Xem mẫu

  1. Sức mạnh của lời từ chối nơi công sở Vì sao phái mạnh ghét phải nói "không"- Muốn thăng tiến Bất kỳ người đàn ông nào cũng mong muốn được thăng tiến trong công việc, họ sẵn sàng nhận thêm những nhiệm vụ mới, học hỏi những chương trình mới thậm chí tham gia những cuộc họp với tư cách là "khách không mời" để tìm kiếm thông tin. Họ tự thuyết phục mình rằng, đây là cách họ tìm hiểu thêm về công việc. Càng nhiều tham vọng, cánh mày râu thấy có nhiều việc để làm và thêm nhiều khác biệt hơn. Vì thế, nam giới không muốn nói "Không" trước bất kỳ lĩnh vực gì bởi họ muốn có thêm động lực phát triển từ những nhiệm vụ mới đó. Ngược lại, họ cảm thấy mình là kẻ thất bại. - Muốn giúp đỡ mọi người Hầu hết, cánh mày râu đều không muốn mọi người thất vọng về mình, họ luôn muốn hoàn thành mọi việc một cách tốt đẹp, khiến người khác phải thán phục. Đa phần các chàng luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, đồng nghiệp, muốn trở thành "người hùng" giúp người khác giải quyết mọi vướng mắc. Cảm giác người khác phụ thuộc vào mình khiến cánh mày râu cảm thấy tự tin, mạnh mẽ hơn để có thể che chở cho người khác. Vì thế, ngay cả khi thấy trước thất bại, họ vẫn sẵn sàng nhảy vào. ảnh minh họa - Muốn được thử thách và khám phá
  2. Bạn đang phụ trách một dự án và gặp những rắc rối khá lớn. Thế nhưng, khi bạn hỏi đến, bạn không muốn phải từ bỏ và chuyển cho một đồng nghiệp khác phụ trách. Với nam giới, càng khó khăn lại càng thôi thúc sự khám phá và nỗ lực ở họ. Dù thế nào họ cũng muốn bắt tay vào giải quyết chứ không thể ngồi yên khoanh tay chịu thua được. Đó cũng là lý do khiến cánh mày râu ít khi chịu từ chối. Lý do bạn nên nói lời từ chối - Để mọi thứ không dang dở Đôi khi bạn cũng nên nói lời từ chối với đồng nghiếp, với sếp bởi công việc của bạn đang quá bận rộn và hoàn toàn không có “ba đầu sáu tay” để nhận thêm việc mới. Nếu chỉ vì cả nể hay giải quyết khâu “oai” mà nhận tất cả thì sẽ có lúc bạn bị quá tải, cái gì cũng dở dang mà không cách nào chữa cháy được. Bạn nên nhớ, công việc mới dù ít hay nhiều cũng sẽ khiến bạn phải phân tâm và chắc chắn không thể tập trung vào nhiệm vụ một cách toàn tâm toàn ý được. Vì vậy, nếu có việc gì bắt buộc phải nhận, bạn hãy yêu cầu để deadline dài dài ra một chút chứ đừng gấp gáp quá. - Ðể người khác biết trân trọng thời gian của bạn Thời gian là tài sản quý giá và đừng bao giờ phung phí nó vào những việc không đâu. Bạn nên có sự phân bố thời gian cho công việc một cách hợp lý và hơn ai hết, chính bạn phải biết trân trọng thời gian của mình. Cũng từng đó lượng thời gian như mọi người, nhưng cách sắp xếp và giải quyết công việc của bạn sẽ khiến mọi người biết bạn quý trọng thời gian của mình như thế nào.
  3. Vì thế, bạn cần chọn lọc những gì quan trọng để không làm phí thời gian và công sức của mình. Ví dụ, khi bạn ở vị trí sếp, có thể là giám đốc hay trưởng phòng chẳng hạn, nếu nhân viên tháng nào cũng có chuyện phàn nàn với bạn thì tốt nhất hãy biết chọn lọc vấn đề mà giải quyết. Những việc riêng tư, cá nhân với những mâu thuẫn nhỏ trong đời sống hằng ngày thì tốt nhất là bạn nên tránh xa. Đừng mất thời gian đi giải quyết những chuyện không mà hãy để nhân viên hiểu rằng, họ đang làm phiền và làm mất thời gian của sếp. - Để củng cố vị trí của mình Xét về một khía cạnh nào đó, công việc phải phù hợp với trình độ và địa vị của bạn. Bất cứ một việc gì dù lớn hay nhỏ, bạn cũng đừng vội vàng chấp nhận chỉ vì "không mất nhiều thời gian" bởi nhiều khi, vô hình chung bạn đang tự hạ thấp uy tín và địa vị của mình. Một trưởng phòng không thể đi photo tài liệu giúp nhân viên, một nhân viên kinh doanh không đi chi trả tiền thay cho thủ quỹ... Có nghĩa là, đừng vì thân quen mà vơ vào mình những việc không đâu. Hãy biết rõ điểm mạnh của mình, uy tín mình đang có để biết nên làm gì và điều gì không phù hợp. Vì thế, nói không cũng là một cách giúp bạn giữ uy tín và vị thế của mình trong mắt mọi người. Tất nhiên, bạn không nên từ chối một cách thẳng thừng khi còn chưa kịp hiểu ngọn ngành công việc. Hãy suy nghĩ kỹ xem việc đó có lợi gì cho công ty không, có cải thiện sự nghiệp của bạn hay không, có mang đến những tác dụng gì hay có gây hậu quả gì không... rồi hẵng quyết định xem nên từ chối như thế nà
nguon tai.lieu . vn