng viết: “tôn giáo có thể giúp cho việc chịu đựng được ý thức thức đau khổ của sự nô lệ cũng như kiểu thuốc phiện là một sự hỗ trợ lớn cho những bênh đau đớn” (1). Khái niệm nói trên được Marx sử dụng trong “góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hegel” năm 1844. Khái niệm đó thường bị cắt xén làm cho tư tưởng của Marx không được hiểu một cách đầy đủ. Toàn văn của đoạn viết đó như sau: “Sự khổ ải tôn giáo vừa là biểu 1 Archives de Sciences Sociales des Religions. Paris số 89. Tr.41 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Bùi Đình Thanh 15 hiện của sự khổ ải hiện thực, vừa là sự phản kháng lại sự khổ ải hiện thực đó. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp lực, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của trạng thái không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân – Tôn giáo là hạnh phúc hư ảo của nhân dân” (2). Trên thực tế, nếu xem xét kỹ, ta thấy vào thời điểm này, Marx còn chịu ảnh hưởng của Feuerbach, thuộc phái Hegel mới. Sự phân tích của ông vì tôn giáo có thể xem như là tiền macxit, chưa gắn với các giai cấp và lịch sử, nhưng nó cũng đã mang tính chất biện chững, đã thấy được tính mâu thuẫn trong sự khổ ải tôn giáo: khi thì là sự hợp pháp hóa của trật tự xã hội đang tồn tại, khi thì là sự phản ứng, chống đối trật tự xã hội đó. Chỉ đến sau này, trong Hệ tư tưởng Đức (1846), sự nghiên cứu tôn giáo theo quan điểm macxit mới thực sự bắt đầu. Tôn giáo được xem như là một thực thể xã hội và lịch sử. Yếu tố trung tâm của phương pháp mới phân tích các hiện tượng tôn giáo là đã xem xét chúng, cùng với pháp luật, đạo đức, siêu hình, các tư tưởng chính trị… như một trong nhiều hình thái của hệ tư tưởng, nghĩa là sự sản sinh ra tinh thần của một dân tộc, sự sản sinh ra những tư duy, biểu tượng và hình thái của lương tri tất yếu được quy định bởi sự sản xuất vật chất và những quan hệ xã hội tương ứng. Theo Lucien Goldmann, nguyên tắc quan trọng nhất của phương pháp luận xã hội học macxit là “tính chất tổng thể hoạt động của con người và mối liên hệ không thể cắt rời giữa hiện tượng kinh tế và xã hội với lịch sử các tư tưởng”. Cần nhấn mạnh rằng nguyên tắc phương pháp luận này còn có ảnh hưởng lâu dài đến môn xã hội học tôn giáo và được nhiều nhà nghiên cứu xã hội học tôn giáo không phải là macxit hoặc cộng sản chấp nhận. Trong nội dung nghiên cứu về xã hội học tôn giáo, ngoài các quan điểm chung, hình như Marx quan tâm đến đạo Tin Lành hơn cả, xét trên bình diện mối quan hệ của nói với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Cách tiếp cận cổ điển nhất là xem cải cách của đạo Tin lành như là phản ánh của xã hội tư bản. Trong tác phẩm “Tư bản”, Marx viết: “Thế giới tôn giáo chỉ là phản ánh của xã hội hiện thực. Một xã hội mà ở đó, sản phẩm lao động có hình thức của hàng hóa….một xã hội như thế tìm thấy trong đạo Thiên chúa với sự tôn thờ con người trừu tượng, nhất là trong những loại hình tư sản, đạo Tin lành, thần luận của nó, sự bổ trợ tôn giáo thích hợp nhất” (3). Để có thể tìm hiểu sâu sắc hơn quan điểm phương pháp luận về mối quan hệ giữa tôn giáo với xã hội tư bản, cần đọc lại Engels. Có lẽ vì đã được hưởng một sự giáo dục gia đình về thuyết kiên tính (piétsisme) mà Engels đã quan tâm hơn Marx đến những hiện tượng tôn giáo, mặc dầu ông rất thống nhất với Marx về những quan điểm duy vật và vô thần. Đóng góp chủ yếu 2 C.Mac, P.Angghen. Tuyển tập, tập 1, tr 14 3 K.Marx. Le Capital. Ed. Garnier. Flammarion, 1969, vol 1, tr 74 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 16 Suy nghĩ về phương pháp luận nghiên cứu xã hội học tôn giáo của Engels vào xã hội học macxit về tôn giáo là sự phân tích về mối quan hệ giữa các biểu tượng tôn giáo với các giai cấp xã hội. Trong những công trình nghiên cứu của Engels, đạo Thiên chúa biểu hiện như một hình thái văn hóa, tư tưởng biến đổi trong quá trình lịch sử và như là cuộc đấu tranh giữa các lực lượng xã hội đối kháng. Với phương pháp luận đó, Engels đã rọi một ánh sáng mới vào việc nghiên cứu các tôn giáo, nhờ đó các thiết chế tôn giáo không còn được xem như một tổng thể thuần nhất mà là một môi trường của các lực lượng chứa đựng những xung đột xã hội. Cũng như Marx, Engels nhận thấy có một nghịch lý, nói đúng hơn là một mâu thuẫn thống nhất – trong hiện tượng tôn giáo là vai trò của nó trong sự thiêng liêng hóa trật tự xã hội đã được thiết lập, nhưng cũng tùy theo từng trường hợp cụ thể, thể hiện vai trò phê phán, chống đối, thậm chí cahcs mạng của nó. Điều đáng chú ý là Engels đã chú ý nhiều hơn đến vai trò thứ hai của tôn giáo trong các công trình nghiên cứu của mình, từ Thiên chúa giáo nguyên thủy đến các dị giáo thời Trung cổ, chiến tranh nông dân Đức thế kỷ 16 và Thanh giáo Anh có tính chất cách mạng thế kỷ 17. Engels nhận thấy có một sự song song giữa đạo Thiên chúa nguyên thủy với chủ nghĩa xã hội hiện đại trong cả hai trường hợp đều là những phong trào của những quần chúng bị áp bức và đều chủ trương đấu tranh thoát khỏi tình trạng nô lệ. Engels thường thích nhắc lại câu nói của nhà sử học Phát Ernest Renan: “Nếu anh muốn có một ý niệm về những cộng đồng Thiên chúa giáo đầu tiên hãu nhìn vào một phân bộ địa phương của Hiệp hội quốc tế những người lao động”. Sự khác nhau căn bản giữa hai phong trào là ở chỗ những người theo đạo Thiên chúa thì hy vọng sự giải thoát ở thế giới bên kia, còn chủ nghĩa xã hội thì đặt sự giải thoát đó ngay ở thế giới này. Trong tác phẩm “Chiến tranh nông dân ở Đức” (1870), Engels đánh giá cao vai trò của Thomas Munzer: “Học thuyết của ông (T.M) tương ứng một cách đúng đắn với các khái niệm tôn giáo cách mạng và vượt qua những khái niệm tôn giáo đương thời. Đối với Munzer, vương quốc của chúa không có gì khác là một xã hội ở đó không còn có sự khác biệt về giai cấp, không có tư hữu tài sản hoặc một quyền lực Nhà nước xa lạ chống lại các thành viên của xã hội” (4). Engels cho rằng cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và tôn giáo không nhất thiết là cuộc đấu tranh giữa cách mạng và phản cách mạng, giữa tiến bộ và lạc hậu, giữa tự do và độc đoán, khác với sau này khi nhận thức về tôn giáo của những người macxit trong một thời gian đã bị chi phối bởi chủ nghĩa giáo điều, như vào đầu những năm 70, trong một cuộc hội thảo về tôn giáo do Trung tâm nghiên cứu matxit ở Paris tổ chức, một số nhà xã hội học matxit đã đưa ra nhận định: “Cuộc đấu tranh giai cấp trên quy mô toàn thế giới hiện nay đã trở thành nhân tố quyết định của lịch sử hiện đại. Đến lượt nó, cuộc đấu tranh giai cấp đó đã động chạm đến ngay cả cấu trúc tôn giáo và nó đã dẫn đến điều không tránh khỏi là bảo đảm cho sự ưu thắng Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Bùi Đình Thanh 17 của khái niệm macxit về lịch sử. Từ đó mà nảy sinh cuộc khủng hoảng của xã hội học tư sản về tôn giáo, những nhà xã hội học này đã không biết phân tích hiện tượng Kitô giáo như Marx và Engels đã làm, và không phải chỉ riêng xã hội học tôn giáo mà là toàn bộ môn xã hội học tư sản nói chung” (5) Một quan điểm khác của Engels cho rằng cuộc cải cách Thanh giáo của thế kỷ 17 là cuộc cải cách cuối cùng trong đó tôn giáo có thể đóng vai trò của hệ tư tưởng cách mạng: “Ngọn cờ tôn giáo phất phới lần cuối cùng ở nước Anh vào thế kỷ 17 và khoảng 50 năm sau, khái niệm mới của giai cấp tư sản, khái niệm pháp lý bước lên sàn diễn ở Pháp chẳng cần ngụy trang. Cuộc đại cách mạng Pháp là cuộc nổi dậy đầu tiên của giai cấp tư sản đã vứt bỏ hoàn toàn bộ đồ mặc tôn giáo và tiến hành tất cả các trận chiến đấu của nó trên lĩnh vực chính trị công khai” (6). Theo Engels, từ đó tôn giáo chỉ còn là một lực lượng xã hội và chính trị “không còn đủ năng lực trở thành trong tương lai tấm áo khoác tư tưởng phục vụ cho những khát vọng của một giai cấp tiến bộ nào đó”(7). Năm 1895, Engels qua đời. Chỉ một năm sau khi Engels mất, nhà xã hội học Pháp Emile Durkheim (1858 – 1917) đã công bố công trình nghiên cứu của mình mang đầu đề: “Định nghĩa những hiện tượng tôn giáo”, nhưng phải đợi đến năm 1913, Durkheim mới cho ra đời công trình chủ yếu của ông nghiên cứu về tôn giáo: “Những hình thái sơ đẳng của đời sống tôn giáo”. Ở đây, trong phương pháp luận nghiên cứu tôn giáo của Durkheim có mấy điểm chúng ta cần chú ý: a. Durkheim cho rằng vào đầu thế kỷ 19, đã diễn ra gần như đồng thời ba phong trào: đó là sự ra đời của môn xã hội học, một sự cố gắng để làm sống lại tôn giáo và sự phát triển của các học thuyết xã hội chủ nghĩa. Các học thuyết xã hội chhur nghĩa có khuynh hướng tổ chức lại xã hội, phong trào tôn giáo nhằm tái tạo các tín ngưỡng để thay đổi các tôn giáo truyền thống đang suy yếu, còn xã hội học thì có mục đích giải thích các hiện tượng xã hội theo một quan điểm khoa học. Ba phong trào đó có những mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của khoa học làm suy yếu những tín ngưỡng tôn giáo truyền thống dẫn một cách không thể cưỡng được đến việc nghiên cứu các hiện tượng xã hội một cách nghiêm túc. Khoa học xã hội giúp cho việc hiểu biết các tôn giáo đã ra đời như thế nào từ các đòi hỏi của xã hội và nó cũng giúp cho việc hiểu biết các tôn giáo đã ra đời như thế nào từ các đòi hỏi của xã hội và nó cũng giúp chúng ta hiểu rằng các tôn giáo khác nhau cũng sẽ ra đời theo một quá trình như thế dễ đáp ứng các nhu cầu tất yếu về văn hóa, tâm lý, tinh thần của xã hội. (4) K.Marx, Engels. Sur la religon (Về tôn giáo). Ed.Sociales Paris, 1960, tra 114 (5) Trung tâm nghiên cứu mác xít: Y a telle une crise des sciences de religion? (Có chăng một cuộc khủng hoảng về các khoa học tôn giáo?) Paris, 1972, tr 34. (6) K.Marx, F.Engles, Sách đã dẫn, tr. 298 (7) K.Marx, F.Engles. Sách đã dẫn, tr. 260 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn