Xem mẫu

  1. Sự so sánh Văn bản văn học và tác phẩm văn học
  2. Mục lục A. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 3 B. NỘI DUNG ........................................................................................ 4 I. KHÁI NIỆM. .......................................................................................................................4 II. Ý KIẾN CỦA ROMAN INGARDEN. ................................................................................8 III. MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN BẢN VĂN HỌC VÀ TÁC PHẨM VĂN HỌC. ..................9 C. KẾT LUẬN ...................................................................................... 16
  3. A. MỞ ĐẦU Lâu nay, không ít người đã đồng nhất hai khái niệm: văn bản học và tác phẩm văn học. Ở nhà trường phổ thông, cả giáo viên ngữ văn và học sinh không có ý thức phân biệt hai khái niệm này. Vì sao vậy? Phải chăng họ quan niệm văn bản văn học là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, vậy thì sản phẩm ấy chính là tác phẩm văn học? Tuy nhiên trong cái nhìn của lý luận văn học hiện đại, cách hiểu hai khái niệm của văn bản văn học và tác phẩm văn học không là một, không thể đồng nhất chúng. Nhà văn là người khai sinh ra văn bản văn học, nhưng sản phẩm này chưa thể gọi là tác phẩm văn học theo cách hiểu hiện đại. Văn bản văn học mới chỉ là một “kết cấu vẫy gọi” một “sơ đồ mời gọi”, tác phẩm văn học chỉ thật sự hình thành thông qua sự đọc và chỉ thực sự trọn vẹn được trong cảm nhận của bạn đọc. Một trong những cơ sở của nó là vì, chính người đọc bằng toàn bộ kinh nghiệm thẩm mỹ của mình khi tiếp cận với tác phẩm đã đánh thức “nàng công chúa ngủ trong rừng”, và lúc đó sinh thể nghệ thuật mới hiện lên trọn vẹn và tác phẩm văn học mới trở nên đầy đặn. Như vậy, phương thức tồn tại của tác phẩm văn học, có thể nói như GS.TS. Trương Đăng Dung: tác phẩm văn học như là quá trình .Trong cảm quan hậu hiện đại khi nói về tác phẩm văn học, giáo s ư đã khẳng định: văn bản văn học có tính đa nghĩa và độ mở của nó khiến cho bạn đọc có nhiều cách lý giải khác nhau và cơ hội tồn tại của các cách cắt nghĩa đều có khả năng. Và do vậy, không thể có kết luận cuối cùng về tác phẩm văn học. Như vậy, mối quan hệ giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học hẳn còn nhiều ẩn số cần được giải mã. Thực ra, sự phức tạo trong mối quan hệ giữa chúng xuất phát từ cách hiểu: tác phẩm văn học là gì? Theo quan niệm lý liận hiện đại. Nhiều nhà nghiên cứu khoa học văn học ở Việt Nam đã lưu tâm đi tìm câu trả lời. Câu nói của Roman Ingarden (người Ba Lan) đã gợi mở nhiều suy nghĩ và cách hiểu mới về tác phẩm văn học: “Mọi tác phẩm văn học đều dang dở, luôn đòi hỏi sự bổ sung mà không bao giờ ta đạt tới giới hạn cuối cùng bằng văn bản”. Một khi cắt nghĩa được các yếu tố nào bên ngoài văn bản tác động đến chúng để văn bản văn bản văn học thực sự trở thành tác phẩm văn học, chúng ta sẽ xác định đúng mức mối quan hệ giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học.
  4. B. NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM. I.1. Văn bản. Văn bản là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Do vậy, cách hiểu văn bản có rất nhiều định nhghĩa. Sự đa dạng, phức tạp của văn bản khiến nhà ngôn ngữ học Nga Z.Vêginxev ngạc nhiên: “Các nhà khoa học bắt tay vào nghiên cứu văn bản cũng không ngờ rằng họ phải làm việc với một đối tượng mà về mặt tầm cỡ không thua kém gì vũ trụ. Thực chất đó chính là vũ trị ngôn ngữ học”. Theo các nhà ngôn ngữ học nước ngoài, văn bản là “tổng của những quan hệ cấu trúc tìm được sự thể hiện ngôn ngữ học” (M.Lôtman), “ là một chuổi nào đó các câu kết hợp với nhau trong khuôn khổ ý đồ chung của tác giả” (M.Nicolaeva). Một định nghĩa khác được xem là trọn vẹn hơn, được trích dân nhiều hơn trong các bài nghiên cứu: “Văn bản đó là tác phẩm của quá trình tạo lời, mang tính cách hoàn chỉnh, được khách quan hóa dưới dạng tài liệu viết, được trau chuốt văn chương trong các tài liệu viết, được trau chuốt văn chương theo loại hình tài liệu ấy, là tác phẩm gồm tên gọi (đầu đề) và có một loại đơn vị riêng (những thể thống nhất trên câu) hợp nhất lại bằng những loại hình liên hệ khác nhau bằng từ vựng, ngữ pháp, logic, tu từ có một hướng đích nhất định và một mục tiêu thực dụng (I.R.Gaperin). Văn bản ,định nghĩa về nó cũng được rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học của Việt Nam quan tâm. Trong dạy học phổ thông văn bản được xác định là: “ Văn bản là một thể hoàn chỉnh về hình thức, trọn vẹn về nội dung, thống nhất về cấu trúc và độc lập về giao tiếp. Dạng tồn tại điển hình của văn bản là dạng viết.
  5. Cách hiểu về văn bản như trên, ta thấy văn bản văn học là một dạng tiêu biểu nhất của văn bản. Phân tích định nghĩa trên, ta nhận thấy: như một chỉnh thể giao tiếp bậc cao, văn bản là một hệ thống vừa khép vừa mở. Tính chất khép của văn bản thể hiện ở các dấu hiệu hoàn chỉnh về nội dung, hình thức, cấu trúc. Những văn bản lại là một thực thể khách quan, sau khi ra đời sẽ tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của tác giả. Mỗi người đọc khi tiếp nhận văn bản sẽ có thể lý giải nói theo những cách khác nhau. Đây là quá trình đồng sáng tạo của người đọc. Ngay cả đối với người đọc và những thời điểm khác nhau (khi trẻ, lúc già, lúc học vấn thấp khi học vấn cao, khi vốn sống mỏng, lúc đã từng trải…) cách lí giải (sự hiểu) văn bản cũng có thể rất khác nhau. Theo lý giải này, văn bản lại là một hệ thống mở. Và phải chăng, chính quan niệm về văn bản. Như vậy, khiến cho việc hiểu băn bản văn học và tác phẩm văn học không có sự phân biệt rạch ròi? Dù sao, quan niệm đó đã cho thấy một đều rõ ràng: văn bản văn học là một dạng tiêu biểu của văn bản. Vậy thực chất văn bản văn học là gì ? I. 2. Văn bản văn học. Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” của ba tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi: “Văn bản văn học là một chỉnh thể nghĩa, một khối thống nhất có tổ chức của các thành tố họp thành, một thông báo mà tác giả gửi tới người đọc, người xem. Nghĩa của văn bản được xác định bởi quan hệ của nó mà thực tại ngoài văn bản, với các văn bản khác, với từng cá nhân, với các ký ức và những phẩm chất khác nữa của người phát và người nhận thông báo”. Với cuốn “Từ điển văn học” bộ mới (2004, NXB Thế giới mới) quan niệm văn bản nghệ thuật căn bản cũng thống nhất với hai ý kiến trên nhưng nhấn mạnh hơn ở vấn đề “văn bản nghệ thuật thực hiện ba chức năng: truyền thông tin, chế biến thông tin mới, bảo quản thông tin. Ở mức cao nhất, văn bản nghệ thuật thực hiện chức năng sáng tạo, nó là “ máy phát” thông tin mới, bởi vậy sự tiếp nhận thông tin ở trong hệ thống của văn
  6. bản này là không bao giờ mang tính đơn nghĩa, người nhận thông tin “bao giờ cũng có thái độ tích cực (thậm chí đồng sáng tạo) với thông báo nhận được: anh ta phải giải mã nó, tức là chọn lấy một mã ý nghĩa thích hợp, hoặc thậm chí tạo ra một mã mới”. Còn với các nhà soạn sách giáo khoa Ngữ văn 10 nâng cao tập 1 hiện hành, văn bản văn bản văn học cần hiểu theo hai nghĩa: rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng, văn bản văn học là các loại văn bản ngôn từ trong đó ngôn từ được sử dụng một cách nghệ thuật, tức là có nhịp điệu, hình ảnh, chức năng biểu cảm. Theo nghĩa hẹp văn bản văn học là snả phẩm sáng tạo bằng hư cấu, tưởng tượng như thơ ca, tiểu thuyết, kịch. Có thể nói, các cách hiểu về văn bản văn học như vậy góp phần gợi ra ranh giới để phân biệt băn bản văn học và tác phẩm văn học. II.3. Tác phẩm văn học. Như đã nói ở phần mở đầu, ở nhà trường phổ thông, giáo viên và học sinh học ngữ văn chưa thật sự quan tâm phân biệt văn bản văn học và tác phẩm văn học. Cho nên, khi có sự hiện diện của văn tự (ngôn từ), có kết cấu hoàn chỉnh, có hình tượng thì học sinh hiểu đó là tác phẩm văn học. Thật ra sự nhầm lẫn này có căn nguyên từ trong lịch sử lý luận văn học. Trong một thời gian dài, khi chưa có tư duy lý luận hiện đại và hậu hiện đại, nhiều nhà nghiên cứu văn học đã bối rối trước các khái niệm. Ngay ở phần “Dẫn luận” của công trình “Tác phẩm văn học”, Roman Ingarden đã tỏ bày sự thật: “Chúng ta đối diện với một sự thật đáng chú ý: hầu như hàng ngày chúng ta quan tâm đến tác phẩm văn học, chúng ta đọc, chúng ta luôi cuốn chúng ta, làm chúng ta thích hoặc không thích, chúng ta đánh giá và tranh luận, đưa ra những nhận xét khác nhau, viết bài nghiên cứu vẽ từng tác phẩm, nghiên cứu lịch sử của chúng, (…) thế nhưng nếu có ai đó đặt câu hỏi: thực chất tác phẩm văn học là gì, thì chúng ta buộc phải ngạc nhiên thừa nhận rằng chúng ta không tìm được, câu trả lời đích thực và thỏa đáng câu hỏi này. Thật ra tri thức của chúng ta về bản chất của tác phẩm văn học không chỉ rất thiếu mà trước hết là còn
  7. rất mơ hồ và bấp bênh” (Dẫn theo GSTS Nguyễn Khắc Sính, tiếp nhận văn học, 2007). Thực ra, có nhiều ý kiến Đông Tây bàn về tác phẩm văn học. “ Tác phẩm văn học là cái mà người đọc để cho nó xảy ra từ băn bản” (Heidegger). Quan điểm có vẻ “nôm nả” này lại định hướng rằng: Thông qua hoạt động đọc của con người để văn bản văn học biến thành tác phẩm. Cũng ở cuốn “tác phẩm văn học”, Roman Ingarden đã đưa ra một thông điệp gợi mở về cách hiểu về tác phẩm văn học cho các nhà nghiên cứu khoa học văn học ở Việt Nam, đặc biệt là với GSTS. Trương Đăng Dung. Roman Ingarden quan niệm: “Mọi tác phẩm văn học đều dang dở, luôn đòi hỏi sự bổ sung mà không bao giờ ta đạt tới giới hạn cuối cùng bằng văn bản”. GS.TS. Trương Đăng Dung đã nghiên cứu “ Tác phẩm văn học” của Roman Ingarden và từ đó đưa ra ý kiến về cách hiểu tác phẩm văn học. Theo giáo sư, tác phẩm văn học như là quá trình, tác phẩm là sự cụ thể hóa của văn bản. Và cho đến nay, quan niệm “ Mọi tác phẩm văn học đều dang dở”( Roman Ingarden) được nhiều người đồng tình. Cho nên, cách nói của nhà thơ Chế Lan Viên về văn học được diễn đạt dưới dạng hình tượng thơ từ lâu rồi đến nay nhiều người lại thấy chí lý: Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi Còn một nửa cho mùa thu làm lấy. Nói chung, tác phẩm văn học là một sản phẩm của sáng tạo ngôn từ nghệ thuật của chủ thể sáng tác vừa có ý thức ( chủ ý) vừa có trong vô thức. Chính chỗ vô thức này tạo nên khoảng trống để người đọc tham gia vào văn bản để biến văn bản thành tác phẩm văn học. Một tác phẩm văn học thường mang bốn đặc trưng cơ bản. Trước hết, thông điệp ở đó luôn mang tính thẩm mỹ đối với người tiếp nhận. Hơn nữa, thông điệp ở tác phẩm phải mới, không trùng lại nhàm chán. Đồng thời, nó chính là sản phẩm riêng của nhà văn ( trừ văn học dân gian). Thêm nữa, tác phẩm văn học là nơi người đọc khám phá, kí gởi. Dù đơn giản có mức nào, nó cũng phải khơi gợi người đọc tìm hiểu, khám phá, nghĩa là diễn ra quá trình tiếp nhận mà không dễ gì có sự thống nhất.
  8. II. Ý KIẾN CỦA ROMAN INGARDEN. “ Mọi tác phẩm văn học đều dang dở, luôn đòi hỏi sự bổ sung mà không bao giờ ta đạt tới giới hạn cuối cùng bằng văn bản”. Đây là phát biểu của Roman Ingarden – một giáo sư, người Ba Lan – trong công trình “Tác phẩm văn học” Giáo sư biện luận về phương thức tồn tại, hay còn gọi là đời sống của tác phẩm văn học. Câu nói trên của ông hàm ý nhấn mạnh tính “dang dở” của tác phẩm văn học. Vậy, nên hiểu “ dang dở” của tác phẩm văn học là gì ? “Dang dở” có thể hiểu là tính không cố định, tính đa dạng, mơ hồ của tác phẩm văn học. Sự tồn tại của nó không tĩnh mà động, không phải là sản phẩm cố định mà là quá trình. Nó khác hẳn với tính hiện hữu, bất biến của văn bản văn học. Đời sống của tác phẩm văn học phụ thuộc vào nhiều nhân tố, đặc biệt sự bổ sung của người đọc quyết định sự tồn tại của tác phẩm văn học. Nếu như sản phẩm của nhà văn được khai sinh,tức là văn bản văn học, nó sẽ hiện hữu ở giới hạn cuối cùng của nó là văn bản được in thành sách và xuất bản, thì sự tồn tại của tác phẩm văn học không có cái gọi là “giới hạn cuối cùng” như thế. Có thể nói, phát ngôn của giáo sư Roman Ingarden đã mở ra một cách hiểu khoa học về tác phẩm văn học. Theo đó tác phẩm văn học là quá trình dang dở, một sinh thể động mà cái quyết định sự tồn tại và chất lượng của nó là sự “bổ sung” của nhiều yếu tố. Vì sao ông quan niệm về tác phẩm văn học như vậy? Phải chăng giáo sư Roman Ingarden đã xuất phát từ đặc trưng của tác phẩm văn học để nêu ra hiện tượng này? Nhà văn khi sáng tác có cả ý thức và có chỗ vô thức. Tác phẩm văn học, do đó cũng chứa đựng nhiều chỗ mơ hồ, không cụ thể, đa nghĩa. Tác phẩm là một quá trình, tồn tại qua nhiều giai đoạn: Ý đồ, tưởng tượng, văn bản, sự khách thể hóa ý đồ trong cấu trúc kí hiệu, sự cảm thụ của đối t ượng người thưởng thức… mà mỗi giai đoạn ấy đều có thể điều chỉnh, thậm chí thay đổi của nhà văn do nhiều tác động của yếu tố chủ quan hay khách quan. Dù xuất phát từ cơ sở khoa học nào để nêu lên kết luận, vẫn có thể thấy rằng, quan niệm của Roman Ingarden đã mở ra cho lý luận hiện đại
  9. một tư duy mới, một quan niệm đúng đắn về mối quan hệ giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học. III. MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN BẢN VĂN HỌC VÀ TÁC PHẨM VĂN HỌC. III.1. Một số quan niệm về mối quan hệ giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học. Có rất nhiều nhà lý luận nghiên cứu về mối quan hệ này, có thể tóm lược và kể ra một số quan niệm sau: - H.R. Jauss trong một số công trình của ông, đặc biệt trong mỹ học tiếp nhận, đã phân biệt hai loại tầm đón nhận: tầm đón nhận đời sống và tầm đón nhận thẩm mỹ. (Một loại là ảnh hưởng xác định thông qua văn bản diễn ra bên trong tác phẩm, một loại là tiếp nhận xác định thông qua bạn đọc diễn ra bên ngoài tác phẩm liên quan đến thế giới người đọc). - J.M. Lotmann cho rằng, một trong những yếu tố cấu thành tác phẩm là văn bản, nhưng văn bản chỉ tồn tại trong mối liên hệ với thực tại nằm ngoài văn bản, mối quan hệ này cũng có mặt trong tác phẩm văn học. Cùng một tác phẩm văn học mà có nhiều ảnh hưởng nghệ thuật khác nhau nghĩa là cùng một tập hợp các yếu tố của văn bản sẽ có mối liên hệ với thực tại nằm ngoài văn bản của người đọc. - J.Kristeva quan niệm văn bản luôn ở trong tư thế vận động, kí hiệu trong văn bản nay nhiều nghĩa và có nhiều yếu tố hòa nhập vào nhau để làm nên tác phẩm văn học. Như vậy, các quan niệm trên đây dù chưa bao quát hết vấn đề. Nhưng phần nào cho thấy mối quan hệ mật thiết mà không thể đồng nhất giữa chúng (văn bản học và tác phẩm văn học). III. 2. Mối quan hệ mật thiết giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học. Theo cách hiểu hiện đại về tác phẩm văn học, thì trong một tác phẩm văn học có hai phần: phần cứng và phần mềm. Phần cứng là văn bản, tức thông điệp được nhà văn mã hóa nhằm khái quát hóa đời sống có chiều sâu, có ý nghĩa, có sức hấp dân. Phần mềm là sự cảm thụ, giải thích đời sống xã hội tùy thuộc vào “lòng” của người đọc. Nói cụ thể là phụ thuộc vào tuổi tác, nghề nghiệp, thời đại… để giải
  10. mã khoảng trống trong tác phẩm văn học mà nhà văn để lại. Như vậy, mỗi tác phẩm không thể thiếu cái phần cứng là văn bản, cái hệ thống kí hiệu thuộc về sản phẩm của sự sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Muốn có ptác phẩm văn học – thông điệp được giải mã – tất yếu ngay từ đầu phải có văn bản, cái chứa đựng thông điệp được mã hóa. Ngược lại, nếu văn bản văn học đã in thành sách mà không có quá trình tiếp nhận của bạn đọc thì nó chỉ là những dòng kí hiệu khô cứng, câm lặng. Gía trị thực sự của nó chỉ biểu hiện khi có sự “va chạm”, “giải mã” của người đọc. Nghiên cứu sơ đồ hoạt động văn học dưới ánh sáng của quan niệm mới, ta càng thấy rõ sự mật thiết trong mối quan hệ giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học. Ở đó, tác phẩm văn học chỉ được khai sinh sau khi bạn đọc giải mã thông điệp vốn phong kín, mã hóa ở văn bản văn học. Còn văn bản văn học chứa thông điệp với mã càng khó, càng kích thích sự khám phá của người đọc, và như vậy sức hấp dẫn của nó càng cao. Bạn đọc VBVH Hiện thực Nhà văn (người (Thông điệp người thụ (thẩm mỹ) phát ngôn) được mã hóa) ngôn TPVH (thông điệp được giải mã) III.3. Thực chất của mối quan hệ giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học: Rõ ràng, giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học có một mối quan hệ mật thiết, chi phối phần nào đến nhau. Tuy vậy, vẫn không thể đồng nhất văn bản văn học và tác phẩm văn học làm một được. Văn bản văn học là sản phẩm của cá nhân còn tác phẩm văn học là sản phẩm của lớp người đọc đồng đại và lịch đại khi tiếp
  11. nhận cùng một văn bản đó. Hơn nữa, tác phẩm văn học chứa đựng nhiều chỗ mơ hồ, đa nghĩa bởi chủ thể sáng tác vừa có ý thức vừa có trong vô thức. Chính chỗ vô thức này tạo nên khoảng trống để người đọc tham gia vào văn bản. Từ đó mở ra cho đời sống của tác phẩm văn học một đời sống mới, một quá trình, tồn atị qua nhiều giai đoạn: ý đồ, tưởng tượng, văn bản, sự khách thể hóa ý đồ trong cấu trúc có tính kí hiệu, sự cảm thụ của người thưởng thức… mà mỗi giai đoạn đều có sự điều chỉnh, thậm chí thay đổi của nhà văn do nhiều tác động của nhiều yếu tố chủ quan hay khách quan. Và như vậy, dễ thấy phương thức tồn tại của tác phẩm văn học có những nguyên tắc khác với văn bản văn học. Đời sống của tác phẩm văn học phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như bạn đọc, hiện tượng tiêu thụ văn học, thậm chí ngay ở chính bản thân đặc trưng của tác phẩm văn học cũng làm cho tác phẩm văn học mang một đời sống mới so với văn bản văn học. Và do vậy, mối quan hệ giữa chúng được nhiều nhà nghiên cứu lý luận hiện đại khẳng định là không thể đồng nhất. Sau đây chúng tôi phân tích cụ thể các yếu tố chi phối và tạo ra đời sống mới của tác phẩm văn học, cũng chính là tạo ra khoảng cách “ranh giới” giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học. III.3.1. Bạn đọc- đối tượng tiếp nhận văn học- mang đến cho tác phẩm văn học một đời sống mới. Có rất nhiều nhân tố tạo nên sự không đồng nhất giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học, mà nhân tố hàng đầu được xem là bạn đọc. Khi nhà văn cho đứa con mình “chào đời” bằng việc xuất bản, in thành sách thì văn bản văn học mới chỉ mang dáng vẻ hình thức ( cách nói của TS. Nguyễn Khắc Sính) của một tác phẩm văn học. Chỉ khi nào người đọc xuất hiện thì mới có tác phẩm văn học theo cách hiểu của lí luận văn học hiện đại. Nói như GSTS. Trương Đăng Dung “với lớp lớp câu chữ phi vật thể, ẩn chứa nhiều nghĩa khác nhau, luôn biến động và không thể khoanh vùng, tác phẩm văn học có phương thức tồn tại riêng thông qua người đọc. Và giá trị văn học (nếu có) chỉ hình thành trong quá trình đọc và sau (khi đọc mà thôi “ Trương Đăng Dung, 2004”) tác phẩm văn học như là quá trình.
  12. Như vậy, nhân tố bạn đọc đã biến sản phẩm của cá nhân (văn bản văn học) trở thành sản phẩm của lớp người đọc đồng đại và lịch đại khi tiếp nhận văn học. Sản phẩm ấy trở thành tác phẩm văn học với nhiều cách tiếp nhận khác nhau của đa dạng đối tượng bạn đọc, sự phong phú của đối tượng bạn đọc thể hiện ở chỗ, công chúng bạn đọc có sự khác nhau về vốn sống, trình độ văn hóa, học vấn, kinh nghiệm thẩm mỹ… của từng người thậm chí mỗi người đọc cũng có cách tiếp nhận một văn bản khác nhau ở từng thời điểm. Rồi thời đại văn học khác nhau cũng chi phối cách hiểu tác phẩm văn học. “Truyện Kiều” của Nguyễn Du thế kỷ XIX và đều thế kỷ XIX đã từng có giá trị văn học khác nhau do chính người đọc tạo ra. Minh chứng cho sự biến đổi, đa dạng “ dang dở” của tác phẩm văn học do đối tượng tiếp nhận, có thể dẫn ra hàng loạt tác phẩm. Chẳng hạn, bạn đọc đã từng tiếp nhận bài thơ “Tiếng Thu” của Lưu Trọng Lư ra sao? Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức Em không nghe rạo rực. Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ ? Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô… Đã từng có ý kiến, cho rằng hạn chế của bài thơ nằm ở nhận thức mơ hồ về chính trị. Bởi có người nghĩ rằng nỗi buồn man mác, mênh mang gieo vào lòng người từ tiếng thơ này có tác dụng gì trước họng súng phát xít đang chĩa về hành tinh trong thời đại chiến thế giới, thứ hai. Ngày nay, chúng ta trân trọng vẻ đẹp của “không khí” mơ hồ nghệ thuật ở phi phẩm. Ít ai đặt bài thơ vào bối cảnh chiến tranh chống phát xít để “cân đo” giá trị của tác phẩm này !
  13. Thêm một dẫn chứng nữa nhằm minh hoạ cho sự đa dạng của công chúng khi tiếp nhận tác phẩm văn học. Truyện ngắn “Đôi mắt” của Nam Cao, văn bản được in ở sách giáo khoa trước năm 2000, giáo viên và học sinh đón đọc văn bản này với kết quả giải mã thông điệp khác nhau. Học sinh sẽ đi đến kết luận cuối cùng là: truyện ngắn “mở đường” cho giới văn nghệ sĩ về vấn đề nhận đường, nhà văn phải có cái nhìn đúng về cách mạng, về người nông dân và vai trò của mình. Còn giáo viên, ngữ văn sẽ nhận ra thông điệp của văn bản là: Cần có “đôi mắt” đúng đắn, có “cái tâm” đúng đắn để nhìn đời và nhìn người trong mọi lúc mọi nơi. Ở đây, chúng ta phát hiện ra một mối quan hệ khác của văn bản văn học và tác phẩm văn học. Giữa chúng không đồng nhất mà xuất hiện mối quan hệ phức tạp giữa cái ổn định và cái biến đổi. Văn bản văn học là một tồn tại khách quan, luôn bất biến theo thời gian bởi nó có một hình thức, một cơ sở chữ nghĩa nhất định, người đọc không có quyền thêm bớt, bịa đặt. Còn tác phẩm văn học thì luôn luôn biến đổi bởi trong quá trình tiếp nhận, người đọc sẽ có những cắt nghĩa khác nhau về tác phẩm phụ thuộc vào “lòng” người đọc. “Sự cụ thể hóa” đây là cách gọi của Roman Ingarden. Chính thông qua sự cụ thể hóa này mà khoảng trống trong văn bản văn học được bù lấp. Sự cụ thể hóa ấy có khi khác nhau đến mức đối lập (chẳng hạn, cách tiếp nhận bài thơ “ Ông Đồ “ của Vũ Đình Liên). Vì thế có người nói, văn bản chỉ có một trong khi tác phẩm có vô hạn. Vậy yếu tố nào ở người đọc nhằm biến văn bản văn học thành tác phẩm văn học? Qúa trình phức tạp này phục thuộc vào cảm xúc và lý trí của bạn đọc. Khi “ tiếp cận” tác phẩm, người đọc đi từ bước cảm thụ đến bước tiếp nhận chiều sâu thông qua phân tích, cắt nghĩa tác phẩm. Nhưng bản chất của văn học là mơ hồ, đa nghĩa nên những điều nhà văn gởi gắm trong văn bản văn học, không phải bạn đọc nào cũng “giải mã” được và điều thú vị nữa là, có những điều nhà văn không hề nghĩ đến trong sáng tác lại được bạn đọc phát hiện, đúng hơn là “sáng tạo” ra khi đọc tác phẩm. Như vậy, rõ ràng có mối quan hệ giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học, mà thực chất của mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ giữa nhà văn và bạn đọc thông quan văn bản. Thông qua việc đọc tác phẩm, bạn đọc trở thành
  14. người tạo nghĩa, bổ sung các giá trị cho văn bản và góp phần thẩm định chất lượng tác phẩm. Mối quan hệ này rất biện chứng, bình đẳng, có trách nhiệm như nhau, nếu chỉ nhấn mạnh mặt này hay mặt kia của quan hệ sẽ là cực đoan và vô lý. III.3.2. Tính mơ hồ, đa nghĩa của tác phẩm văn học một yếu tố góp phần tạo tính dang sở của tác phẩm văn học. “Em là ai cô gái hay này tiên Em có tuổi hay không có tuổi Mái tóc em đây hay là mây là suối Thịt da em là sắt hay là đồng…” Các cây thơ trên đây của Tố Hữu đã làm nhiều người phân vân. Viết về chị, người con gái Việt Nam kia mà. Sao lại là em? Là nàng tiên? Vậy điều gì làm câu chữ tạo ra nhiều băn khoăn cho khách yêu thơ đến vậy? Đấy chính là do một đặc trưng của thơ, của văn học: tính đa nghĩa, mơ hồ. Văn chương có tính đa nghĩa, mơ hồ bởi ngay khi sáng tác, nhà văn có chỗ ý thức và cả phần vô thức. Tác phẩm lại là một quá trình tồn tại qua nhiều giai đoạn: ý đồ, tưởng tượng, văn bản, sự khách thể hóa ý đồ trong cấu trúc có tính kí hiệu, sự cảm thụ của người thưởng thức… mà mỗi giai đoạn đều có sự thêm bớt, điều chỉnh, thậm chí những yếu tố khách quan tác động làm thay đổi… Văn chương với tính mơ hồ, đa nghĩa tạo nên cái hay, sự độc đáo của chúng. Văn chương nếu quá cụ thể, rõ ràng, một nghĩa hẳn không có sức hấp dẫn với đông đảo bạn đọc. Kiểu như: “Con mèo con chó có lông, cây tre có đất nồi đồng có quai” thì quá đơn giản, chẳng thể mời gọi bạn đọc khám phá. Tác phẩm văn học với ưu thế đa nghĩa, mơ hồ đã mô tả đúng bản chất con người với các chiều hướng thiện ác cùng tồn tại. Làm sao có thể đo được đồ thị tâm trạng con người, diễn tả chính xác các cung bậc trong nội tâm con người? Ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm “Đời thừa” (Nam Cao) có khả năng kỳ diệu trong việc diễn tả bi kịch tâm hồn người trí thức, cuộc đấu tranh dai dẳng, đau đớn muốn vượt ra khỏi cuộc sống đời thừa…
  15. Đọc bài thơ “Mùa xuân chín” của thi sĩ Hàn Mặc Tử, mấy ai khỏi phải phân vân: Mùa xuân tự nhiên, mùa xuân ẩn dụ hay mùa xâun tượng trưng? Còn chín ở đây được hiểu theo nghĩa nào? Trái xuân chín đỏ, ứ mọng sắc xuân hay là khoảnh khắc duy nhất của đất trời, của lòng người bừng nở, ngân vang và rộn rã tỏa hương ? Chỉ qua một vài minh chứng, cho thấy chính “độ nhòe” của tác phẩm văn học tạo ra nhiều cách tiếp nhận khác nhau về một tác phẩm. Và vì vậy, văn bản văn học có một, còn tác phẩm khi “đi qua” mỗi người đọc sẽ hình thành thêm…và như thế ,khoảng cách giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học ngày càng xa. III.3.3. Tiêu thụ văn học – yếu tố góp phần định hướng sự tiếp nhận tác phẩm văn học. Tác phẩm văn học cũng là một loại hàng hóa, vì thế nó cũng phải tuân theo quy luật lưu thông hàng hóa. “Trực tiếp của sản xuất là tiêu thụ, mà trực tiếp của tiêu thụ là sản xuất: (Marx), sản phẩm văn bản văn học trong cơ chế tiêu thụ cũng nằm trong quy luật đó. Tuy niên, quy trình tiêu thụ văn học có những điểm không trùng khớt với quy trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa thông thường. Sản phẩm được nhà văn sáng tạo ra (văn bản) là sản phẩm chia thành, khi vừa đến tay người tiêu dung tiêu thụ văn học. Chẳng hạn, một khi đời sống xã hội của con người “bị bao vây” bởi sự bùng nổ thông tin, nhịp sống hiện đại, các tiểu thuyết đồ sộ, nhiều tập có còn thích hợp cho bạn đọc ngày nay? Vậy nên, đòi hỏi nhà văn phải lựa chọn cách viết mới, sản xuất đối tượng sao chophù hợp với yêu cầu mới của người tiêu dùng… Thêm nữa, thị hiếu thẩm mỹ và xu thế thời đại cũng định hướng sáng tạo văn học. Sau những năm 75 của thế kỷ trước, chúng ta đã có độ lùi để nhìn về bản chất của chiến tranh, nó gây ra bao mất mát đau thương. Do đó, văn học Việt Nam giai đoạn 1975-2000 có không ít tác phẩm phản ánh thực chất “máu và nước mắt” đủ dạng trong và sau chiến tranh như: “Họ đã trở thành đàn bà”,“Người sót lại của rừng cười”…
  16. Và người đọc lý tưởng thường có nhu cầu đồng sáng tạo, do vậy nhà văn hiện đại đã “sản xuất” nhiều văn bản có cách kết thúc mở chăng hạn“Mùa hoa cải ven sông” ( Nguyễn Quang Thiều), “Người sót lại của rừng cười” ( Võ Thị Hảo)… đã sáng tạo theo hướng đó. Như vậy, mối quan hệ giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học có sự chi phối lẫn nhau mà tác nhân tạo ra sự chi phối này có phần của tiêu thụ văn học. Trong tiêu thụ văn học phải kể đến vai trò của người lãnh đạo, quản lý, định hướng nghệ thuật. Ta hiểu vì sao những năm 1945 – 1975, dưới sự lãnh đạo văn nghệ của Đảng, hàng loạt văn bản văn học đã sáng tạo theo hướng phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu nên cảm hứng chủ đạo của nhièu văn bản văn học là lãng mạn cách mạng. C. KẾT LUẬN “ Tác phẩm văn học là gì?”, tư duy lí luận hiện đại và hậu hiện đại đã gợi mở ra câu trả lời. Nhà nghiên cứu khoa học văn học Roman Ingarden quan niệm: “Mọi tác phẩm văn học đều dang dở, luôn đòi hỏi sự bổ sung mà không bao giờ
  17. đạt tới giới hạn cuối cùng bằng văn bản”, Giáo sư Roman Ingarden đã nhấn mạnh tác phẩm văn học luôn ở dạng “dang dở”, không hoàn thành. Người đọc ở các thế hệ sẽ bằng sự cụ thể hóa của mình, biến mỗi văn bản học học thành cấp số nhân nhiều lần tạo ra tác phẩm văn bản học. Bởi sự đa dạng của công chúng văn học. Khách yêu văn chương đủ mọi lứa tuổi, tâm lý, tình cảm, học vấn khác nhau, việc tiếp nhận chắc nhắn sẽ phong phú vô c ùng. Phát ngôn của Roman Ingarden đã hàm ý khẳng định, tác phẩm văn học là không cố định, không tĩnh mà động, nó như là quá trình mà chính người đọc quyết định tính chất “mở”, không có giới hạn cuối cùng” của tác phẩm văn học. Ngay ở câu nói cũng gợi phần nào mối quan hệ giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học. Giữa chúng có mối quan hệ mật thiết m à không thể đồng nhất, chúng chi phối lẫn nhau không chỉ do tác động của ban đọc mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Qúa trình sáng tạo văn bản, nhà văn có phần ý thức và cả vô thức tạo ra khoảng trống ở văn bản văn học. Bản chất của văn học lại là tính mơ hồ, đa nghĩa. Thêm nữa là vấn đề tiêu thụ văn học… Có thể nói quá trình đi từ văn bản văn học và tác phẩm văn học, mối quan hệ của chúng đã có sự chi phối của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan. Tóm lại, mối quan hệ mật thiết mà không đồng nhất, chi phối qua lại lẫn nhau giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học văn học khẳng định. Mối quan hệ này giữa chúng thực chất là mối quan hệ giữa nhà văn và bạn đọc thôn qua văn bản. Tác phẩm văn học rõ ràng không có “giới hạn cuối cùng bằng văn bản”. Câu nói ngắn gọn mà xã nêu đúng bản chất của tác phẩm văn học theo quan niệm hiện đại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trương Đăng Dung, 1198, Từ văn bản đến tác phẩm văn học.
  18. 2. Trương Đăng Dung, 2004, Tác phẩm văn học như là quá trình. 3. Nguyễn Khắc Sinh, 2006, phong cách thời đại nhìn từ một thể loại văn học, NXB văn học, H. 4. Trần Đình Sử, 2004, tuyển tập, tập 1, nxb Giáo dục, H. 5. Trần Đình Sử, lý luận và phê bình văn học, NXB nhà văn, H. 6. Nhiều tác giả, 1983, nhà văn bàn về nghề văn, Hội văn học nghệ thuật Quảng Nam – Đà Nẵng. 7. Vũ Dương Qũy, 2000, Trên đường bình văn, NXB Giáo dục. 8. Nguyễn Nguyên Trứ, 1994, thơ và thẩm bình thơ, NXB Giáo dục. 9. Roman Ingarden: Tác phẩm văn học (Trương Đăng Dung dịch và giới thiệu.)
nguon tai.lieu . vn