Xem mẫu

  1. Sở NN&PTNT Nghệ An Hiểu biết Thích ứng biến đổi khí hậu Phát triển bền vững SỔ TAY HƯỚNG DẪN LỒNG GHÉP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT, GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRONG LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CẤP XÃ (Dự thảo)
  2. SỔ TAY Hướng dẫn lồng ghép thích ứng với BĐKH, vấn đề sử dụng đất, giới và phát triển cộng đồng trong lập kế hoạch PT KT-XH cấp xã
  3. SỔ TAY Hướng dẫn lồng ghép thích ứng với BĐKH, vấn đề sử dụng đất, giới và phát triển cộng đồng trong lập kế hoạch PT KT-XH cấp xã MỤC LỤC PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG ………………………………………………………6 1.1. Sự cần thiết của lồng ghép ……………………………………………………6 1.2. Mục đích của Sổ tay hướng dẫn lồng ghép……………………………………7 1.3. Phạm vi áp dụng Sổ tay hướng dẫn lồng ghép ………………………………7 1.4. Giải thích một số từ ngữ liên quan……………………………………………8 PHẦN II. QUY TRÌNH ĐỔI MỚI KẾ HOẠCH VÀ CƠ CHẾ LỒNG GHÉP……………9 2.1. Quy trình lập kế hoạch PTKTXH ………………………………………………9 2.2. Nguyên tắc và Cơ chế lồng ghép……………………………………………10 PHẦN III. HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC LỒNG GHÉP Ở CẤP XÃ……………………11 3.1. Bước 1: Công tác chuẩn bị……………………………………………………11 3.1.1. Kiện toàn các tổ công tác lập kế hoạch (LKH) phát triển KTXH …………11 3.1.2. Ban hành văn bản chỉ đạo công tác kế hoạch………………………11 3.1.3. Xây dựng chỉ tiêu, biểu mẫu thu thập thông tin………………………11 3.1.4 Tổ chức hội nghị triển khai công tác kế hoạch…………………………12 3.2. Bước 2: Thu thập thông tin…………………………………………………12 3.2.1. Thu thập thông tin từ các ban ngành, đơn vị cấp xã…………………12 3.2.2. Cung cấp thông tin phát triển định hướng từ huyện…………………13 3.3.Bước 3: Tổng hợp và xử lý thông tin…………………………………………16 3.3.1. Tổng hợp khung kế hoạch xã, rà soát bổ sung thông tin……………16 3.3.2. Nhập dữ liệu và tổng hợp trên máy……………………………………17 3.3.3. Cơ cấu nguồn vốn và rà soát tính khả thi của hoạt động đề xuất……17 3.3.4. Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội…………………………17 3.4. Bước 4: Thảo luận, thông qua dự thảo và báo cáo cấp trên…………………18 3.4.1. Tổ chức hội nghị kế hoạch xã, thông qua dự thảo kế hoạch…………18 3.4.2. Cập nhật khung kế hoạch xã…………………………………………18 3.4.3. Báo cáo kế hoạch lên cấp trên…………………………………………19 3.5. Bước 5: Cập nhật kế hoạch, tham vấn và phản hồi…………………………19 3
  4. SỔ TAY Hướng dẫn lồng ghép thích ứng với BĐKH, vấn đề sử dụng đất, giới và phát triển cộng đồng trong lập kế hoạch PT KT-XH cấp xã 3.5.1. Tiếp tục cập nhật và hoàn thiện kế hoạch xã…………………………19 3.5.2. Tổ chức tham vấn, phản hồi, cập nhật và hoàn thiện kế hoạch………19 3.6. Bước 6: Hoàn thiện, ban hành và tổ chức thực hiện…………………………19 PHẦN IV. HƯỚNG DẪN LỒNG GHÉP Ở CẤP THÔN……………………………20 4.1. Bước 1: Kiện toàn tổ lập kế hoạch cấp thôn…………………………………20 4.2. Bước 2: Họp nhóm LKH thôn (Họp “trù bị”)…………………………………21 4.3. Bước 3: Họp toàn thôn………………………………………………………21 PHẦN V. CÔNG CỤ VÀ GỢI Ý THỰC HIỆN LỒNG GHÉP…………………………24 5.1. Công cụ: Đánh giá rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu…………………24 5.2. Công cụ: Ma trận xác định vấn đề, nguyên nhân, giải pháp và đề xuất hoạt động……………………………………………………………………………24 5.2.1. Giải thích các thuật ngữ trong mẫu biểu lập kế hoạch của ban ngành cấp xã và cấp thôn bản (mẫu I.3 và II.3) dưới góc độ lồng ghép TƯBĐKH và quy định về sử dụng đất……………………………………………25 5.2.2. Cách xác định“Kết quả nổi bật”…………………………………………25 5.2.3. Cách xác định “Vấn đề”…………………………………………………26 5.2.4. Cách xác định “Nguyên nhân”…………………………………………26 5.2.5. Cách xác định “Giải pháp”………………………………………………27 5.2.6. Cách xác định “Hoạt động”……………………………………………28 5.3. Công cụ: Tiêu chí rà soát hoạt động đề xuất…………………………………28 5.3.1. Mục tiêu………………………………………………………………28 5.3.2. Nội dung………………………………………………………………29 5.4. Công cụ: chỉ tiêu kế hoạch về TƯBĐKH, sử dụng đất, giới và phát triển cộng đồng……………………………………………………………………………30 5.4.1 Chỉ tiêu về thiệt hại do thiên tai………………………………………30 5.4.2 Chỉ tiêu về giải pháp công trình, phát triển cộng đồng………………30 5.4.3. Chỉ tiêu về sử dụng đất đai……………………………………………32 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………33 4
  5. SỔ TAY Hướng dẫn lồng ghép thích ứng với BĐKH, vấn đề sử dụng đất, giới và phát triển cộng đồng trong lập kế hoạch PT KT-XH cấp xã DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Biểu thông tin Ban ngành (mẫu II.3) chi tiết về GNRRTT, TƯBĐKH trong từng Ngành, Lĩnh vực: Giáo dục…………………………………………………14 Bảng 2: Biểu thông tin cấp Thôn (mẫu I.3)………………………………………22 Bảng 3: Đánh giá rủi ro thiên tai……………………………………………………24 Bảng 4: Liệt kê vấn đề do thiên tai gây ra…………………………………………26 Bảng 5: Phân tích nguyên nhân……………………………………………………27 Bảng 6: Xác định giải pháp……………………………………………………….27 Bảng 7: Xác định hoạt động………………………………………………………28 Bảng 8: Nhóm tiêu chí loại trừ (không làm hoặc phải làm)………………………29 Bảng 9: Nhóm tiêu chí cho điểm …………………………………………………29 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐKH Biến đổi khí hậu SDĐ Sử dụng đất BQL Ban quản lý LKH Lập kế hoạch BVMT Bảo vệ môi trường NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội CDF Quỹ phát triển xã / Quỹ phát triển OHK Oxfam Hồng Kông cộng đồng PCLB Phòng chống lụt bão CSHT Cơ sở hạ tầng TOT Tập huấn lan truyền/ GNRRTT Giảm nhẹ rủi ro Tập huấn tiểu giáo viên thiên tai TƯBĐKH Thích ứng với biến đổi HĐND Hội đồng nhân dân khí hậu HTX Hợp tác xã UBND Ủy ban nhân dân KH Kế hoạch VH-XH Văn hóa – Xã hội KH-ĐT Kế hoạch – Đầu tư NLTC Nguồn lực tài chính KT-XH Kinh tế - xã hội 5
  6. SỔ TAY Hướng dẫn lồng ghép thích ứng với BĐKH, vấn đề sử dụng đất, giới và phát triển cộng đồng trong lập kế hoạch PT KT-XH cấp xã PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Sự cần thiết của lồng ghép Việt Nam là một trong 5 nước trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu (BĐKH). Sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai, cả về tần số và cường độ do BĐKH là mối đe dọa thường xuyên, trước mắt và lâu dài đối với tất cả các lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng. Bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng, rét đậm rét hại, gió lốc… là thiên tai xảy ra hàng năm ở nhiều vùng trong cả nước, gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống. BĐKH sẽ làm cho các thiên tai nói trên trở nên ác liệt hơn, khó lường hơn và có thể trở thành thảm họa, gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế, xã hội hoặc xoá đi những thành quả nhiều năm của sự phát triển1. Kế hoạch sử dụng đất (KHSDĐ) là một hoạt động mang tính ổn định theo thời kỳ 5 – 10 năm và theo quy định của pháp luật. Hiện tại, kế hoạch sử dụng đất (SDĐ) và kế hoạch PTKTXH tại các xã đang có sự độc lập tương đối cả trong quá trình xây dựng và khi triển khai thực hiện của hai kế hoạch này. Chính vì thế, kế hoạch PTKTXH ở nhiều địa phương đang không có tính khả thi cao về bố trí đất đai cho sản xuất, số liệu diện tích đất đai của 2 bản kế hoạch nhiều trường hợp không trùng khớp. Vấn đề giới đang rất được quan tâm khi lập kế hoạch phát triển tại cộng đồng, chính vì thế trong các hoạt động kế hoạch phát triển hàng năm của địa phương cần chú ý hơn tới thúc đẩy bình đẳng giới. Ngoài ra, trong cộng đồng nhóm dễ bị tổn thương nhất khi có thiên tai, dịch bệnh là nhóm người nghèo, tàn tật và trẻ em vì thế khi lập kế hoạch cũng phải quan tâm nhiều hơn tới các nhóm đối tượng này. Lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu (TƯBĐKH), sử dụng đất, giới và phát triển cộng đồng vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngày càng trở nên cấp thiết đối với mọi cấp, mọi ngành và mọi cá nhân. Yêu cầu lồng ghép đã được nêu rõ trong các văn bản chính thức của Chính phủ, như Chiến lược quốc gia Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, Chương trình mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu, Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Mặt khác, kế hoạch phát triển PTKTXH hàng năm là văn bản quan trọng nhất của cấp xã, nó thể hiện toàn bộ đường lối, kế hoạch, chỉ tiêu về kinh tế-xã hội, chính trị, an ninh-quốc phòng của xã trong năm vừa qua. Đồng thời, kế hoạch cũng nêu lên phương hướng và nhiệm vụ, các Chương trình mục tiêu quốc gia Ứng phó với BĐKH 1 6
  7. SỔ TAY Hướng dẫn lồng ghép thích ứng với BĐKH, vấn đề sử dụng đất, giới và phát triển cộng đồng trong lập kế hoạch PT KT-XH cấp xã chỉ tiêu phát triển của xã trong năm tiếp theo. Hiện nay, việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã được làm hàng năm và định kỳ theo chỉ thị của cấp huyện, tỉnh và trung ương. Việc lồng ghép sẽ (i) Đảm bảo tính hiệu quả, khả thi và giảm thiểu rủi ro thiên tai cho các hoạt động của kế hoạch PTKTXH, (ii) Đảm bảo tính hợp lý, đồng bộ của các số liệu kế hoạch SDĐ với số liệu lập kế hoạch PTKTXH và nâng cao hiệu quả SDĐ. (iii) Quan tâm tới cộng đồng tới các nhóm dễ bị tổn thương và thúc đẩy bình đẳng giới. Được sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của tổ chức SNV, dựa vào kinh nghiệm hỗ trợ các địa phương tại tỉnh Nghệ An trong đổi mới quy trình lập kế hoạch PTKTXH hàng năm cấp xã, thích ứng với BĐKH và SDĐ, tham khảo các tài liệu hướng dẫn lồng nghép liên quan, nhóm chuyên gia của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NNNT (IPSARD) mong muốn xây dựng một cuốn Sổ tay hướng dẫn lồng ghép các vấn đề phát triển với quá trình lập kế hoạch PTKTXH hàng năm cấp xã (sau đây gọi tắt là Sổ tay hướng dẫn lồng ghép). 1.2. Mục đích của Sổ tay hướng dẫn lồng ghép Sổ tay này hướng dẫn cách lồng ghép TƯBĐKH, SDĐ, giới và phát triển cộng đồng vào quá trình lập Kế hoạch phát triển KT-XH cấp xã. Cụ thể, Sổ tay này nhằm: Nâng cao sự quan tâm và nhận biết của cán bộ xã, ban ngành, đơn vị, cán bộ thôn bản và người dân nói chung về TƯBĐKH, sử dụng đất, giới và phát triển cộng đồng trong lập kế hoạch PTKTXH hàng năm cấp xã. Giới thiệu các hoạt động, công cụ cần tiến hành, nội dung cần tìm hiểu nhằm lồng ghép các vấn đề vào từng bước lập kế hoạch PTKTXH hàng năm cấp xã. Giúp xã xây dựng bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội mang tính khả thi, TƯBĐKH, sử dụng hợp lý tài nguyên đất, quan tâm tới bình đẳng giới và nhóm dễ bị tổn thương. Sổ tay này được viết theo hướng đơn giản, ngắn gọn, thực tế, sử dụng chung các biểu mẫu trong quy trình đổi mới kế hoạch cấp xã đang được áp dụng, để phù hợp với đối tượng người dùng chính là cán bộ lãnh đạo, ban ngành, đoàn thể, đơn vị, thành viên nhóm lập kế hoạch ở cấp xã và cấp thôn. 1.3. Phạm vi áp dụng Sổ tay hướng dẫn lồng ghép Sổ tay hướng dẫn lồng ghép chỉ sử dụng ở những xã đang áp dụng quy trình đổi mới lập kế hoạch PTKTXH theo phương pháp mới. Sổ tay hướng dẫn lồng ghép này không giải thích lại những bước, cách làm chung đã nêu trong Số tay hướng dẫn lập kế hoạch PTKTXH theo phương pháp mới (sau đây gọi tắt là Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch). Do 7
  8. SỔ TAY Hướng dẫn lồng ghép thích ứng với BĐKH, vấn đề sử dụng đất, giới và phát triển cộng đồng trong lập kế hoạch PT KT-XH cấp xã đó Sổ tay hướng dẫn lồng ghép này không sử dụng độc lập, mà cần được sử dụng cùng với Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch. Trước khi đọc Sổ tay hướng dẫn lồng ghép này, người dùng cần đọc kỹ Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch. Sổ tay hướng dẫn lồng ghép dùng chung thứ tự các bước lập kế hoạch và ký hiệu các mẫu biểu của Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch. Nhưng các bước thực hiện luôn gắn liền với các bước lập kế hoạch, các nội dung chỉ mang tính bổ sung thông tin và nhìn nhận vấn đề dưới lăng kính của TƯBĐKH, sử dụng đất, giới và phát triển cộng đồng. Sổ tay lồng ghép này gồm 5 phần: Phần I giới thiệu chung, phần II quy trình lập kế hoạch KT-XH theo phương pháp mới, phần III hướng dẫn lồng ghép TƯBĐKH, sử dụng đất, giới và phát triển cộng đồng ở cấp xã, Phần IV hướng dẫn lồng ghép TƯBĐKH, sử dụng đất, giới và phát triển cộng đồng ở cấp thôn, Phần V hướng dẫn công cụ sử dụng lồng ghép. 1.4. Giải thích một số từ ngữ liên quan Năm hiện tại: năm X; Năm kế hoạch: năm X+1 Quản lý rủi ro thảm họa (thiên tai) dựa vào cộng đồng: Phương pháp tiếp cận thúc đẩy mọi thành viên trong cộng đồng, bao gồm cả những đối tượng dễ bị tổn thương nhất, chủ động tích cực tham gia vào quá trình thu thập thông tin, phân tích tình trạng dễ bị tổn thương, lập kế hoạch, huy động các nguồn lực và khả năng tại cộng đồng, thực hiện, giám sát và đánh giá các biện pháp giảm nhẹ rủi ro thảm họa (thiên tai) của cộng đồng. Phát triển bền vững: Phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không làm suy giảm khả năng của thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ. Thiên tai: Là một sự kiện hoặc hiện tượng không bình thường có thể đe dọa đến tính mạng con người, tài sản, cơ sở vật chất, kinh tế xã hội và môi trường. Tình trạng dễ bị tổn thương: Là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do BĐKH, hoặc không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu. 8
  9. SỔ TAY Hướng dẫn lồng ghép thích ứng với BĐKH, vấn đề sử dụng đất, giới và phát triển cộng đồng trong lập kế hoạch PT KT-XH cấp xã PHẦN II. QUY TRÌNH ĐỔI MỚI KẾ HOẠCH VÀ CƠ CHẾ LỒNG GHÉP 2.1. Quy trình lập kế hoạch PTKTXH Kế hoạch PTKTXH là bản kế hoạch thể hiện tổng quát nhất về định hướng, mục tiêu PTKTXH của địa phương trong năm. Vì thế kế hoạch PTKTXH phải là trung tâm của mọi sự can thiệp của các nguồn lực bên ngoài và nội lực của địa phương. Kế hoạch PTKTXH được lập theo phương pháp mới gồm các bước cơ bản sau. Hình 1: Các bước trong lập kế hoạch phát triển KT-XH theo phương pháp mới Bước 1: Công tác chuẩn bị : Kiện toàn các tổ công tác lập kế hoạch PTKTXH xã, thôn, ban hành văn bản chỉ đạo công tác kế hoạch, ban hành bộ chỉ tiêu và biểu mẫu thu thập thông tin, tổ chức hội nghị triển khai công tác lập kế hoạch PTKTXH Bước 2: Thu thập thông tin: Thu thập thông tin từ thôn, Thu thập thông tin từ các ban ngành, đơn vị cấp xã, thông tin phát triển định hướng từ huyện Bước 3. Tổng hợp và xử lý thông tin: Tổng hợp khung kế hoạch xã. Rà soát, bổ sung thông tin, nhập dữ liệu và tổng hợp trên máy, cơ cấu nguồn vốn và rà soát sơ bộ tính khả thi của hoạt động đề xuất, dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Bước 4. Tổ chức hội nghị kế hoạch xã: Tổ chức hội nghị kế hoạch xã, thông qua dự thảo kế hoạch, hoàn thiện báo cáo kế hoạch PTKTXH xã, xin ý kiến cấp huyện bằng văn bản. 9
  10. SỔ TAY Hướng dẫn lồng ghép thích ứng với BĐKH, vấn đề sử dụng đất, giới và phát triển cộng đồng trong lập kế hoạch PT KT-XH cấp xã Bước 5. Cập nhật kế hoạch và phản hồi thông tin: Tổ chức tham vấn, cập nhật, xin ý kiến phê duyệt của cấp huyện bằng văn bản. Bước 6. Hoàn thiện, ban hành và tổ chức thực hiện: Phê duyệt và ban hành kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch PTKTXH. 2.2. Nguyên tắc và Cơ chế lồng ghép a) Nguyên tắc lồng ghép Lồng ghép TƯBĐKH, SDĐ, giới và phát triển cộng đồng với kế hoạch PT- KTXH hàng năm cấp xã trên nguyên tắc phát triển bền vững; có tính hệ thống, tổng hợp, theo ngành, vùng và liên ngành, liên vùng; góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo và bình đẳng giới. Lồng ghép có trọng tâm, trọng điểm, có thứ tự ưu tiên, hài hòa giữa ứng phó với những tác động cấp bách trước mắt và những tác động tiềm tàng lâu dài phù hợp với các quy định sử dụng đất và mục tiêu PTKTXH tại địa phương. Lồng ghép dựa trên sự tham gia tích cực của các cấp lãnh đạo, ban ngành, đoàn thể, đơn vị, cộng đồng dân cư và người dân trong xã, thôn bản. Phát huy được các nguồn lực cộng đồng, sự chủ động sáng tạo của người dân, sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ trong thiết kế và thực hiện các giải pháp PTKTXH có tính đến TƯBĐKH, phù hợp với SDĐ, quan tâm tới thúc đẩy bình đẳng giới và nhóm dễ bị tổn thương. b) Cơ chế lồng ghép Kế hoạch PTKTXH là nền tảng của lồng ghép. Lồng ghép TƯBĐKH và sử dụng đất trong tất cả các bước của quá trình lập kế hoạch PTKTXH hàng năm cấp xã, nhìn nhận mọi nội dung của bản kế hoạch PTKTXH hàng năm cấp xã dưới “lăng kính” TƯBĐKH và SDĐ Bố trí nhân lực, sử dụng công cụ lồng ghép để nâng cao chất lượng thông tin và nội dung của từng kế hoạch nhưng không làm phá vỡ tổ chức thông tin của từng loại kế hoạch. 10
  11. SỔ TAY Hướng dẫn lồng ghép thích ứng với BĐKH, vấn đề sử dụng đất, giới và phát triển cộng đồng trong lập kế hoạch PT KT-XH cấp xã PHẦN III. HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC LỒNG GHÉP Ở CẤP XÃ 3.1. Bước 1: Công tác chuẩn bị 3.1.1. Kiện toàn các tổ công tác lập kế hoạch (LKH) PT KTXH Trong các phiên thảo luận chuyên sâu về TƯBĐKH, Tổ LKH xã, thôn nên mời thêm người cao tuổi, người đã sống lâu ở xã, thôn có hiểu biết về diễn biến và tác động của Thiên tai và người sinh sống ngay ở vùng thường chịu thiên tai trong xã. Về SDĐ, trong các phiên thảo luận, yêu cầu cán bộ địa chính phụ trách công tác đất đai, trình bày về thay đổi quy định đất đai và điều chỉnh quy hoạch nếu có trên địa bàn xã để những người tham gia lập kế hoạch được biết. Chú ý thành phần tham gia thảo luận bao gồm cả nam giới và nữ giới. Nên có đại diện của nhóm dễ bị tổn thương tham gia thảo luận. 3.1.2. Ban hành văn bản chỉ đạo công tác kế hoạch Bổ sung vào Văn bản chỉ đạo công tác kế hoạch của Chủ tịch UBND xã nội dung “lồng ghép TƯBĐKH và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch SDĐ”, chú ý tới bình đẳng giới và nhóm dễ bị tổn thương ở cấp xã và thôn bản. Phân công nhiệm vụ cho một số ban ngành, đơn vị trong xã thảo luận sâu thêm về TƯBĐKH (ví dụ: Nông nghiệp, Địa chính, Hội Phụ nữ, Trường học, Trạm Y tế…). 3.1.3. Xây dựng chỉ tiêu, biểu mẫu thu thập thông tin Bên cạnh các chỉ tiêu thu thập thông tin như trong Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch đã nêu, cần bổ sung các chỉ tiêu TƯBĐKH và SDĐ như sau: + Số đợt nắng trong năm vừa qua + Số đợt bão trong năm vừa qua + Sản lượng lúa giảm do mưa bão, hạn hán + Số lượng gia súc, gia cầm bị chết + Số lượng nhà ở bị hư hỏng ….. + Số lượng phụ nữ tham gia họp tại thôn, xã 11
  12. SỔ TAY Hướng dẫn lồng ghép thích ứng với BĐKH, vấn đề sử dụng đất, giới và phát triển cộng đồng trong lập kế hoạch PT KT-XH cấp xã + Số lượng phụ nữ tham gia tập huấn + Số phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế của địa phương + Tỷ lệ giảm nghèo + Số trẻ em được đến trường + Số hộ nghèo được vay vốn sản xuất + Số người tàn tật được trợ cấp xã hội …. + Thực trạng sử dụng đất ở các thôn + Kết quả SXKD nông nghiệp: Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng + Hiệu quả SXKD nông nghiệp: Thu nhập trên 1 đơn vị DT + Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp + Đánh giá tác động BĐKH đến kết quả và hiệu quả sử dụng đất 3.1.4 Tổ chức hội nghị triển khai công tác kế hoạch Thành viên nòng cốt của tổ LKH xã tập huấn cho đại diện các ban ngành, đơn vị, thôn bản về các bước lập kế hoạch và nguyên tắc lồng ghép, Bảng thu thập thông tin, Công cụ đánh giá rủi ro liên quan đến BĐKH và cách xác định vấn đề, nguyên nhân, giải pháp, hoạt động có lồng ghép TƯBĐKH và SDĐ, các hoạt động giải pháp cần chú ý tới bình đẳng giới và nhóm dễ bị tổn thương ở cấp xã và cấp thôn. Đại diện Tổ LKH huyện hỗ trợ Tổ LKH xã tập huấn về lồng ghép trong hội nghị triển khai kế hoạch xã. 3.2. Bước 2: Thu thập thông tin 3.2.1. Thu thập thông tin từ các ban ngành, đơn vị cấp xã Các ban ngành, đơn vị cấp xã được phân công (Nông nghiệp, Địa chính, Hội Phụ nữ, Trường học, Trạm Y tế…) thu thập các thông tin liên quan đến ngành mình bao gồm bảng II.2 và II.3 trong sổ tay lập kế hoạch cấp xã. Sử dụng công cụ ma trận đánh giá rủi ro để xác định các tác động của thiên tai và thời tiết tới đến ngành, lĩnh vực mình. Các ban ngành, đơn vị được phân công tiếp tục thảo luận chọn ra 3 vấn 12
  13. SỔ TAY Hướng dẫn lồng ghép thích ứng với BĐKH, vấn đề sử dụng đất, giới và phát triển cộng đồng trong lập kế hoạch PT KT-XH cấp xã đề bất cập của ngành, lĩnh vực mình cần phải giải quyết trong năm tới. Sau đó xác định kết quả nổi bật, vấn đề, nguyên nhân, giải pháp và hoạt động của 3 vấn đề này chú ý đưa các thông tin liên quan đến các rủi ro về thời tiết đã được phân tích trước đó. Riêng hoạt động đề xuất cần quan tâm tới tính phù hợp với kế hoạch SDĐ, nhóm dễ bị tổn thương. về việc phòng chống, giảm nhẹ rủi ro của Thiên tai chọn (thiệt hại, mất mát, khó khăn do thiên tai đã hoặc có thể gây ra) trong ngành, lĩnh vực mình cao, năng lực ứng phó yếu) trong ngành, lĩnh vực mình đặc biệt với các hoạt động cần tới nguồn lực đất đai, cần tham khảo các quy định về sử dụng đất đai phù hợp trước khi đưa vào đề xuất Điền kết quả thảo luận vào biểu thông tin Ban ngành chi tiết theo Mẫu II.3 (xem ví dụ về ngành Giáo dục). Các ban ngành, đơn vị khác trong xã lưu ý phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp, hoạt động liên quan đến TƯBĐKH, sử dụng đất, giới và phát triển cộng đồng. 3.2.2. Cung cấp thông tin phát triển định hướng từ huyện Tổ LKH xã thu thập thêm thông tin về kế hoạch PCLB, SDĐ từ huyện (nếu có). Tổ LKH xã rà soát kỹ các thông tin, kế hoạch PCLB, SDĐ của huyện để làm căn cứ lập kế hoạch của xã có lồng ghép yếu tố TƯBĐKH và phù hợp với SDĐ. 13
  14. 14 Bảng 1: Biểu thông tin Ban ngành (mẫu II.3) chi tiết về GNRRTT, TƯBĐKH trong từng Ngành, Lĩnh vực: Giáo dục Ngành/ Lĩnh vực: Giáo dục SỔ TAY Trường tiểu học tại xã đã được xây dựng kiên cố 2 tầng, có thể làm nơi trú ẩn an toàn khi xảy ra lũ lụt Kết quả nổi bật Hội cha mẹ học sinh phối hợp tốt với nhà trường trong các hoạt động dựa vào cộng đồng Trường học đã đưa nội dung GNRRTT, TƯBĐKH vào chương trình ngoại khóa dành cho học sinh Vấn đề Nguyên nhân Giải pháp Huy động người dân đổ đá, tôn cao nền ở những Đường sá lầy lội, ngập lụt Trẻ em đi học khó khăn, nguy đoạn đường liên thôn hay bị ngập, lầy hiểm vào mùa lũ lụt Học sinh không được trang bị áo Trang bị áo phao cho học sinh phao Nhiều học sinh không biết bơi Dạy bơi cho học sinh Trường học còn bị động, lúng Chưa có kế hoạch phòng chống lũ lụt Xây dựng kế hoạch chi tiết về phòng chống lũ lụt (và túng trong công tác phòng (và các thiên tai khác) các thiên tai khác) của trường học chống lũ lụt và phát triển cộng đồng trong lập kế hoạch PT KT-XH cấp xã Hoạt động Người Ghi cụ thể những nội dung cần thiết để Hướng dẫn lồng ghép thích ứng với BĐKH, vấn đề sử dụng đất, giới Số Thời Địa chịu Nhóm hoạt động không cần ĐVT thực hiện hoạt động, mức độ, loại hình lượng gian điểm trách nguồn lực tài chính đóng góp cần huy động… nhiệm Người dân góp công, vật liệu Huy động dân góp vật liệu, ngày công địa phương đổ đá, tôn cao nền 30/7/ Vốn sự nghiệp xã và quĩ thôn hỗ trợ thêm những đoạn đường liên thôn m 50 Thôn A BQL thôn 2011 tiền nước uống hay bị ngập, lầy lội vào mùa lũ lụt
  15. Xây dựng kế hoạch chi tiết về Trường BGH Ban giám hiệu phối họp với các ban phòng chống lũ lụt (và các Thiên 6-8/ cấp 1 Trường ngành xã, các thôn bản, Hội cha mẹ học tai khác) của trường học theo Bản 01 2011 và cấp cấp 1 và sinh để xây dựng kế hoạch phòng chống phương châm dựa vào cộng 2 cấp 2 Thiên tai đồng Người Nguồn lực (1.000 đ) Nhóm hoạt động cần nguồn Số Thời Địa chịu ĐVT Tổng Ngân Đề Ghi chú lực tài chính từ bên ngoài lượng gian điểm trách nhiệm số sách xuất Mua áo phao cho học sinh ở 30/7/ Thôn Vận động cha Trường những khu vực đi lại nguy hiểm cái 200 20.000 0 20.000 mẹ h/s, các 2011 B, C cấp 1 trong xã MTQ… Giáo viên thể dục của 9/2011 Thôn trường kết Mở lớp dạy bơi ngoại khóa trong Trường lớp 2 – 10.000 8.000 2.000 hợp với các trường học cho học sinh A, B, C cấp 1 5/2012 thôn, mua phao, cải tạo ao tập bơi và phát triển cộng đồng trong lập kế hoạch PT KT-XH cấp xã Hướng dẫn lồng ghép thích ứng với BĐKH, vấn đề sử dụng đất, giới SỔ TAY 15
  16. SỔ TAY Hướng dẫn lồng ghép thích ứng với BĐKH, vấn đề sử dụng đất, giới và phát triển cộng đồng trong lập kế hoạch PT KT-XH cấp xã 3.3.Bước 3: Tổng hợp và xử lý thông tin 3.3.1. Tổng hợp khung kế hoạch xã, rà soát bổ sung thông tin Tổ tổng hợp kế hoạch ngoài các lĩnh vực liên quan đến kinh tế, văn hóa- xã hội và tổ chức chính quyền xem xét và phân loại từng “vấn đề” nêu trong các Biểu thông tin ban ngành và cấp thôn trong các biểu (mẫu II.3 và mẫu I.2 như ví dụ) để quyết định sẽ đưa vào lĩnh vực nào tương ứng trong bản kế hoạch xã. Cần làm rõ TƯBĐKH cho các vấn đề mang tính chất đặc thù. có thể đưa lồng ghép vào lĩnh vực tương ứng trong bản kế hoạch xã. Ví dụ: vấn đề “Công trình nước sinh hoạt bị hư hỏng” có thể đưa lồng ghép vào lĩnh vực “Đầu tư hạ tầng”. chất “phi công trình”, liên quan trực tiếp đến việc cứu trợ, tái thiết, giảm nhẹ, phòng ngừa rủi ro thiên tai, thì đưa vào lĩnh vực TƯBĐKH. Ví dụ, vấn đề “Trẻ em đi học khó khăn, nguy hiểm trong mùa bão lũ” hoặc các vấn đề liên quan đến công tác “4 tại chỗ” trong PCLB có tính đặc thù nên đưa vào lĩnh vực TƯBĐKH. vực nào trong bản kế hoạch thì cần chép nguyên tất cả các nguyên nhân, giải pháp, hoạt động kèm theo vấn đề đó. tương ứng, tổ Kinh tế sẽ tổng hợp các “Vấn đề” còn lại có tính chất đặc thù riêng đưa vào lĩnh vực TƯBĐKH Cần xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất nuôi. khí hậu. các loại cây trồng, Diện tích đất nuôi trồng thủy sản, Diện tích đất lâm nghiệp, Diện tích đất phi NN. hoạch SDĐ. 16
  17. SỔ TAY Hướng dẫn lồng ghép thích ứng với BĐKH, vấn đề sử dụng đất, giới và phát triển cộng đồng trong lập kế hoạch PT KT-XH cấp xã Giới và phát triển cộng đồng Các buổi tuyên truyền, các hoạt động phát triển kinh tế xã hội đề xuất cần chú ý có sự tham gia của cả nam và nữ Các hoạt động đề xuất nếu được thì quan tâm nhiều hơn tới nhóm dễ bị tổn thương (người già, người nghèo, trẻ em, tàn tật…) 3.3.2. Nhập dữ liệu và tổng hợp trên máy Cán bộ tổng hợp xã khi nhập dữ liệu vào máy tính chú ý chọn lĩnh vực phù hợp đối với các vấn đề có tính chất liên ngành. 3.3.3. Cơ cấu nguồn vốn và rà soát tính khả thi của hoạt động đề xuất Tổ LKH xã (trong đó có lãnh đạo xã, đại diện các ban ngành, đơn vị được phân công làm sâu TƯBĐKH) (theo mẫu II.5.B) tiến hành xác định nguồn vốn cho từng hoạt động bao gồm cả hoạt động liên quan đến TƯBĐKH. Mục đích rà soát sơ bộ tính khả thi là phân loại các hoạt động đề xuất thành nhóm có khả năng được chấp thuận thực hiện cao (đưa vào biểu II.6.A) và nhóm có khả năng thực hiện thấp (đưa vào biểu II.6.B). Chú ý cân nhắc các hoạt động có tính TƯBĐKH cao. Cuối cùng, Tổ LKH xã tiến hành rà soát lần cuối toàn bộ hoạt động đề xuất trong năm kế hoạch (biểu II.5.B) có làm tăng tác động tiêu cực cho công tác TƯBĐKH, phát triển cộng đồng hay không. Trong trường hợp nếu phát hiện giải pháp, hoạt động nào có thể gây ra tác động bất lợi cho công tác TƯBĐKH (ví dụ: làm đường có thể chắn dòng chảy thoát lũ, công trình xây dựng nơi nguy hiểm, hoặc giống mới đưa vào chưa tính đến điều kiện thời tiết trong xã…), nhóm LKH xã cần thảo luận với đại diện ban ngành, đơn vị, thôn bản liên quan để làm rõ, điều chỉnh hoạt động cho phù hợp. Hoặc đánh dấu không hợp lệ và đưa và danh mục để giải trình tại hội nghị kế hoạch xã. 3.3.4. Dự thảo kế hoạch PT KTXH Cán bộ tổng hợp của Tổ LKH xã viết thêm phần “BVMT và TƯBĐKH” trong bản kế hoạch xã. Dựa vào thông tin thống kê, diễn biến thời tiết trong năm, báo cáo đánh giá thiệt hại thiên tai, báo cáo thực hiện công tác PCLB và giảm nhẹ rủi ro thiên tai của xã (nếu có) để đưa ra một vài con số cho mục thực trạng/kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm hiện tại. 17
  18. SỔ TAY Hướng dẫn lồng ghép thích ứng với BĐKH, vấn đề sử dụng đất, giới và phát triển cộng đồng trong lập kế hoạch PT KT-XH cấp xã Đưa thêm một số thống kê về diện tích các loại đất và đặc biệt các diện tích đất chuyển đổi với mục đích giảm nhẹ rủi ro thiên tai và TƯBĐKH. Viết lại các mục Tồn tại, Nguyên nhân, Giải pháp chính cho từng lĩnh vực trong và lĩnh vực giảm nhẹ rủi ro thiên tai và TƯBĐKH trong năm kế hoạch từ các phần tương ứng trong biểu tổng hợp II.5.A. Bổ sung một số chỉ tiêu kế hoạch TƯBĐKH và SDĐ (nếu thích hợp và có thể thu thập được số liệu). Thống nhất các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất với kế hoạch PT KTXH Thống nhất các giải pháp thực hiện Yêu cầu cán bộ địa chính quản lý đất đai viết phần mô tả của ngành mình. Cán bộ tổng hợp của Tổ LKH viết lồng ghép các ý về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và TƯBĐKH trong các phần khác của bản kế hoạch xã 3.4. Bước 4: Thảo luận, thông qua dự thảo và báo cáo cấp trên 3.4.1. Tổ chức hội nghị kế hoạch xã, thông qua dự thảo kế hoạch Chủ tịch xã nhấn mạnh sự cần thiết lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai, TƯBĐKH và quy định về sử dụng đất trong lập kế hoạch PTKTXH xã tại phiên toàn thể ban đầu về “giới thiệu hội nghị xã về lập kế hoạch”. Các nhóm (Kinh tế, VH-XH, Tổ chức chính quyền) góp ý, thảo luận về các giải pháp, hoạt động lồng ghép TƯBĐKH trong phiên “chia nhóm thảo luận”. Nếu có nguồn tài chính phân cấp cho hoạt động TƯBĐKH, toàn thể hội nghị sẽ xếp ưu tiên các hoạt động về TƯBĐKH trong phiên toàn thể tiếp theo về “thảo luận và sắp xếp ưu tiên”. 3.4.2. Cập nhật khung kế hoạch xã Dựa trên kết quả thảo luận tại Hội nghị xã về LKH, tổ LKH xã hoàn thiện bản dự thảo kế hoạch xã, khung kế hoạch (biểu II.6.A) và khung đề xuất (biểu II.6.B), trong đó cập nhật các ý kiến đóng góp liên quan đến các hoạt động TƯBĐKH. 18
  19. SỔ TAY Hướng dẫn lồng ghép thích ứng với BĐKH, vấn đề sử dụng đất, giới và phát triển cộng đồng trong lập kế hoạch PT KT-XH cấp xã 3.4.3. Báo cáo kế hoạch lên cấp trên Sau khi nộp bản dự thảo kế hoạch xã cho huyện, Tổ LKH xã tham khảo thêm ý kiến phản hồi của Ban PCLB huyện, phòng tài nguyên môi trường huyện và các ban ngành cấp huyện khác cho phần TƯBĐKH trong bản kế hoạch xã. 3.5. Bước 5: Cập nhật kế hoạch, tham vấn và phản hồi 3.5.1. Tiếp tục cập nhật và hoàn thiện kế hoạch xã Kể từ sau khi nộp dự thảo kế hoạch xã cho huyện đến cuối năm, tổ LKH xã bổ sung tình hình thiên tai, số liệu, kết quả thực hiện về TƯBĐKH và sử dụng đất của cả năm hiện tại vào bản kế hoạch xã. Cập nhật kế hoạch xã dựa trên ý kiến phản hồi, chỉ thị, hướng dẫn và định hướng kế hoạch của cấp trên liên quan đến TƯBĐKH (nếu có). 3.5.2. Tổ chức tham vấn, phản hồi, cập nhật và hoàn thiện kế hoạch Nếu có nguồn tài chính phân cấp, tổ LKH xã tổ chức tham vấn cộng đồng trực tiếp tại những thôn bản có hoạt động TƯBĐKH được xếp ưu tiên thực hiện (từ nguồn tài chính phân cấp đó). Khi tham vấn cộng đồng, thành viên tổ LKH xã cần phối hợp với cán bộ thôn tổ chức họp toàn thôn để xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết cho các hoạt động TƯBĐKH sử dụng nguồn tài chính phân cấp và các hoạt động TƯBĐKH không cần nguồn lực tài chính (khẳng định lại cam kết về sự tham gia, đóng góp của người dân trong thôn bản). 3.6. Bước 6: Hoàn thiện, ban hành và tổ chức thực hiện Sau khi bản kế hoạch xã được HĐND xã thông qua (hoặc được cơ quan cấp trên phê duyệt), UBND xã ra thông báo về các hoạt động trong bản kế hoạch cho các bên liên quan làm cơ sở để tổ chức thực hiện và huy động nguồn lực, trong đó lưu ý thực hiện các hoạt động TƯBĐKH và hỗ trợ cho nhóm dễ bị tổn thương. 19
  20. SỔ TAY Hướng dẫn lồng ghép thích ứng với BĐKH, vấn đề sử dụng đất, giới và phát triển cộng đồng trong lập kế hoạch PT KT-XH cấp xã PHẦN IV. HƯỚNG DẪN LỒNG GHÉP Ở CẤP THÔN Hình 2: Các bước lập kế hoạch cấp thôn “Thu thập thông tin” Họp chuẩn bị: Xác định các sơ bộ các nội dung chính của phiếu cung cấp thông tin; Chỉ ra những chủ đề, lĩnh vực thế mạnh cần thảo luận bổ sung; Chuẩn bị cho cuộc họp tiếp. Họp nhóm sở thích thôn: Xác định các thông tin bổ sung liên quan đến chủ đề thế mạnh; Đánh giá tiềm năng, lợi thế; Xác định hoạt động dự kiến Họp thôn thông qua: Thảo luận, thông qua các vấn đề đã xác định; Bổ sung thông tin ngân sách và cam kết của người dân; Sắp xếp ưu tiên; Hoàn thiện 4.1. Bước 1: Kiện toàn tổ lập kế hoạch cấp thôn Trong các phiên thảo luận chuyên sâu về TƯBĐKH, Tổ LKH thôn nên mời thêm những người người cao tuổi, người đã sống lâu ở thôn, có hiểu biết về diễn biến và tác động của Thiên tai và người sinh sống ngay ở vùng thường chịu Thiên tai trong thôn. Và cán bộ địa chính phụ trách về đất đai tại địa phương tham dự cùng. Đồng thời, có đại diện của nhóm dễ bị tổn thương khi bàn về các vấn đề của họ. 20
nguon tai.lieu . vn