Xem mẫu

  1. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Pht trịển, thương mại, v WTO Nin khĩa 2005 – 2006 Thể chế và tác động Ch. 10: Sự thoả đáng của các giải pháp xử lý tranh chấp của WTO SỰ THỎA ĐÁNG CỦA CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ TRANH CHẤP CỦA WTO Robert Hudec PHÂN TÍCH DƯỚI GIÁC ĐỘ CỦA MỘT NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Người ta thường cho rằng việc các nước đang phát triển sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO với các nước công nghiệp sẽ là sự lãng phí về thời gian và tiền bạc. Người ta lập luận rằng ngay cả khi tranh cãi xảy ra, một nước đang phát triển có một phán quyết pháp lý rõ ràng rằng một nước công nghiệp đã vi phạm những nghĩa vụ pháp lý của mình thì nước đang phát triển này cũng không có một biện pháp hữu hiệu nào để cưỡng chế thi hành phán quyết đó. Quy trình giải quyết tranh chấp của WTO chỉ có thể đưa ra sự trừng phạt mang tính cưỡng chế duy nhất là trả đủa thương mại – tức là nước khiếu kiện áp đặt những sự trừng phạt thương mại mang tính phân biệt đối xử với các quốc gia bị khiếu nại. Tuy nhiên biện pháp trả đủa thương mại do các nước đang phát triển tương đối nhỏ bé thực hiện không gây ra tổn thất nghiêm trọng nào đối với các nước công nghiệp lớn hơn. Cuối cùng người ta đi đến kết luận rằng việc trả đủa sẽ gây thiệt hại cho nước đang phát triển sử dụng nó nhiều hơn rất nhiều so với nước công nghiệp bị áp đặt sự trừng phạt thương mại. Kinh nghiệm này xem ra cũng có nhiều phần rất đúng. Thực ra, “luật” của WTO không cung cấp cho những nước nhỏ sự bảo vệ giống như là sự bảo vệ của những hệ thống pháp lý trong nước hoàn chỉnh dành cho các công dân của mình. Những giải pháp của hệ thống WTO cho phép các nước lớn áp đặt những cưỡng chế thi hành lên các nước nhỏ mạnh hơn là các nước nhỏ áp đặt lên các nước lớn trong tình huống ngược lại. Những thiếu sót của hệ thống luật pháp của WTO trong tình huống này đã gây ra một tranh cãi hợp pháp cho chính phủ các nước đang phát triển khi họ phải quyết định có nên vận dụng hệ thống giải quyết tranh chấp này để chống lại các nước lớn hay không. Hơn nữa, những thiếu sót này lại đặt ra câu hỏi liệu rằng có đáng để cho các nước đang phát triển tiêu tốn nguồn lực thương thảo của mình nhằm nổ lực để sửa chữa cho những thiếu sót này và nếu như vây thì cần phải cải tổ cụ thể như thế nào. Trong chương này, tôi sẽ khảo sát những dữ kiện đằng sau kinh nghiệm phổ biến này một cách cẩn thận hơn. Mục đích của tôi không phải là để chứng minh rằng kinh nghiệm phổ biến này là hoàn toàn sai. Đúng hơn là, tôi hy vọng sẽ chỉ ra rằng vấn đề ở đây, cũng như nhiều vấn đề khác, không phải là một vấn đề đã rõ rành rành và thông thường là được định trước. Tôi nghĩ, điều quan trọng là các viên chức chịu trách nhiệm quyết định những vấn đề này có một sự hiểu biết chính xác cái gì đúng và cái gì sai của các giải pháp trong hệ thống hiện tại của WTO, và hệ thống được vận hành tốt hay kém như thế nào trong thực tiễn. Mục đích của tôi là phát thảo ra ít nhất một vài thông tin cần thiết để có được sự thông hiểu đó. Cưỡng chế thi hành trong hệ thống giải quyết tranh chấp của GATT Sự yếu kém của hệ thống giải quyết tranh chấp của GATT, hoạt động từ năm 1984 đến năm 1994, đã được mô tả thường xuyên đến nỗi không cần phải đi sâu thêm vài chi tiết. Toàn bộ hệ thống dựa trên một cơ chế quyết định nhất trí, điều này có nghĩa là cần phải có sự đồng ý Bernard Hoekman et al. 1 Biên dịch: Lê Minh Tâm Hiệu đính: Trương Quang Hùng
  2. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Pht trịển, thương mại, v WTO Thể chế và tác động Ch. 10: Sự thoả đng của cc giải php xử lý tranh chấp của WTO của nước bị khiếu kiện trước khi các thủ tục như: lên danh sách hội đồng xét xử, xác định các điều khoản tham chiếu, ban hành phán quyết, phê chuẩn việc trả đũa… có thể được tiến hành. Sửa đổi chính mà Bản Hướng dẫn Giải Quyết Tranh Chấp Của WTO đưa ra là làm cho thủ tục này tự động được tiến hành khi có yêu cầu của bên khiếu kiện dù có hay không sự đồng ý của bên bị khiếu kiện. Ngoài khuyết điểm chính nêu trên, các giải pháp tu chỉnh chính thức của hệ thống pháp lý GATT khi phát hiện có sự vi phạm pháp lý cũng còn khá hạn chế. Một phán quyết về vi phạm cũng chỉ cho phép chính phủ nước khiếu kiện ra một “kiến nghị chung chung” yêu cầu chính phủ nước bị khiếu kiện tuân thủ các nghĩa vụ của mình. Kiến nghị này lại chỉ nhằm vào hành vi trong tương lai chứ không có sự bồi thường cho những thiệt hại do sự vi phạm đó đã gây ra. Cũng không có giới hạn thời gian để buộc phải tuân thủ và quá trình đạt được sự tuân thủ đó có thể kéo dài nhiều năm. Chính phủ nước khiếu kiện đôi lúc có thể yêu cầu cho phép trả đũa bằng cách áp đặt những rào cản thương mại tương ứng, nhưng yêu cầu này có thể bị chính phủ nước bị khiếu kiện phủ quyết. Trong giai đoạn hoạt động gần nhất của GATT, chỉ có hai yêu cầu cho phép trả đũa được đưa ra, cả hai đều nhằm chống lại Hoa Kỳ và cả hai đều bị phủ quyết1. Mặc dù bên bị khiếu kiện có khả năng cản trở thủ tục xét xử, thủ tục xét xử tranh chấp của GATT gặt hái một số lượng đáng kể những khiếu nại về thủ tục giải quyết tranh chấp trong 50 năm lịch sử của nó. Theo nghiên cứu của cá nhân tôi về những vụ khiếu kiện của GATT từ năm 1948 đến cuối năm 1989, đã có 207 vụ khiếu kiện. Trong đó, 88 vụ đã có phán quyết. Trong số 88 vụ có phán quyết thì 68 vụ là phán quyết về vi phạm. Trong thập kỷ 1980, khi hệ thống GATT phát triển, đã có 115 vụ khiếu kiện và từ đó có 47 phán quyết mà trong đó 40 vụ là phán quyết về vi phạm (Hudec 1993: 277-78). Số liệu sơ bộ của nghiên cứu tiếp theo đó đã liệt kê thêm 71 vụ khiếu kiện trong năm năm hoạt động cuối cùng của GATT (1990 đến 1994), với 22 phán quyết, trong đó có 20 phán quyết về vi phạm2. Mặc dù bên bị khiếu kiện có khả năng ngăn chặn việc thông qua những phán quyết bất lợi, đại đa số các phán quyết về vi phạm đã được thông qua. Hơn nữa, hàng loạt những phán quyết về vi phạm đó, kể cả những phán quyết không được thông qua, đưa đến việc chỉnh đốn đáng hài lòng về lề thói (thông lệ) đang gây ra vấn đề. Trong ba thập kỷ đầu tiên, hệ thống GATT đã đạt được một tỷ lệ thành công gần như 100 phần trăm trong việc làm cho các bên tranh chấp thoả mãn với với các phán quyết pháp lý. Trong những năm 1980, khi các chính phủ bắt đầu sử dụng hệ thống giải quyết tranh chấp này để xử lý các vấn đề tranh cãi mang tính chất chính trị nhiều hơn thì tỷ lệ thành công giảm xuống còn khoảng chừng 81 phần trăm – thấp hơn tiêu chuẩn của hầu hết hệ thống luật của các quốc gia – nhưng vẫn là một thành công đáng kể của một thể chế luật quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nhạy cảm về chính trị của chính sách thương mại (Hudec 1993: 285-94). Cho dù những khiếu kiện của các nước đang phát triển không đạt được mức độ thành công cao như các vụ khiếu kiện của các nước phát triển, các kết quả với tỷ lệ cao trên số vụ khiếu kiện là vẫn rất đáng khích lệ. Trong suốt lịch sử của GATT, các nước đang phát triển khởi kiện 28 vụ . Trong đó, 17 vụ được phán quyết và 11 vụ trong số này là phán quyết về vi phạm, và 10 trong số 11 vụ này (chiếm tỷ lệ 91 phần trăm) có kết quả thành công. Trong số 22 vụ được biết là có cơ sở khiếu kiện pháp lý hợp lệ, 18 vụ (chiếm 82 phần trăm) đạt được kết quả mỹ mãn. Ngay cả trong các vụ tranh chấp căng thẳng hơn trong những năm 1980, các Bernard Hoekman et al. 2 Biên dịch: Lê Minh Tâm Hiệu đính: Trương Quang Hùng
  3. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Pht trịển, thương mại, v WTO Thể chế và tác động Ch. 10: Sự thoả đng của cc giải php xử lý tranh chấp của WTO khởi kiện hợp pháp của các nước đang phát triển cũng đạt một tỷ lệ thành công là 73 phần trăm (Hudec 1993: 315-26). Sự tương phản nghịch lý giữa một bên là những thủ tục mang tính tự nguyện và những giải pháp yếu ớt của hệ thống giải quyết tranh chấp của GATT và một bên là tỷ lệ thành công cao hàm chứa một bài học. Bài học đó là sự cưỡng chế thi hành của các nghĩa vụ pháp lý quốc tế không thể lý giải được bằng sự phân tích nông cạn về các thủ tục giải quyết tranh chấp và các giải pháp khắc phục. Việc cưỡng chế thi hành đòi hỏi phải thuyết phục các chính phủ phải hủy bỏ những quyết định vi phạm thỏa thuận mà họ đã đề ra. Các chính phủ không phải là những cá nhân. Họ là những định chế phức tạp và ra quyết định theo những cách thức riêng biệt, thường là phi lý - cái mà chúng ta gọi là “chính trị”. Ngay cả những chính phủ nhỏ cũng đủ mạnh để có thể chịu đựng được những áp lực mà những cá nhân không chịu đựng được. Tuy nhiên, các chính phủ, thường có lợi ích lâu dài trong hiệu quả của mối quan hệ pháp lý với các chính phủ khác, và vì vậy, họ có xu hướng hành động giữ gìn các mối quan hệ đó. Suy cho cùng, các quyết định tuân thủ của các chính phủ được dựa trên những tính toán về lợi ích hơn là sự ép buộc. Theo quan điểm tôi, thông thường sự tuân thủ của một chính phủ đối với các phán quyết là sản phẩm của ít nhất ba yếu tố liên quan nhau ảnh hưởng đến các quyết định về chính sách thương mại của các chính phủ đó. Thứ nhất, có vài viên chức trong bộ máy ra quyết định của chính phủ bị khiếu kiện muốn theo đuổi cách hành xử do những nghĩa vụ pháp lý của GATT yêu cầu vì chính lợi ích của mình. Những viên chức này cùng với những nhóm có lợi ích riêng cùng chia sẽ quan điểm này đã tạo thành một động lực chính trị ngay trong chính phủ nước bị khiếu kiện, và hiệu lực của các phán quyết của GATT sẽ làm cho họ có ảnh hưởng lớn hơn trong quá trình ra quyết định của đất nước. Thứ hai, rất nhiều các viên chức nhà nước và những nhóm có lợi ích riêng trong quá trình ra quyết định của đất nước thấy được giá trị của chính hệ thống luật pháp này và tin rằng cả họ và đất nước của họ về lâu dài sẽ có lợi từ một hệ thống pháp luật hiệu quả hơn là từ một trường hợp bất tuân thủ này hay khác. Mặc dù những người này có thể không muốn ràng buộc đất nước mình vào một cam kết chắc chắn với một hệ thống pháp luật cụ thể nào hoặc có thể không có đủ hậu thuẫn về chính trị để làm như vậy. Tuy nhiên họ sẽ phản đối mạnh mẽ một vài trường hợp vi phạm cụ thể mà sẽ làm thiệt hại đến uy tín của hệ thống này. Cuối cùng, không nên đánh giá thấp áp lực tác động từ các chính phủ khác. Nếu đa số các chính phủ thành viên tin vào giá trị của hệ thống pháp luật hiện tại thì những chính phủ này sẽ có những động cơ tương tự để ngăn cản việc không tuân thủ các phán quyết pháp lý và sẽ bày tỏ quan điểm cùng lên án hành động không tuân thủ. Nhưng ngay cả nếu cả ba yếu tố này đều tồn tại trong những trường hợp mà không có được phán quyết pháp lý, các phán quyết pháp lý cũng chỉ tựu trung vào vấn đề tuân thủ và hiệu lực qui ước của các phán quyết đó sẽ làm tăng thêm sức mạnh của những bên tham gia và ủng hộ sự tuân thủ. Việc này xảy ra là do phán quyết có được cưỡng chế thi hành bằng những chế tài bắt buộc hay không. Như đã nói ở trên, thủ tục giải quyết tranh chấp của GATT gần như không bao giờ sử dụng việc trả đũa như một công cụ cưỡng chế thi hành. Việc GATT đã mang lại rất nhiều những phán quyết pháp lý thành công cho thấy rằng những động lực bên trong chính phủ như miêu tả ở trên đóng vai trò quan trọng mang lại những kết quả thắng lợi. Dĩ nhiên, điều này không Bernard Hoekman et al. 3 Biên dịch: Lê Minh Tâm Hiệu đính: Trương Quang Hùng
  4. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Pht trịển, thương mại, v WTO Thể chế và tác động Ch. 10: Sự thoả đng của cc giải php xử lý tranh chấp của WTO có nghĩa là cưỡng chế thi hành sẽ không có được hiệu quả mạnh nếu như việc trả đũa đã được sử dụng nhiều hơn trước đó. Trong cùng một hoàn cảnh, thì người ta cho rằng sự tuân thủ sẽ cao nếu có sự trả đũa hơn là không có trả đũa. Điểm chính là, một phán quyết pháp lý mà không cho phép trả đũa vẫn có thể là một công cụ chính sách hiệu quả cho một nước đang phát triển tìm cách làm cho các nước lớn hơn chấm dứt việc vi phạm pháp lý. Mặc dù không phải luôn luôn lúc nào cũng có hiệu quả, nhưng trong nhiều trường hợp nó lại có hiệu quả hơn cả những phương thức thực tiễn khác. Những quyết sách mà chỉ tập trung vào khả năng cho một sự trả đũa thì sẽ có rủi ro bỏ qua các giải pháp khác hoặc quan trọng hơn nữa là những lợi ích có thể có chỉ từ một phán quyết pháp lý đơn thuần. Các Cải Cách của WTO Ở Vòng Đàm Phán Uruguay, các chính phủ thành viên của WTO đã nhất trí thiết lập một hệ thống giải quyết tranh chấp nghiêm khắc hơn. Như đã trình bày ở trên, họ đã bắt đầu bằng cách để cho trình tự tranh chấp diễn ra một cách tự nhiên. Diễn tiến tự nhiên của trình tự làm cho các nước lớn khó mà ép các nước nhỏ hơn từ bỏ những khiếu kiện pháp lý của mình. Bây giờ thì sẽ có ít đối đầu ngoại giao hơn, nếu những nước đang phát triển muốn có một phán quyết pháp lý. Các giải pháp được công nhận để cưỡng chế thi hành một phán quyết có hiệu lực ràng buộc cũng được tăng cường. Cùng với việc làm cho việc thực hiện trả đũa trở nên dễ dàng, các cải cách của Vòng Đàm Phán Uruguay cũng đã thực hiện một số thay đổi nhằm để tăng cường hiệu lực của chính các phán quyết. Giải pháp cơ bản được nêu ra trong DSU vẫn là “kiến nghị” có tính ràng buộc pháp lý yêu cầu bên bị khiếu kiện phải điều chỉnh hành vi của mình để tuân thủ. Mặc dù kiến nghị này cũng chỉ điều chỉnh cho tương lai (nó không đưa ra giải pháp cho những thiệt hại do sự vi phạm đã gây ra), nhưng đã có những bước hành động nhằm làm cho nó có hiệu lực hơn3. Các hội đồng xét xử sẽ có quyền hạn rõ ràng hơn để đưa ra các gợi ý không ràng buộc về cách thức tuân thủ. Đây là một quyền hạn mà nếu được sử dụng sẽ làm tăng thêm trọng tâm của các áp lực tuân thủ. Cũng đã có nhiều bổ sung cho thủ tục theo dõi một kiến nghị sau khi nó được ban hành. Bây giờ thì đã có một thủ tục để thiết lập một giới hạn thời gian, khoảng từ 6 đến 15 tháng, cho việc tuân thủ. Trong thời hạn đó, mức độ vi phạm sẽ được xem xét định kỳ, và nó sẽ được tiếp tục xem xét theo định kỳ, mà không có một hành động nào của bên khiếu kiện, cho đến khi nào sự vi phạm chấm dứt. Đối với chính phủ nào mà không hay không thể thực hiện trả đũa được, thì những thay đổi này sẽ giúp bên khiếu kiện dễ dàng tập trung và duy trì những áp lực của cộng đồng cho việc tuân thủ. Trả đũa là một biện pháp cuối cùng cho việc vi phạm. Khác với thủ tục tranh chấp của GATT trong đó trả đũa là một giải pháp mơ hồ và ít được sử dụng. Thủ tục mới của WTO trình bày biện pháp trả đũa như là một mục tiêu chính của cơ cấu giải pháp. Bên bị khiếu kiện không còn có quyền phủ quyết những yêu cầu trả đũa nữa. Điều này rõ ràng cho thấy biện pháp trả đũa sẽ được phép thực hiện bất cứ khi nào có sự vi phạm. Việc sử dụng biện pháp trả đũa phải căn cứ theo các thủ tục về giới hạn thời gian để giải quyết các tranh cãi xem người bị khiếu kiện thực ra có vi phạm phán quyết không, mức độ và tính chất của biện pháp trả đũa. Nhưng những thủ tục này chỉ làm trì hoãn giải pháp đi chút ít mà thôi. Bernard Hoekman et al. 4 Biên dịch: Lê Minh Tâm Hiệu đính: Trương Quang Hùng
  5. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Pht trịển, thương mại, v WTO Thể chế và tác động Ch. 10: Sự thoả đng của cc giải php xử lý tranh chấp của WTO Xét theo kinh nghiệm trong quá khứ, việc WTO nhấn mạnh rằng biện pháp trả đũa như là một công cụ cưỡng chế thi hành lại trở nên lệch hướng. Việc nhấn mạnh vào biện pháp trả đũa dường như là kết quả của một nổ lực thỏa mãn những áp lực về một sự cưỡng chế mạnh mẽ hơn. Các nhà thương lượng của Hoa Kỳ đã phải thuyết phục Quốc Hội nước này là thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO có những hiệu lực cưỡng chế mạnh mẽ. Làm được điều này, những nhà thương lượng này đã thỏa mãn được quan niệm rất đơn giản của các nhà làm luật rằng sự cưỡng chế thi hành chỉ có thể có được bằng biện pháp trả đũa. Cũng như thông thường các nhà thương lượng cố gắng thuyết phục các cơ quan lập pháp trong nước ủng hộ một thỏa thuận thương mại mới, các nhà thương lượng ở Vòng Đàm Phán Uruguay có lẽ đã hứa hẹn một hiệu lực cưỡng chế của việc trả đũa mạnh hơn nó thực sự có. Những đe dọa của biện pháp trả đũa có thể là hữu ích, nhưng nó cũng sẽ trở nên phản tác dụng nếu được sử dụng quá thường xuyên hay quá mạnh. Các chính phủ cần phải nhớ rằng cưỡng chế, bao gồm cả việc tạo ra các áp lực chính trị cần thiết để mang lại một sự tuân thủ như mong muốn, là một quy trình phức tạp hơn nhiều so với một biện pháp trả đũa đơn thuần. Việc nhấn mạnh vào biện pháp trả đũa có lẽ làm cho hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO trở nên thiên vị hơn bao giờ hết. Sự trả đũa của các nước lớn sẽ có hiệu quả cao nhất khi nhằm vào các nước nhỏ hơn. Như vậy, theo những cải cách mới này, việc dễ dàng thực hiện các biện pháp trả đũa vẫn sẽ tạo cho các nước lớn hơn nhiều ưu thế hơn các nước nhỏ khi các nước này không thể thực hiện việc trả đũa một cách hiệu quả được. (Không cần phải nói, sự thiên vị ở đây là dưới khía cạnh ưu thế cho chính phủ các nước công nghiệp). Tuy nhiên, một lần nữa, cần phải nhấn mạnh rằng, sự thiên vị của thủ tục này không có nghĩa là các khiếu kiện hợp pháp của các nước đang phát triển – là các khiếu kiện hợp pháp mà không có biện pháp trả đũa - không là một công cụ chính sách hữu dụng và hiệu quả. Ngược lại, những cải cách nhỏ hơn ở Vòng Đàm Phán Uruguay đã làm cho các khiếu kiện không kèm theo có biện pháp trả đũa trở nên có hiệu lực hơn trước đây. Thiên vị là một vấn đề, tuy nhiên vấn đề này là riêng biệt và chẳng liên quan gì đến ích lợi của hệ thống giải quyết tranh chấp mang lại cho các nước đang phát triển. Các Đề Xuất Cải Cách Bổ Sung Để Khắc Phục Tình Trạng Thiếu Công Bằng Phần này gồm những thông tin cơ bản về những cải cách đã được đề xuất trong quá khứ nhằm khắc phục tình trạng thiếu công bằng trong các thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO và GATT. Bồi Thường Cho Các Thiệt Hại Đã Gây Ra Trong gần suốt quá trình lịch sử của GATT, quan điểm phổ biến cho là chỉ có một giải pháp cho sự vi phạm các nghĩa vụ là một lệnh yêu cầu nước bị khiếu kiện phải tuân thủ trong tương lai. Ngoại trừ hàng loạt các vụ chống phá giá và bù đắp thuế quan (AC/CVD) trong những năm 1980 và đầu những năm 1990, các chính phủ bị khiếu kiện không được yêu cầu phải bồi thường cho các khoản thiệt hại gây ra trước khi những vụ vi phạm được điều chỉnh lại cho phù hợp. Thách thức lớn nhất cho quan điểm hướng tới tương lai của các giải pháp của GATT là một nổ lực vào năm 1965 của các nước đang phát triển ghi thêm việc bồi thường bằng tiền Bernard Hoekman et al. 5 Biên dịch: Lê Minh Tâm Hiệu đính: Trương Quang Hùng
  6. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Pht trịển, thương mại, v WTO Thể chế và tác động Ch. 10: Sự thoả đng của cc giải php xử lý tranh chấp của WTO vào danh sách các giải pháp giải quyết tranh chấp. Việc này xảy ra khi các thành viên là các nước đang phát triển của GATT đã de dọa sẽ loại bỏ GATT ra khỏi UNCTAD nhằm đạt được một thỏa thuận tốt hơn với GATT. Nhóm các nước đang phát triển đã đưa ra vài đề xuất nhằm cải thiện hoạt động của thủ tục giải quyết tranh chấp. Một đề nghị đã đạt được chấp thuận và vẫn còn hiệu lực cho đến nay là cho phép thực hiện một thủ tục nhanh dành riêng cho khiếu kiện của các nước đang phát triển4. Hai đề xuất khác cũng liên quan đến việc cải thiện các giải pháp là: đề xuất về bồi thường các thiệt hại bằng tiền cho các nước đang phát triển mà đã bị tổn hại do các hạn chế thương mại bất hợp lý của GATT và đề xuất về trả đũa tập thể5. Cơ sở lý luận của đề xuất bồi thường bằng tiền của các nước đang phát triển là việc các hạn chế thương mại bất hợp lý của GATT đã gây thiệt hại đáng kể cho các nền kinh tế vốn mong manh của các nước đang phát triển và thiệt hại này còn được nhân lên với tác động kiềm hãm quá trình phát triển. Trong các trường hợp này, các nước đang phát triển cho rằng các giải pháp định hướng tương lai không đủ để bù đắp các thiệt hại đã được gây ra. Họ đề nghị, thay vào đó, các nước đang phát triển phải được quyền thu hồi bằng tiền các khoản thiệt hại trong quá khứ. Khoản tiền này không phải cho các lợi ích cá nhân mà sẽ bù đắp cho các chương trình phát triển kinh tế của chính phủ giải quyết các hậu quả thiệt hại. Nghĩa vụ bồi thường bằng tiền được hiểu là sẽ có hiệu lực cho đến khi nào sự vi phạm được sữa chữa. Các nước đang phát triển đã rất tích cực ủng hộ cho các đề xuất bồi thường bằng tiền trong một loạt các cuộc họp của ủy ban trong năm 1965. Các nước công nghiệp thì cũng phản đối đề xuất đó với một sự quyết liệt tương tự và cho rằng các thiệt hại bằng tiền hoàn toàn nằm ngoài khả năng thực hiện. Họ cho rằng trong thực tế GATT không bao giờ có ý định thực hiện việc đó một cách kiên quyết. Và đề xuất đã không được chấp thuận. Việc GATT từ chối áp dụng các hình thức bồi thường cho những vi phạm trong quá khứ đã phản ánh rõ quan điểm là xem luật lệ của GATT thấp hơn luật của quốc gia. Theo luật quốc gia của hầu hết các thành viên của GATT, thuế hay các khoản phí được thu không đúng luật sẽ được coi là bất hợp pháp và chính phủ phải hoàn trả các khoản tiền đã thu đó. Các luật thương mại của các nước đó cũng qui định tương tự cho các khoản thu không đúng luật. Tuy nhiên, theo tôi biết, chỉ một vài nước cho phép hoàn trả các khoản thuế hay phí đã thu không đúng theo qui định của GATT 6. Bằng cách giới hạn các luật lệ của GATT trong một hình thức như vậy, chính phủ các nước cho rằng họ không muốn các nghĩa vụ pháp lý đối với GATT có những hiệu lực pháp lý trực tiếp đó. Cuối cùng, đó là một sự tuyên bố rằng các chính phủ không muốn (hay không có đủ hậu thuẫn chính trị) để làm cho các thỏa thuận thương mại có một sự ràng buộc cao như vậy. Chỉ có một ngoại lệ trong việc thực hành nhất quán các giải pháp định hướng tương lại của GATT là một loạt các quyết định của GATT từ năm 1985 đến năm 1995 liên quan đến việc chống phá giá và bù đắp thuế quan mà trong đó các hội đồng xét xử đã phán quyết yêu cầu hoàn trả các khoản thuế đã thu không đúng quy định của GATT. Không rõ tại sao các hội đồng xét xử này tách riêng trường hợp chống phá giá và bù đắp thuế quan và có những giải pháp khắt khe hơn là những giải pháp cho các trường hợp vi phạm qui định của GATT về thuế nhập khẩu. Một hội đồng xét xử của GATT đã từng tham chiếu theo các quy định trong Luật Chống Phá Giá năm 1979 quy định chính phủ phải hoàn tiền các khoản thu vượt. Nghĩa vụ này chỉ áp dụng cho trường hợp thu vượt theo như quy định của các luật chống phá giá của quốc gia và chính phủ các nước dường như sẽ tuân thủ điều này khi họ thấy rằng đã có Bernard Hoekman et al. 6 Biên dịch: Lê Minh Tâm Hiệu đính: Trương Quang Hùng
  7. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Pht trịển, thương mại, v WTO Thể chế và tác động Ch. 10: Sự thoả đng của cc giải php xử lý tranh chấp của WTO sự lạm thu căn cứ theo luật quốc gia7. Hơn nữa, chống phá giá và bù đắp thuế quan chỉ dựa hoàn toàn trên những vụ kiện nhất định chống lại một số công ty nhất định. Vì vậy, hiệu lực của nó dường như chỉ tùy thuộc vào hiệu lực của những vụ kiện đó.Cuối cùng, cần phải nhận thấy rằng tai tiếng của các hành vi chống phá giá và bù đắp thuế quan làm cho chúng trở thành mục tiêu cho những quy định nghiêm khắc. Thoạt tiên, các chính phủ thành viên cả GATT dường như đã đồng ý với nhau rằng giải pháp hoàn tiền cần phải được sử dụng trong các trường hợp như vậy. Vào năm 1985, trong một vụ Phần Lan khiếu kiện New Zealand, phán quyết đầu tiên theo tinh thần đó đã được Hội Đồng GATT chấp thuận và New Zealand đã thực hiện hoàn tiền8. Sau đó, đã có sáu phán quyết của các hội đồng xét xử yêu cầu hoàn tiền nhưng trong mỗi vụ đều không có kết quả cuối cùng. Hai trong số phán quyết này đã được thực hiện nhưng chỉ sau khi các vấn đề trở thành tranh cãi gay gắt và bên khiếu kiện bảo lưu phán quyết hoàn tiền của hội đồng xét xử 9. Bốn phán quyết khác đều bị chính phủ nước bị khiếu kiện cản trở với ít nhất là một phản đối thực hiện giải pháp hoàn tiền10. Phản đối chủ yếu các phán quyết hoàn tiền này là Hoa Kỳ, nối tiếp theo là Cộng Đồng Châu Âu (EC)11. Mặc dù các chính phủ tái thương lượng các điều khoản của Luật Chống Phá Giá của GATT và Luật Trợ Cấp của GATT ở Vòng Đàm Phán Uruguay, các cuộc thương lượng đã không mang lại kết quả cho sự bế tắc của các phán quyết hoàn tiền. Hoa Kỳ thể hiện quan điểm của mình trong mặt hàng xi măng khi Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua điều luật, trong hiến pháp năm 1994 thực thi các thỏa thuận Vòng Đàm Phán Uruguay, qui định các khoản thuế AD/CVD hay thuế phòng vệ đã được thanh toán trong các lô hàng nhập “đã được giải tỏa (đóng thuế và thông quan) sẽ không được hoàn trả, mặc dù các khoản thuế trái với qui định của GATT có thể được thu hồi đối với các lô hàng nhập “chưa được giải tỏa”12. Vấn đề về các phán quyết hoàn tiền của AD/CVD chỉ được nêu lên trong thủ tục giải quyết tranh chấp mới của WTO, trong vụ Xi Măng của Guatemala13. Tuy nhiên, hội đồng xét xử trong vụ đó, đã không phán quyết về vấn đề này và toàn bộ kết luận của họ đã bị Tòa phúc thẩm hủy bỏ dựa trên các bằng chứng khác. Cuối cùng, cần phải lặp lại rằng yêu cầu hoàn tiền cho các khoản thuế chống phá giá và bù đắp thuế quan trái qui định của GATT vẫn còn là một ngoại lệ của các thực hành nhất quán của GATT từ chối hoàn tiền cho các khoản thuế và tất các khoản thu khác sai qui định của GATT. Một lý do minh chứng cho việc không thực hiện các giải pháp hoàn tiền là nhiều chính phủ không có cơ chế luật pháp để hoàn tiền cho các khoản thuế và phí trong các trường hợp như vậy. Trong một sự kiểm soát thường xuyên các khoản chi tiêu của chính phủ, ta có thể thấy rằng chỉ một vài nước muốn có cơ chế đó, đặc biệt là nếu chỉ để hoàn tiền cho các khoản thu thuế sai qui định của GATT.Các các nước đang phát triển sẽ suy nghĩ rất kỹ về việc có nên gánh vác lấy trách nhiệm hoàn tiền đó không. Trong khi đó, áp lực phản đối của liên minh Hoa Kỳ- EU về việc hoàn tiền cho các vụ AD/CVD hứa hẹn trở nên rất dữ dội, đặc biệt là khi sự phản đối của Hoa Kỳ bây giờ là qui định của pháp luật của họ. Các Hình Thức Trả Đũa Thương Mại Khác Khiếu nại tiêu chuẩn của các nước đang phát triển về giải pháp cho việc trả đũa thương mại là nó có hiệu quả quá kém khi chống lại các nước lớn. Giá trị của một sự trả đũa chỉ được giới hạn bằng mức tổn thất thương mại do các hành động vi phạm đang xét đến gây ra. Vì Bernard Hoekman et al. 7 Biên dịch: Lê Minh Tâm Hiệu đính: Trương Quang Hùng
  8. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Pht trịển, thương mại, v WTO Thể chế và tác động Ch. 10: Sự thoả đng của cc giải php xử lý tranh chấp của WTO mỗi nước đang phát triển chỉ chiếm một thị phần nhỏ trong thị trường của nước bị khiếu kiện nên các biện pháp trả đũa của họ chỉ ảnh hưởng một phần nhỏ của thương mại của nước này và thường là không đủ để gây ra bất cứ khó khăn nào cho cho nước công nghiệp đó hay các nhà sản xuất ở nước đó. Các thảo luận hàn lâm về các giải pháp của GATT/WTO thường dẫn đến một câu hỏi liệu trả đũa thương mại trong GATT/WTO có nên được đo lường theo một mức độ đảm bảo rằng giá trị của sự trả đũa là đủ lớn để gây ảnh hưởng cho những nước lớn hơn. Các đề xuất như vậy thường được cân nhắc trên cơ sở là luật pháp phải có những chế tài đủ mạnh để thực thi được nhiệm vụ của nó. Có hai lập luận phản đối được đưa ra chống lại những đề xuất cho việc trả đũa theo tỷ lệ. Điều quan trọng là phải khẳng định rằng mục đích của trả đũa không bao giờ là một chế tài trừng phạt. Ngược lại, quyền được trả đũa được xem xét như một quyền duy trì sự cân bằng của tương quan đối ứng trong các nghĩa vụ của GATT. Giả định ban đầu là các nghĩa vụ do mỗi nước thực hiện bao gồm một sự cân bằng về lợi ích – lợi ích cho các nước khác dưới hình thức của chính các nghĩa vụ của một nước, cân bằng với các lợi ích mà một nước có được từ các nghĩa vụ của các nước khác thực hiện. Nguyên lý là việc vi phạm các nghĩa vụ pháp lý làm giảm lợi ích mà nước khiếu kiện nhận được và nếu sự vi phạm không được sữa chữa thì nước khiếu kiện phải được phép tái xác lập sự cân bằng cách không thực hiện chính các nghĩa vụ của họ. Tuy nhiên, một sự cân bằng như thế chỉ yêu cầu sự trả đũa tương ứng với thiệt hại của các lợi ích. Lý thuyết bồi thường này của trả đũa thương mại nằm xuyên suốt trong luật pháp của GATT từ những ngày của các cuộc đàm phán của Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (ITO) trong những năm 1947-194814. Lý thuyết đó dĩ nhiên chỉ là một sự lựa chọn chính trị. Các chính phủ thành viên của GATT luôn có thể tiếp nhận một tiêu chuẩn khác nếu họ muốn làm như thế. Tầm vóc lịch sử của lý thuyết bồi thường này đơn giản là nó cho thấy một số thành viên của GATT kiên quyết không muốn một bộ luật với những chế tài mạnh mẽ hơn. Lập luận phản đối thứ hai về việc trả đũa theo tỷ lệ là một lập luận thực tế. Cá nhân một nước đang phát triển thường không có một thị trường đủ lớn để tích tụ một sự trả đũa đủ mạnh để gây tổn thất đáng kể cho một nước công nghiệp lớn – ít nhất là cũng không phải đóng cửa phần lớn nền kinh tế của mình. Cách duy nhất để đạt được một một sự trả đũa đáng kể là tiến hành những hình thức trả đũa tập thể với nhiều nước tham gia cùng một lúc. Vì vậy, đề xuất này thường chuyển hóa thành trả đũa tập thể và yêu cầu GATT rút lại cả hạn mức bồi thường cho sự trả đũa lẫn quan điểm là chỉ có bên khiếu kiện mới có quyền trả đũa. Năm 1965, các đề xuất của các nước đang phát triển về việc cải cách các biện pháp giải quyết tranh chấp của GATT cũng đã bao gồm một yêu cầu về trả đũa tập thể15. Lý lẽ của đề xuất này cũng giống như đã được nói ở trên: một nước đang phát triển không thể thực hiện một sự trả đũa đủ mạnh để gây tổn thất đáng kể cho các nước công nghiệp lớn hơn. Trong những trường hợp như vậy, có ý kiến cho rằng , một số nước sẽ được phép từ chối tiếp cận thị trường của một nước lớn đang bị khiếu kiện. Có nghĩa là, sự trả đũa này sẽ có giá trị đủ trừng phạt mặc dù cũng có đã có những ý kiến cho rằng mức độ trả đũa cao hơn có thể làm nền móng cho sự “phát triển theo cấp số nhân” làm tăng thêm mức độ thiệt hại mà các nước đang phát triển phải gánh chịu từ những chế tài các hoạt động thương mại vi phạm quy định của GATT. Bernard Hoekman et al. 8 Biên dịch: Lê Minh Tâm Hiệu đính: Trương Quang Hùng
  9. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Pht trịển, thương mại, v WTO Thể chế và tác động Ch. 10: Sự thoả đng của cc giải php xử lý tranh chấp của WTO Các nước phát triển thì cực lực phản đối đề xuất này. Đằng sau sự phản đối dựa trên sự không sẵn lòng thay đổi hạn mức “bồi thường” cho sự trả đũa, cũng có những phản đối dựa trên lý luận là sự trả đũa tập thể như vậy sẽ tạo nên nhiều chế tài mới sẽ bóp nghẹt các kênh thương mại. Trong các trao đổi không chính thức, đại diện các nước công nghiệp đã cố gắng chỉ ra rằng sự đoàn kết sẽ làm các nước không liên quan đến các tranh chấp sẽ sớm thấy mệt mỏi vì luôn được yêu cầu làm thiệt hại chính công dân của mình vì mục đích này. Nằm sâu bên trong những lý lẽ này là việc các nước phát triển biết rằng các chế tài hiện tại đã rất phù hợp với mình mà cũng chính vì thế mà các nước đang phát triển không thích chúng. Nhìn các vấn đề từ khía cạnh của họ là các nước có khả năng bị khiếu kiện, các nước phát triển hoàn toàn hài lòng với vị trí hội viên một hệ thống luật pháp mà theo đó họ có thể gây hại cho người khác nhưng những người không thể thực sự gây hại cho họ. Trả Đũa Chéo Trong Thỏa Thuận TRIPS Trong năm 1999, đã có hàng loại các lý lẽ mà cho rằng trả đũa thương mại không phải là một công cụ chính sách thực tế cho các nước đang phát triển đã được tập trung lại trong một hình thức trả đũa mới do Ecuador khởi xướng trong Vụ Tranh Chấp Về chuối (Bananas case Box 10.1)16. Ecuador đã cố gắng nắm bắt lợi thế của các qui định về “trả đũa chéo” ở Điều 22.3 của TÌNH HUỐNG 10.1 – VỤ TRANH CHẤP VỀ CHUỐI Chính sách nhập khẩu của Liên Minh Châu Âu (EU) đã từ lâu là tâm điểm của sự tranh cãi. Trong thực tế, EU duy trì một hệ thống ưu tiên cho các loại chuối do các nước Châu Phi, Caribbean và Thái Bình Dương sản xuất xâm nhập thi trường. Kết quả là các nhà sản xuất ở vùng Caribbean luôn có một thị phần rất lớn trong thị trường EU, gây thiệt hại cho các nước Trung và Nam Mỹ. Sự ưu đãi này đã làm trì hoãn quá trình thành lập Cộng Đồng Kinh tế Châu Âu (EEC) và trong thực tế đã gây ra tranh cãi giữa Pháp và Đức trong quá trình thương lượng thành lập EEC năm 1957. Đức đã có một chính sách tự do thương mại cho các loại chuối kể cả các loại chuối nhập khẩu từ các nước Mỹ La Tinh. Trong khi đó, Pháp lại duy trì một hàng rào bảo hộ cao cho các nhà sản xuất ở các nước thuộc địa của mình (Messerlin 2001). Những khác biệt này đã dẫn đến một việc thiết lập hàng rào quốc gia cho hoạt động thương mại bên trong EU dành cho thị trường Anh, Pháp và Tây Ban Nha để phục vụ cho các nước thuộc địa cũ. Các chính sách này là một cách hỗ trợ kém hiệu quả cho các thuộc địa cũ. Mỗi đô la được chuyển vào sẽ có giá là 5 đô la cho người tiêu dùng EU mà trong đó 3 đô chui vào túi các nhà phân phối và 1 đô bị tiêu phí (Borrell 1997). Trong năm 1993, trong một nổ lực để tạo một thị trường thống nhất, EU đã thực hiện một hệ thống cấp phép nhập khẩu và phân phối phức tạp cho toàn liên minh. Tổ chức thị trường chung này dựa trên các quan hệ thương mại trong lịch sử và được thiết kế để tiếp tục tạo một sự ưu tiên tiếp cận cho các nước ACP (các bên ký kết Hiệp Ước Lome). Nó bao gồm hai hệ thống thuế - một cho các nhà cung cấp truyền thống từ các nước ACP và một cho các nhà cung cấp không truyền thống từ các nước ACP và Mỹ La Tinh – và bốn phân loại nhà cung Bernard Hoekman et al. 9 Biên dịch: Lê Minh Tâm Hiệu đính: Trương Quang Hùng
  10. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Pht trịển, thương mại, v WTO Thể chế và tác động Ch. 10: Sự thoả đng của cc giải php xử lý tranh chấp của WTO cấp. Các lô hàng nhập khẩu không có hạn ngạch sẽ bị đánh thuế cao. Các nhà xuất khẩu chuối từ các nước thuộc địa cũ của Anh và Pháp ở Caribbean được cấp 30 phần trăm của tất cả các loại giấy phép cho các hạn ngạch không có quốc gia cụ thể. Những giấp phép này có thể được sử dụng để nhập chuối từ các nước ACP hay có thể bán cho những công ty muốn nhập chuối từ các nước Mỹ La Tinh. Thường xảy ra là trường hợp thứ hai, khi mà hệ thống phân bổ hạn ngạch tạo thành một sự chuyển nhượng tiền từ các công ty (phần lớn là của Hoa Kỳ) mua các giấy phép cho các công ty mà đã được cấp các giấy phép đó. Borrel (1997) đã ước lượng rằng hệ thống mới này còn tệ hơn hệ thống quốc gia cũ mà nó thay thế. Tổng chi phí cho người tiêu dùng của EU là khoảng 2 tỉ đô la, trong khi đó các nhà cung cấp ở các nước ACP chỉ thu được 150 triệu đô la – chi phí cho mỗi người tiêu dùng của EU là hơn 13 đô la cho mỗi đô la được chuyển vào. Các nhà sản xuất ở Mỹ La Tinh đã đưa ra hai trường hợp ra GATT để tranh cãi về các hệ thống quốc gia (năm 1992) và chính sách chung EU mới (1993). Họ đã thắng cả hai. Năm 1994, EU ký kết một Thỏa Thuận Khung Về Chuối với bốn nước (Costa Rica, Columbia, Nicaragua và Venezuela) mà theo đó các nước này được phân bổ những hạn ngạch riêng biệt miễn rằng họ sẽ không đưa vụ này ra WTO trước năm 2002. Năm 1996, bốn nước Mỹ La Tinh bị đặt ra ngoài thõa thuận trên (Ecuador, Guatemala, Honduras va Mehico) liên kết với Hoa Kỳ và đại diện cho các công ty đa quốc gia sản xuất trái cây của Hoa Kỳ đã khiếu kiện chính sách nhập khẩu của EU lên WTO và cho rằng nó đã phân biệt đối xử các nhà sản xuất và tiếp thị chuối của mình. Mục tiêu của việc công kích không phải hoàn toàn là các ưu đãi thuế quan dành cho các nước ACP - mà EU trước đó đã có một sự khước từ - mà là sự phân bổ các hạn ngạch. Báo cáo của hội đồng xét xử của WTO công bố năm 1997 thừa nhận chính sách nhập khẩu chuối của EU đã vi phạm các quy định về xâm nhập thị trường và chống phân biệt đối xử. Hệ thống hạn ngạch với biểu thuế suất kép đã cho thấy là không thống nhất với Điều XIII của GATT (yêu cầu không phân biệt đối xử) và việc phân bổ 30 phần trăm các giấy phép nhập khẩu cho các nhà cung cấp truyền thống ở các nước ACP là trái với các quy định về chống phân biệt đối xử của GATT. Khi xử kháng án, Hội Đồng Phúc Thẩm cũng tán thành phần lớn các kết luận của hội đồng xét xử ban đầu. Năm 1998, EU đã điều chỉnh chính sách của mình. Tuy vẫn tiếp tục sử dụng hệ thống hạn ngạch với biểu thuế suất kép, nhưng họ phân bổ hạn ngạch nhập khẩu cho các nước ngoài ACP trên cơ sở các thị phần trong quá khứ và bãi bỏ các phân loại các nhà cung cấp để phân bổ hạn ngạch. Các cuộc tham khảo ý kiến xem các biện pháp mới này có phù hợp với WTO cũng không có kết luận cuối cùng. Ngay trước khi hạn chót triển khai thực hiện tháng là Giêng 1999, Hoa Kỳ đã được phép trả đũa. Về việc này, EU phản ứng rằng trước tiên Hoa Kỳ cần phải có một sự thừa nhận của hội đồng xét xử rằng chính sách mới này không phù hợp với các luật lệ của WTO. Ecuado đã yêu cầu hội đồng xét xử ban đầu xem xét liệu các chính sách của EU có phù hợp không. Cơ Quan Giải Quyết Tranh Chấp (DSB) triệu tập lại hội đồng xét xử ban đầu để xem xét cả hai yêu cầu. Đồng thời, Hoa Kỳ yêu cầu DSB cho phép trả đũa EU với một giá trị là 520 triệu USD. EU đã phản ứng lại bằng một yêu cầu đưa ra trọng tài xét xử. Hội đồng xét xử đã bác bỏ lý lẽ của EU vì trước đó Ecuado đã không công nhận nó lý lẽ này. Trong trả lời cho Ecuado, hội đồng xét xử cũng thừa nhận rằng các biện pháp của EU không hoàn toàn tuân thủ theo WTO. Hội động xét xử này cũng quyết định rằng mức độ thiệt Bernard Hoekman et al. 10 Biên dịch: Lê Minh Tâm Hiệu đính: Trương Quang Hùng
nguon tai.lieu . vn