Xem mẫu

  1. Sự tha hóa của ngôn từ Vương Trí Nhàn Thời báo Kinh tế Sài Gòn Tục ngữ Việt Nam có câu "Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo". Hóa ra sự tha hóa tiếng nói ở ta đã bắt đầu từ lâu lắm. Điều cần nói thêm là đến nay trong xã hội hiện đại, khuynh hướng này ngày càng phổ biến. Tôi xin hết lòng (truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan) kể về một người đàn bà, thức nhiều đêm ròng để trông một cô gái ốm và lúc nào cũng xoen xoét cái miệng: tôi xin hết lòng vì cô. Có gì đâu, ch ỉ vì bà ta quá mê bộ tóc của cô bé. Sự việc lộ ra khi, l ấy c ớ giúp cho cái đ ầu cô bé khỏi vướng víu, trong lúc trông nom cô, bà ta đã đang tay cắt trộm mái tóc ấy. Một ý ngầm toát lên qua thiên truyện: hóa ra ở đời này ch ẳng có ai t ốt với ai cả! Nhưng đọc Tôi xin hết lòng, tôi muốn lưu ý một khía c ạnh khác: trong trường hợp này, lời nói đã trở thành công cụ cho người ta thực hiện ý đồ xấu xa. Nó trở nên hàm hồ, tùy tiện, lăng nhăng, giả dối, một thứ sản phẩm của tình trạng lưỡi không xương nhiều đường lắt léo như các cụ xưa vẫn nói. Ý nghĩ này thường trở đi trở lại trong đầu tôi khi hàng ngày ch ứng kiến cảnh người ta lừa nhau ở các bến xe, bến tàu. Thử đứng ở đầu cầu Chương Dương (Hà Nội) chẳng hạn. Những chiếc xe khách chở người từ các vùng quê về chưa kịp đỗ đã có hàng loạt xe ôm chờ sẵn. Mỗi hành khách xuống xe lập tức trở thành
  2. con mồi để đám xe ôm xô đến tỏ thiện ý muốn giúp đỡ. Lời nói bao giờ cũng ngọt xớt. Người ngoài nghe thấy mà rùng mình, sự thực là h ọ đang lừa người ta để bên này bùi tai thì bên kia “chém”. Đại khái cũng giống như các chương trình khuyến mãi của một số công ty làm ăn kiểu bất chính quảng cáo trên truy ền hình. H ọ l ấy ngay tiền của người mua hàng để làm phần thưởng. Mỡ nó rán nó. Của người phúc ta. Nói ra rả hàng ngày mà không ai thấy chướng. Có cái ác là nhiều khi biết người ta nói dối đấy mà không sao v ạch mặt ra được. Chẳng hạn nhiều khi có việc cần đến một cơ quan thì thấy đập vào mắt tấm bảng viết nguệch ngoạc “Cơ quan chúng tôi xin được phép nghỉ sáng nay để họp”. Cùng là cán bộ nhà nước cả, nên tôi cũng chẳng giận làm gì, mặc dầu biết tỏng là nhiều khi người ta chẳng họp hành gì cả, mà chỉ yết bảng thế, để kéo nhau đi ch ơi (mùa này là đi du xuân). Nhưng đau là đau ở khía cạnh khác: cái sự nói dối trắng trợn. Người ta coi thường và làm hỏng hết công việc của những người đến liên h ệ công tác, nhưng lại làm bộ nhũn nhặn xin phép, ra điều tôn trọng chúng tôi, sợ chúng tôi lắm, phải được phép chúng tôi thì m ới đu ổi chúng tôi về hôm khác đến như vậy. Từ góc độ xã hội học, đây là một biểu hiện của sự tha hóa ngôn t ừ, khi con người không còn làm chủ được công cụ giao tiếp này nữa và bản thân công cụ có một sự phát triển tự thân vô tổ chức (tương tự như tình trạng tế bào ung thư). Bắt đầu là sự phát triển vô tội vạ của số lượng. Tiếp đó là nh ững biến dạng kỳ dị. Sự không phù hợp giữa nội dung và phương thức biểu hiện ngày càng trở thành một thiên hướng không thể cứu vãn. Tương tự như tình trạng giao thông làm chậm tốc độ đi lại, s ự hỗn loạn trong ngôn ngữ cũng ngăn trở sự tiếp xúc giữa người ta v ới nhau và làm giảm mức độ phát triển của xã hội - nghĩ xa một chút phải thấy như vậy. Nhưng ở đây ta hãy nói với nhau ít chuyện cụ thể. Một lần lẩn mẩn tra từ điển tiếng Việt, tôi bắt gặp vài chục từ ghép đi liền với chữ nói, tạm ghi ra như sau: nói bóng nói gió, nói càn, nói cạnh nói khóe, nói chọc, nói chơi, nói chua, nói cứng, nói dựa, nói dóc, nói dối, nói điêu, nói gạt, nói gần nói xa, nói gở, nói h ớt, nói khoác, nói lảng, nói láo, nói leo, nói lửng, nói mát, nói mép, nói móc, nói m ỉa, nói ngoa, nói ngang, nói nhăng nói cuội, nói như thánh phán, nói như vẹt,
  3. nói phách, nói phét, nói quanh, nói quấy nói quá, nói ra nói vào, nói suông, nói thách, nói thánh nói tướng, nói trạng, nói trống không, nói vơ, nói vụng, nói vuốt đuôi, nói xỏ... Trong số này, trên chín chục phần trăm là những từ mô tả sự nói với nghĩa xấu. Hóa ra sự tha hóa tiếng nói ở ta đã bắt đầu từ lâu lắm. Điều cần nói thêm là đến nay trong xã hội hiện đại, khuynh hướng này ngày càng phổ biến. Cảm giác xấu về lời nói đè nặng lên tâm lý con người, bởi sự làm hàng giả len vào tất cả mọi lĩnh vực và s ự giả dối h ứa hão thì tìm đâu cũng ra ví dụ. Trên một tờ báo chuyên về văn hóa, một lần thấy có thư của một b ạn đọc than phiền vì những sự hứa hươu hứa vượn. Một bộ phim quảng cáo là phim kinh dị “made in Vietnam” và có tới 69 bài viết trên các báo lăng xê, sẽ không bao giờ bấm máy. Một bộ phim khác được giới thiệu là có đến hai diễn viên Hàn Quốc tham gia nh ưng hóa ra... treo đầu dê, bán thịt chó, bởi chẳng có công ty nào của Hàn Qu ốc ph ối h ợp cả. Đại khái như vậy. Người ta cứ làm hàng giả hàng ngày. Sợ gì đâu, chưa có thứ thuế nào dành riêng cho kẻ hứa hão. Còn muốn tiếp tục gieo rắc ảo tưởng ấy ư, hãy chi đậm thêm một chút cho “những cái lưỡi”, thế là xong tuốt! Thời báo Kinh tế Sài Gòn Phản ảnh Trần thị Hồng Sương  hongsuong66@gmail.com  Ngôn ngữ tiếng Việt ngày càng phong phú có thể diễn đạt các vấn đ ề văn học tâm linh tinh tế. Tiếng Việt chỉ thất thế trước nền khoa học thôi vì dân VN còn chưa chú trọng khoa học cho dù cụ Phan chu Trinh có kêu gào bỏ học từ chương bước vào nền khoa học thực nghiệm! Ông Vương trí Nhàn trong bài viết hoàn toàn nhầm lẫn về "nguyên nhân"gây tác hại. Một câu văn viết hay nói đều như tảng băng có phần nổi thấy được nghe được và phần ngầm ẩn ý chủ đích không ai biết được của người nói nên câu nói không bao giờ có thể trọn lòng tin theo. Xã hội còn phải làm hợp đ ồng công chứng điều hai bên hứa hẹn với nhau kia mà! Đó là bản lĩnh của giao tiếp đối thoại và kiểm chứng lời nói cũng như chế tài luật pháp!
  4. Nền chính trị gian manh, người gian manh dùng ngôn từ gieo rắc ão tưởng qua sự dối trá, lý giải sai một vấn đề qua ngụy biện che dấu trách nhiệm hay tội lỗi. Ông Vương Trí Nhàn đã rơi vào cặp phạm trù ngụy biện là nguyên nhân và hậu quả ! Ngôn ngữ không là nguyên nhân mà lòng gian manh mới là nguyên nhân . Ngôn ngữ không lừa dối chính con người dùng ngôn ngữ lừa dối gây hậu quả xấu chứ không phải ngôn ngữ sao lại trách ngôn ngữ ?! Ngôn ngữ không có tội! Trần Quang Đại    Tôi rất kính trọng ông Vương Trí Nhàn, nhưng tôi không đồng ý về quan điểm của ông thể hiện trong bài viết này. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp: nó hoàn toàn vô can. Giống như còn dao: người ta sản xuất nó để thái rau, nhưng có kẻ dùng nó để làm điều ác thì con dao không có tội. Theo chúng tôi, không có "Sự tha hóa của ngôn ngữ", chỉ có sự tha hóa c ủa đạo đức, của nhân cách con người mà thôi. Xã hội chúng ta hiện nay, do nhiều nguyên nhân, đang thực sự lâm vào một cuộc "khủng hoảng về đạo đức", với mức độ rất trầm trọng, và hậu quả của nó là hết sức ghê gớm. Điều đáng ghi nhận ở đây là trăn trở của một trí thức trước những thói xấu trong xã hội, và đã cất lên một lời cảnh báo.
nguon tai.lieu . vn