Xem mẫu

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ NANG ỐNG MẬT CHỦ
GIỮA TYP I VÀ TYP IVA Ở TRẺ EM
Trần Ngọc Sơn*, Vũ Mạnh Hoàn*

TÓM TẮT
Mục tiêu: So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật nội soi điều trị nang ống mật chủ
(NOMC) type I so với type IVa (theo phân loại Todani) ở trẻ em.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu lại các bệnh nhân (BN) bị NOMC type I và type IVa được điều trị phẫu
thuật nội soi kế hoạch tại bệnh viện (BV) Nhi Trung Ương từ tháng 1/2007 đến tháng 12 /2012.
Kết quả: Có 517 bệnh nhân (BN) thuộc diện nghiên cứu: 303 BN bị NOMC type I và 214 BN bị NOMC
type IVa. So sánh độ tuổi trung bình, giới, thời gian bị bệnh, tỷ lệ BN bị đau bụng, nôn, sờ thấy khối hạ sườn phải
giữa 2 nhóm không có khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nhóm IVa có tỷ lệ BN bị sốt, vàng da, tăng GOT, GPT cao
hơn và kích thước trung bình NOMC lớn hơn có ý nghĩa so với nhóm I. 314BN được PTNS nối ống gan chung
tá tràng (185 BN type I, 129BN type IVa), 203BN được PTNS nối ống gan chung-hỗng tràng (118 BN type I, 85
BN type IVa). Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm về thời gian mổ trung bình, tỷ lệ biến chứng sớm và thời gian
nằm viện sau mổ. Theo dõi sau ra viện khả thi 82,6% các BN với thời gian 12-90 tháng. Tỷ lệ BN type IVa hết
giãn đường mật trong gan 1 tháng và 12 tháng sau mổ là 89,5% và 94,5%. Tỷ lệ nhiễm khuẩn đường mật sau
mổ ở nhóm I là 3,5% và ở nhóm IVa là 2,5% (p>0,05). Các BN còn giãn đường mật trong gan sau mổ có tỷ lệ
viêm mật cao hơn có ý nghĩa so với các BN còn lại (37,5% so với 1%, p
nguon tai.lieu . vn