Xem mẫu

  1. Lee Chu Keong SỞ HỮU TRÍ TUỆ
  2. SỞ HỮU TRÍ TUỆ LÀ GÌ ? Sở hữu Trí tuệ (STTT) là sự công nhận của xã hội đối với những nỗ lực về trí tuệ. Đó là sự độc quyền ban ra để ghi nhận sự đóng góp của các sáng tạo trí tuệ cho xã hội. Đó là một quyền sở hữu vô hình. Việc sử dụng SHTT của một đối tượng thứ ba không tước đoạt được quyền sở hữu của sở hữu chủ. Như vậy, quyền SHTT là quyền để hạn chế người khác sử dụng quyền này. Sự mở rộng quyền này tùy thuộc vào phạm vi quyền hạn quy định bởi pháp luật để hạn chế sử dụng quyền này. Phạm vi quyền hạn càng rộng thì sự độc quyền của người sở hữu chủ quyền SHTT càng lớn. (Hamzah, 2006, tr. 19)
  3. Việc chứng minh về mặt lý thuyết cho việc bảo vệ SHTT bao gồm từ các cuộc tranh luận về kinh tế hay sáng tạo cho đến các cuộc tranh luận dựa trên niềm tin SHTT là sự mở rộng tính cách của một con người – điều này được ứng dụng cho bản quyền. Rõ ràng SHTT là thành quả lao động của một con người và do đó người ấy đáng được quyền SHTT. Sự khác biệt về giá trị giữa một khúc gỗ và một cái ghế là giá trị tăng thêm do người thợ mộc đem đến – sự khéo léo và sức lao động của ông ta đã biến khúc gỗ thành 1 cái ghế . Tương tự như vậy, sản phẩm của trí thông minh và sự sáng tạo mà quyền SHTT bảo vệ cũng phải được đánh giá tương úng. (Hamzah, 2006, tr. 19)
  4. NGUỒN GỐC CỦA MỘT Ý TƯỞNG  Hesse (2002) cho rằng khái niệm SHTT – ý nghĩ về việc sở hữu một ý tưởng,là con đẻ của Thời đại Ánh sáng ở châu Âu.  Người Hy lạp cổ không nghĩ rằng tri thức là một cái gì có thể sở hữu hoặc buôn bán được.  Dạo qua các nền văn minh lớn trước thời hiện đại – Văn minh Trung hoa, Hồi giáo, Do thái giáo và Thiên chúa giáo -, có thể nhận thấy sự thiếu vắng khái niệm về quyền sở hữu của con người đối với những ý tưởng hoặc lời nói của mình.  Có những ý tưởng không đúng coi thường thương mại và do đó coi thường cả việc viết để kiếm tiến.
  5. Ý tưởng của người Trung hoa  Các tác giả sử dụng sự khéo léo của mình để tự hoàn thiện và hoàn thiện người khác  Các tác giả Trung hoa không có quyền sở hữu về những lời phát ngôn của mình trước công chúng.  Không thể sở hữu nội dung của những cuốn sách – kể cả những ý tưởng đặc biệt mà tác giả sử dụng và cho rằng đó là sở hữu của mình  Chữ viết của Trung hoa được cho là chữ tượng hình và không người nào có quyền không cho người khác sử dụng chữ viết này.
  6. Ý tưởng của người Hồi giáo  Tất cả các nước Hồi giáo đều cho rằng tri thức là của Thượng đế.  Kinh Koran là một cuốn sách tiêu biểu về các lời nói của Allah và nó không thuộc về ai cả.  Phương tiện chính để truyền bá tri thức của Koran là đọc thuộc lòng từ thầy đến trò (bản thân chữ “Koran” nghĩa là đọc thuộc lòng)  Sách chỉ là một công cụ giúp nhớ một cách dễ dàng và trung thực các lời nói.  Điều này dần dẫn đến công nghệ in ở các nước Hồi giáo.
  7. Ý tưởng của người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo  Trong Kinh thánh của Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo, Moses nhận được Bộ Luật từ Yahwe và chuyển giao tới những người đã được chọn.  Trong Tân Ước, Chúa Jesus đã dạy các tông đồ: “ Hãy đón nhận. Hãy cho đi”.  Các nhà thần học thời Trung cổ đã đưa đọan này vào Điều luật của Giáo hội “Scientia Donum Dei Est Unde Verdi Non Protest” và được dịch như sau “Tri thức là một món quà của Thượng đế, do đó không thể mang ra buôn bán được”.  Buôn bán một vật gì thuộc về Thiên chúa là phạm tội buôn thần, bán thánh.
  8. Tự thời kỳ Phục Hưng về sau  Trong thời kỳ Phục hưng, các thi sĩ, nhà phát minh và nghệ sĩ được nâng lên các vị trí cao trong xã hội, nhưng thiên tài của họ vẫn được cho là do Thiên chúa truyền cảm hứng cho hơn là một sản phẩm của các kỹ năng trí tuệ hoặc sự lao động cực nhọc của họ.  Vào thế kỷ 16. Martin Luther (1483-1546) đã rao giảng một cách tự tin trong tác phẩm Warning to Printers: “ Hãy đón nhận, hãy cho đi và tôi không muốn nhận lại gì cả”  Giao hoàng Alexander cho rằng thi sĩ là người tái tạo lại các chân lý truyền thống. Goethe cho rằng việc sáng tác thơ là một cái gì rất thiêng liêng.
  9.  Francis Wayland, Hiệu trưởng trường Đại học Brown những năm 1830, đã viết trong cuốn The Element of Moral Science rằng “thiên tài không phải chỉ để sử dụng cho quyền lợi của người sở hữu nó, mà còn phải phục vụ cho quyền lợi của những người khác nữa”.
  10. Các loại hình SHTT  Bản quyền  Bằng sánh chế  Thương hiệu  Đăng ký mẫu mã  Chỉ dẫn về địa lý  Bí mật trong kinh doanh  Chất bán dẫn trong phép đo vẽ địa hình  Quyền của người tái sinh thực vật  Quyền về cơ sở dữ liệu
  11. Sách tham khảo về SHTT  Hamzah, Z. (2006). Intellectual property law & strategy. Singapore: Sweet & Maxwell.  Hesse, C. (2002). The rise of intellectual property, 700 B.C. − A.D. 2000: An idea in the balance. Daedalus, 131(2), 26−45.  Posner, R.A. (2002). The law & economics of intellectual property. Daedalus, 131(2), 5−12.
  12. Bản quyền
  13. Phát minh ra giấy  Được phát minh vào thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên ở phía Tây Trung hoa bởi quan Thái giám Ts’ai Lun  Gần đây ngành Khảo cổ học đã phát hiện đ ược nhi ều di chỉ về giấy thô có niên đại sớm hơn - ít nhật là vào thới Hán Vũ Đế (140-87 trước Công nguyên)  Những loại giấy này được làm từ sợi cây gai dầu nên rất thô và có thể là ít được dùng đề viết mà ch ủ yếu là dùng để gói.  Giấy do Ts’ai Lun làm ra từ vỏ cây dâu tằm, lưới đánh cá cũ và nhiều loại sợi tự nhiên khác.
  14.  Những tài liệu cổ nhất viết trên giấy được tìm th ấy trong vùng sa mạc Nội Mông và Tân Cương có niên đại từ thế kỷ thứ hai sau Công nguyên, không lâu sau khi Ts’ai Lun đem trình triều đình loại giấy của mình vào năm 105  Cả công nghệ làm giấy và việc sử dụng giấy đều phát triển nhanh chóng.  Vào thế kỷ thứ 4, nó hoàn toàn thay thế nh ững th ứ mà người Trung hoa cổ dùng để viết lên như những th ẻ gỗ hoặc tre mà mỗi thẻ chỉ ghi được một dòng chữ và những cuộn tơ lụa.
  15.  Vào thế kỷ thứ 4, giấy đã tới được Turfan  Khoảng năm 500 sau C.N., giấy được sử dụng khắp Trung Á.  Vào thế kỷ thứ 8, giấy được những tù nhân chiến tranh Trung hoa đem đến cho người Ả rập ở vùng Samarkand  Vào năm 800 sau C.N., giấy được sản xuất ở Bagdad  Từ thế giới Ả rập, giấy được du nhập vào châu Âu có lẽ vào thế kỷ 11.  Ngay tại Trung hoa, vào thời nhà Đường (618−907 sau C.N), sản xuất giấy đã phát triển thành một nghệ thuật, trở thành 1 ngành công nghiệp chủ đạo và đã sản xuất được nhiều loại giấy mịn.
  16. Sự ra đời của ngành in ấn ở phương Tây  Vào thời Trung cổ, việc nhân bản một tác phẩm là cực kỳ khó khăn.  Tác phẩm trí tuệ được quy định bởi luật sở hữu.  Tác giả của một bản viết tay hay nhà điêu kh ắc c ủa một bức tượng trở thành tác giả của một vật hữu hình và có thể bán nó cho người khác.  Một bản viết tay chỉ có thể viết lại bằng tay với số lượng rất hạn chế.  Nguồn gốc của bản quyền bắt đẩu từ phát minh của Johann Gutenberg (1397−1468) về in ấn.
  17.  Vì phát minh này đã đem lại việc sản xuất sách.  Một bản viết tay lúc bấy giờ đã có thể in ra với số lượng lớn và phân phát cho công chúng.  Bản viết tay bấy giờ đã trở thành một vật để buôn bán và có thể đem lại tiền của cho tác giả của nó  Các nhà in được đặc quyền in lại những bản viết tay cổ (cuốn Kinh thánh Gutenberg, in xong năm 1454 hay 1455, là cuốn sách đầu tiên)  Kinh thánh Gutenberg Bible ở Trung tâm Ransom [link]  Kinh thánh Gutenberg Bible ở Thư viện Hoàng gia Anh [ link]
  18. Sự ra đời của Bản quyền  Sau đó, họ bắt đầu in tác phẩm của các tác giả còn sống.  Ban thưởng hoáng gia đấu tiên cho ngành buôn bán sách là danh hiệu “King’s Printer” được trao tặng cho William Facques vào năm 1504.  Địa vị này cho phép ông in những tuyên bố của hoàng gia, các bức tượng và những tài liệu chính thức khác.  Vào năm 1557, nhà vua Anh sắp xếp lại phường hội in và xuất bản, đặt tên là “Stationers’ Company” và trao cho họ sự độc quyền thực sự về in ấn và phát hành ở London và trên toàn Vương quốc
  19.  Quyền được hưởng lợi từ một cuốn sách không phải bắt nguồn từ việc sở hữu ý tưởng nhưng từ một “đặc quyền” được hoàng gia ban phát.  Vào những năm 1570, 4 thành viên của Stationers’ Company có được sự kiểm soát độc quyền, qua các “bằng sáng chế”, trên những cuốn sách “sinh lợi” nhất được in ra:  Christopher Barker, với danh hiệu Queen’s Printer, có quyền in Kinh thánh, Tân ước, Sách Kinh đọc chung và tất cả những Đạo luât, tuyến bố và văn bản chính thưc khác.  William Serres, có quyền in sách kinh riêng, sách vỡ lòng và sách giáo khoa.  Richard Tottel, có quyền in sách về thông luật  John Day, có quyền in sách học vần, sách giáo lý và sách thánh ca.
  20.  Trong thế kỷ 17, Stationers’ Company làm sức ép đ ể có được cái gọi là bảo vệ bản quyền  Vào ngày 11/1/1709, một bản dự thảo luật được đưa ra tại Hạ viện “để khuyến khích việc học”  Bản dự thảo này được trở thành luật vào ngày 10/4/1710.  Đạo luật Anne (SoA) là luật bản quyền đầu tiên theo nghĩa hiện đại cũa từ ngữ và lần đầu tiên nó công nh ận sự hiện hữu của một quyền cá nhân để bảo vệ một tác phẩm đã được giới thiệu với công chúng.
nguon tai.lieu . vn