Xem mẫu

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

TẬP 5 SỐ 1

STRESS VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở BỆNH NHÂN BỊ BỆNH CƠ THỂ MẠN TÍNH
Nguyễn Sinh Phúc1, Phạm Phương Thảo2, Trịnh Viết Then3
1, 3
Trường Đại học Văn Hiến
2
Trường Đại học Y Dược TP.HCM
1
phuc103@gmail.com
Ngày nhận bài: 02/01/2017; Ngày duyệt đăng: 28/02/2017
TÓM TẮT


Stress ở bệnh nhân nói chung, bệnh mạn tính nói riêng đang ngày càng được các nhà tâm lý y
học quan tâm. Nghiên cứu được tiến hành trên nhóm 335 bệnh nhân bị bệnh mạn tính gồm các bệnh: tim
mạch, tiểu đường và tăng huyết áp. Kết quả cho thấy có một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân bị stress ở các mức
độ khác nhau. Stress cũng kéo theo một số thay đổi ở bệnh nhân. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng xác định
một số yếu tố bảo vệ cũng như yếu tố nguy cơ đối với stress ở nhóm bệnh nhân này.
Từ khóa: stress, bệnh mạn tính, yếu tố.
ABSTRACT

Stress and related factors in patiens with chronic ill
Stress in patients in general, in particular chronic diseases are increasingly cared about by medical
psychologists. The study was conducted on 335 patients group of chronic diseases including cardiovascular diseases, diabetes and hypertension. The results show that there is a significant proportion of
patients with stress in different levels. Stress also causes some changes in patients. Besides, the study also
identified a number of protective factors and risk factors for stress in this patient group.



Keywords: stress, chronic diseases, factor.

1. Đặt vấn đề
Bệnh mạn tính là bệnh kéo dài hoặc tái phát
thường xuyên. Có nhiều dạng bệnh mạn tính như
là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường,
tim mạch, tăng huyết áp, ung thư…
Theo Tổ chức Y tế thế giới, những người mắc
bệnh mạn tính có nguy cơ đối mặt với stress cao
[5]. Bất kỳ bệnh mạn tính nào cũng có thể gây
nên trạng thái stress và khi bị stress thì stress lại
là nguy cơ làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của
bệnh và làm đảo lộn cuộc sống của bệnh nhân.
Stress có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản
lý các triệu chứng bệnh. Các hành vi liên quan
đến stress ví dụ như ăn uống, sử dụng rượu, hút
thuốc lá, ít hoạt động thể lực, quên uống thuốc…
cũng ảnh hưởng đến việc tự chăm sóc và đây
cũng là những nguy cơ làm tăng mức độ bệnh.
Như vậy có thể thấy stress đóng vai trò rất quan
trọng đối với sức khoẻ của con người. Stress
ảnh hưởng đến khởi phát bệnh cũng như diễn
biến và kết thúc bệnh [2]. Mặt khác, có nhiều
yếu tố liên quan đến stress, bao gồm các yếu tố

81

bên trong của cá nhân và từ phía môi trường bên
ngoài. Không phải tất cả những yếu tố này đều
ảnh hưởng không tốt, mà ngược lại, mang tính
chất bảo vệ đối với chủ thể.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đặt ra mục
tiêu là Tìm hiểu sâu thêm về stress và các yếu tố
liên quan ở bệnh nhân bị bệnh ba bệnh cơ thể
mạn tính. Kết quả sẽ là cơ sở cho việc xây dựng
kế hoạch tham vấn, hỗ trợ bệnh nhân tự quản lý
bệnh, lựa chọn cách ứng phó phù hợp với stress
nhằm củng cố và tăng cường cả về sức khỏe thể
chất và sức khỏe tâm lý.
2. Khách thể và phương pháp nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Nhóm khách thể nghiên cứu là 335 bệnh nhân
bệnh mạn tính gồm ba bệnh là đái tháo đường,
tăng huyết áp, tim mạch được theo dõi, điều trị
tại các bệnh viện: Chợ Rẫy, quận Thủ Đức, quận
2 và quận 9 TP.HCM trong thời gian từ tháng 02
đến tháng 7/2014.

VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE

Phương pháp nghiên cứu
Phỏng vấn trực tiếp và đo tress ở nhóm
bệnh nhân nghiên cứu. Nghiên cứu này sử
dụng thang đo stress ở bệnh nhân đã được
Phạm Phương Thảo xây dựng [3].
Số liệu được xử lý bằng các thuật toán
thống kê trên phần mềm R. 3.1. Đây là phần
mềm mã nguồn mở [6]. Có 2 chỉ số được quan
tâm:

VOLUME 5 NUMBER 1

- Tỷ số nguy cơ (Relative Risk viết tắt PR).
PR là tỷ số của hai tỷ lệ lưu hành ( trong nghiên
cứu này là stress). PR = p1: p2. Nếu PR >1 chúng
ta có thể phát biểu rằng yếu tố nguy cơ tăng khả
năng bị stress ở bệnh nhân bệnh mạn tính. Ngược
lại, nếu PR < 1, chúng ta có bằng chứng để có thể
phát biểu rằng yếu tố nguy cơ có thể làm giảm
khả năng bị stress. Còn nếu PR =1 thì có thể nói
rằng không có mối liên hệ nào giữa yếu tố nguy
cơ và khả năng bị stress.

Bảng 1: Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Có stress
số người (%)

Không tress
số người (%)

PR /
KTC 95%

p

30 (22,6)

103 (77,4)

1

C

45 (22,3)

157 (77,7)

0,98 / (0,7-1,5)

0,95

Tiểu học
(N=56)
THCS
(N=128)
THPT
(N=117)
ĐH-CĐ
(N=34)
Dân tộc

20 (35,7)

36 (64,3)

1

26 (20,3)

102 (79,7)

0,57 / (0,3-0,9)

0,024

21 (19,6)

96 (80,4)

0,50 / (0,3-0,8)

0,010

8 (23,5)

26 (76,5)

0,66 / (0,3-1,3)

0,24

Kinh
(N=324)
Dân tộc khác
(N=11)
Tôn giáo

68 (21,9)

254 (78,1)

1

5 (45,5)

6 (54,5)

2,15 / (1,1-4,3)

Thiên chúa giáo
(N=58)
Phật giáo
(N=153)
Cao đài / Hòa hảo
(N=8)
Không theo đạo
(N=116)
Chung

7 (12,1)

51 (87,9)

1

37 (24,2)

116 (75,8)

2,00 / (0,9-4,2)

0,069

4 (50)

4 (50)

4,1 / (1,6 -11,1)

0,005

27 (23,3)

89 (76,7)

1,9 / (0,9-4,2)

0,094

75 (22,4)

260 (77,6)

(*)

Giới tính
Nam
(N=133)
Nữ
(N=202)
Trình độ học vấn

0,027

Ghi chú: THCS: trung học cơ sở; THPT: trung học phổ thông; ĐH-CĐ: đại học – cao
đẳng; (*) KTC của nhóm có stress là 18 - 27,2 và của nhóm không có stress là 72,7 – 82.

82

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

TẬP 5 SỐ 1

- Tỷ suất chênh (Odds Ratio, viết tắt OR).
Nếu p là xác suất mắc stress, thì 1- p là xác suất
sự kiện không mắc stress. Theo đó, OR được tính
bằng: OR= p: (1- p). Như vậy, nếu OR >1, khả
năng stress cao hơn khả năng không stress. Nếu
OR
nguon tai.lieu . vn