Xem mẫu

  1. Sự chú trọng ngoại hình trong giao tiếp trực tiếp
  2. Khi giao tiếp qua điện thoại, bạn chỉ cần một giọng nói hay, rõ ràng, nhấn nhá đúng chỗ. Khi viết một email, bạn chỉ cần văn phong gọn ghẽ, trình bày chỉnh chu. Khi chat qua Yahoo, Facebook, bạn chỉ cần gõ đúng chính tả, câu văn hài hước…Tất cả sẽ chú trọng vào những gì bạn nói và viết. Song với giao tiếp trực tiếp, bạn cần phải làm nhiều hơn thế. Không chỉ là giọng nói hay, diễn đạt rõ ràng, nụ cười thân thiện…vẻ bề ngoài như trang phục, cách trang điểm, ngôn ngữ cơ thể là điều cực kỳ quan trọng trong giao tiếp trực tiếp.
  3. Ngoại hình với giao tiếp trực tiếp Ngoại hình chính là dáng vẻ, khuôn mặt, cách ăn mặc của bạn. Đây chính là ấn tượng đầu tiên của một người khi họ gặp gỡ ai đó. Chắc hẳn bạn sẽ thiện cảm hơn với những người có ngoại hình đẹp, và với một người có ngoại hình không được ưa nhìn lắm, ấn tượng tốt cũng hơi giảm sút. Bản chất của con người là ưa cái đẹp, nên đây là điều dễ hiểu. Các yếu tố của ngoại hình về cơ bản là không thay đổi được, nhưng có thể cải thiện được. Bạn đừng vội buồn bã khi có cái mũi hơi tẹt, hàm răng khấp khểnh hay mái tóc chẳng được dày mượt. Những khuyết điểm này có thể được che đi hoặc giảm bớt bởi cách trang điểm ở nữ và sự thay đổi sắc thái khuôn mặt. Để dễ hiểu hơn, bạn có thể hình dung một khuôn mặt xấu có thể tạo ra ấn tượng tốt bởi nụ cười tươi, thân thiện hoặc hiền lành. Dù sao thì ngoại hình cũng chưa phải là yếu tố quyết định, nên bạn quá chú trọng nó mà đánh mất vẻ tự nhiên của mình, như không dám cười, luôn cúi mặt, rụt rè…thì điểm trừ trong mắt người đối diện càng lớn. Vì vậy, hãy tạo cho mình một phong thái tự tin, tự nhiên và thân thiện. Bạn cũng có thể “làm đẹp” bằng cách chọn cho mình một phong cách ăn mặc hợp thời, hợp dáng người và hợp với bối cảnh. Ông bà ta đã bảo “người đẹp vì lụa” – câu này chưa bao giờ sai. Hãy chăm chỉ đọc các tạp chí thời trang, đọc các bài viết về cách ăn mặc, để kiểu tóc phù hợp…bạn sẽ trông ưa nhìn hơn rất nhiều. Lưu ý là
  4. không nên ăn mặc hở hang, diêm dúa, lòe loẹt…vì những phong cách này, dù ở bối cảnh nào cũng không được chào đón và nó thể hiện sự thiếu thẩm mỹ, thiếu tinh tế, thiếu tôn trọng người đối diện của bạn. Ngôn ngữ cơ thể với giao tiếp trực tiếp Khoa học và thực tế đã chứng minh rằng, ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò rất lớn trong một cuộc trò chuyện. Ngôn ngữ cơ thể chính là các cử động mặt, tay chân, ánh mắt, cử động của thân thể…bất kỳ tín hiệu giao tiếp nào từ cơ thể phát ra mà không phải là lời nói, giọng điệu. Đây cũng có thể coi như yếu tố ngoại hình của bạn vì người đối diện sẽ nhìn vào đó để đánh giá các thông điệp mà bạn chuyển tới cho họ. Chẳng hạn như nếu bạn nói chuyện với một người ngang hàng với mình mà người này đưa hai tay ra hai bên, ngồi dựa lưng ra đắng sau, nghiêng đầu nhìn bạn (thông điệp này có ý nghĩa anh ta đang ở trên bạn một bậc và đang đánh giá lời nói của bạn), thì bạn sẽ thấy rất khó chịu, dù lời nói anh ta chẳng hề có ý xem thường bạn. Chúng ta cũng rất khó chịu với những cái bĩu môi vì đó là thông điệp ngôn ngữ cơ thể phổ biến thể hiện sự xem thường của người tạo ra chúng. Và, có lẽ, một sự thật thú vị bạn cũng có thể đoán ra là, chính vì sự khác biệt này ở giao tiếp trực tiếp mà con người có xu hướng lẩn tránh, e ngại một cuộc gặp mặt
  5. đối mặt. Họ lo lắng cho những gì họ sẽ thể hiện ra bên ngoài – điều mà với các hình thức giao tiếp gián tiếp khác, bạn không phải lo nghĩ nhiều. Nếu bạn đang ở trong tình trạng gặp khó khăn về giao tiếp trực tiếp, đã đến lúc phải thay đổi rồi đấy
nguon tai.lieu . vn