Xem mẫu

  1. Sổ tay Xử lý sự cố Phiên bản 1.0 Sau các e-Book: Sổ tay Tổng hợp, Sổ tay Pokemon, Sổ tay WarCraft, Software Handbook (Sổ tay phần mềm), eBook MultiMedia,... thì giờ đây, B00DF đã hoàn thành phiên bản đầu tiên của Sổ tay Xử lý sự cố và là eBook thứ 3 làm theo chuẩn B00DF_eBook_Black. E-Book này sưu tầm các bài viết được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau, bàn về việc phòng bệnh và chữa bệnh cho máy tính, một số hiểu biết và thủ thuật dùng cho máy tính. Vì các bài viết được sưu tầm từ nhiều nguồn, một số bài được đăng trên báo, lại không tìm được link để download (chưa có điều kiện t ìm) nên B00DF phải đánh lại bằng tay vì thế nên có thể còn nhiều thiếu sót, mong các bạn thông cảm và bổ sung. Hi vọng cuốn Sổ tay Xử lý sự cố này sẽ trở thành một cẩm nang hoàn hảo cho máy tính của bạn. B00DF boodf2@yahoo.com Hướng dẫn sử dụng PocketCHM Thực ra đã có rất nhiều bài hướng dẫn về việc sử dụng PocketCHM để làm eBook đầy đủ từ “mầm non” đến “chuyên nghiệp” . Bài viết này của B00DF để cho vui thôi, với lại khả năng của B00DF Studio còn hạn chế (xếp vào loại gà ). Để cụ thể hóa những công đoạn làm eBook với PocketCHM, chúng ta sẽ làm luôn một ). Ở đây sẽ là eBook đóng gói phần cuối tập 59 và phần đầu eBook (hoành tráng! tập 60 của truyện tranh Thám tử lừng danh Conan (hàng mới nhập! )
  2. Đầu tiên ta cần phải có tài liệu cần thiết (có rồi!), sắp xếp theo từng mục mà ta muốn làm trong eBook (biết rùi! ), ...hic hic, thôi chuyển qua giai đoạn thực hiện luôn! Đây là mặt mũi thằng PocketCHM (chà trông sáng sủa dữ! ) Trước hết ta tổng hợp tài liệu thành một định dạng thống nhất (HTML cũng được mà MHT cũng được, nhưng để MHT cho tài liệu, tranh ảnh chúng nó hợp nhất vào một nhà, dễ quản lý ). Sau đó, nhìn ở khung bên phải của PocketCHM ta thấy có ba thẻ đó là Resource Explorer (duyệt vị trí của các tài liệu), Preview (Xem trước mặt mũi chúng nó), TOC/Index Entry Properties (Tạo chỉ mục cho chúng nó). Phù! Giải lao tí đã nào! Nào bây giờ chúng ta tiếp tục! Mở lại PocketCHM lên, chọn vào thư mục chứa tài liệu.
  3. Trước tiên để tài liệu có “hộ khẩu” trong Sổ tay, ta phải “làm nhà” cho tài liệu . Bạn chọn vào nút có hình cuốn sách và một dấu đỏ ở thanh công cụ dọc theo khung bên
  4. hoặc có thể chọn Menu Edit \ New Book. Sau đó trái chỉ việc “đánh số nhà” cho căn hộ mới xây này (đặt tên đó ). Chẳng hạn như:
  5. Các bạn thấy đó, hai mục “Tap 59” và “Tap 60” nằm bên trong mục “Noi dung”. Để làm được như vậy các bạn dùng hệ thống các nút di chuyển . Nút lên xuống dùng để thay đổi thứ tự sắp xếp của các mục còn nút sang phải để đưa một mục vào trong một mục nằm trên nó, nút sang trái để lôi nó ra , đối với các tài liệu khi cho vào rồi cũng vậy. Sau khi có nhà rồi, bạn tống lũ tài liệu kia vào nhà . Đối với PocketCHM cũng như nhiều chương trình tạo file Compiled HTML Help (CHM) khác, thao tác này chỉ đơn giản là “kéo và thả” vào chỗ cần thiết, dễ như ăn bánh . Đến đây bạn có thể vào Preview xen thử xem các tài liệu ổn chưa:
  6. Hoặc bạn có thể nhập tài liệu bằng cách nhấn vào một trong hai nút trên cùng của thanh công cụ nằm dọc theo khung nội dung bên trái. Nút cho ta nhập cả một thư mục tài liệu còn nút cho phép nhập một hoặc nhiều tài liệu nào đó. Ổn định hàng ngũ xong, bạn cần đổi tên cho các tài liệu này (tên file MHT lúc ban đầu chỉ nên đặt ngắn gọn thôi cho nó đỡ mọc cánh bay mất khỏi đầu , đến khi vào eBook rồi mới đặt lại cho chính xác). Bạn có thể chọn vào page cần đổi tên và thực hiện một trong những cách sau: - Menu Edit \ Rename - Nhấn chuột phải \ Rename - Nhấn F2 Xong rùi! Bây giờ bạn có thể xuất ra rồi, nhưng thực tế không ai xuất eBook ngay ra lúc này cả, con phải trang trí nữa chứ! . Sau đây là giới thiệu sơ bộ về các tùy chọn: : Thằng này nằm ở thanh công cụ dọc theo khung bên trái (hic hic, có cái - câu này mà nói lại mãi, gọi là thanh công cụ thôi cho nó gọn ). Nhấn vào thằng này thì hiện ra :
  7. Đây là hộp thoại Select Icon cho ta thay đổi biểu tượng của các mục. - : Hai thằng này nằm dưới cùng thanh công cụ đó. Thằng trên cho đổi màu font chữ của bảng nội dung còn thằng dưới đổi loại font, cỡ font,.. Bây giờ nhìn xuống dưới ta sẽ thấy thanh công cụ sau : Nút đầu tiên (Position) cho ta thay đổi vị trí các thẻ của bảng nội dung (Phía trên, - phía dưới, dọc theo bên trái)
  8. - Nút thứ hai (Float) Tạo ra một khung cửa sổ cho bảng nội dung giúp ta thoải mái kéo thằng này đi như thế này: - Nút thứ ba (Border) hiện đường biên quanh bảng nội dung. - Nút thứ tư (Rootline) hiện hoặc ẩn đường nối của những mục chính (những thằng nằm ngoài cùng đó ). - Nút thứ năm (PlusMinus) Hiện hoặc bỏ các dấu cộng - trừ ở bên trái các mục. - Nút thứ sáu (Line) Hiện hoặc bỏ các đường nối giữa các mục (Nên để cái này để thây được sự phân cấp rõ ràng hơn, xem chúng nó có cùng cha cùng mẹ hay không ) - Nút thứ bảy (Select) Sorry hen! Cái này B00DF cũng thấy khó hiểu hén: Hiện sự lựa chọn ngay cả khi thẻ nội dung không được chọn. - Nút thứ tám (Track) Tự động kéo các mục lựa chọn - Nút cuối cùng (Expand) Nếu nút này được chọn thì khi ta đọc eBook, chọn chủ đề nào đó thì các chủ đề còn lại đều chui vào nhà đi ngủ , chỉ có chủ đề được chọn mới mở ra thôi. Bây giờ ngước mắt nhìn lên trên, chỗ ngay dưới thanh menu ấy , các bạn sẽ nhìn thấy thanh công cụ này:
  9. Nếu các bạn chọn nút nào trong thanh này thì nút đó sẽ hiện ra ở Toolbar trong eBook sau khi các bạn xuất eBook ra. Ngay dưới đó là: Bây giờ thử liệt kê tính năng mà thanh này đem lại. Các nút cơ bản: Các nút còn lại thì ... xem tiếp đây sẽ rõ : - Settings : Chọn vào đây để mở bảng thiết lập các thuộc tính của file CHM sẽ tạo
  10. Nhãn General, thiết lập tên thằng eBook , tên file log ghi lỗi trong quá trình biên dịch, chủ đề mặc định sẽ nhìn thấy đầu tiên khi eBook được mở ra (Ngoài ra còn có thể nhấn chuột phải vào chủ đề đó, chọn Set as Default Topic ), ngôn ngữ của eBook.
  11. Nhãn Compiler, thiết lập các thuộc tính biên dịch của chương trình như tạo chỉ mục nhị phân,... Nhãn Window Styles, thiết lập các thuộc tính của cửa sổ eBook gồm có: Ẩn – hiện các nút phóng to thu nhỏ, luôn đặt cửa sổ eBook lên trên các cửa sổ khác, canh tiêu
  12. đề eBook sang phải, không thay đổi kích thước cửa sổ eBook. Ngoài ra còn có thể chọn vị trí mặc định, có lưu lại vị trí của eBook hay không, phù... rắc rối... Nhãn Tri Pane thiết lập thuộc tính của bảng nội dung và thanh công cụ của eBook. Về bảng nội dung, ta có thể cho hiện hoặc không hiện các thẻ (nên ẩn những thằng nào không cần thiết đi cho gọn ), chỉnh kích cỡ bảng hoặc ẩn luôn cả bảng nội dung. Về thanh công cụ thì chỉ có tùy chọn ẩn hay hiện chữ miêu tả chức năng của nút trên thanh công cụ và ẩn thanh công cụ đi.
  13. Cuối cùng là nhãn Toolbar, thiết lập cụ thể hơn chức năng cho thanh công cụ. Chúng ta có thể chọn các nút cần thiết (Cái này dùng thiết lập luôn ở ngoài tiện hơn , có nói ở phía trên rùi!), chọn trang chủ cho eBook (khi nhấn vào nút Home sẽ chạy đến trang này ). Phía dưới là tùy chọn hiển thị menu và 2 địa chỉ nhảy nhanh tới . Thế là xong “em” Settings. Bây giờ đến “em CHM Explorer ” và ”. Khi chọn hai em này sẽ hiện thêm hai thẻ ở khung bên “ID Mapper phải:
  14. Hai thẻ này để xem file CHM, nhập file Header,... thôi mệt quá! , cái này chắc cũng chẳng mấy khi đụng tới (chính xác thì B00DF chưa đụng tới lần nào! ) Thế nên ta tạm dừng lại ở đây. Ấy suýt quên, còn nút cuối sẽ hiện lên cái bảng sau khi ta nhấn vào (lắm bảng thế... ):
  15. Thấy t iêu đề cái bảng chắc các bạn cũng hiểu (cái t ên nói lên tất cả mừ ). Đây chắc là lọc file để nhập vào PocketCHM, cả thư mục nữa. Loại file mặc định là HTML (Thì vốn eBook là Compiled CHM Help mà! ). Thế là xong hết phần giới thiệu sơ bộ (Hic, sơ bộ mà dài và chi tiết wé! ). Sau bao nhiêu công lao vất vả, giờ ta biên dịch..! Trước khi biên dịch ta có thể đặt lại tiêu đề một lần nữa cho eBook
nguon tai.lieu . vn