Xem mẫu

Skype nguy hiểm như thế nào? Hiểu về cấu trúc cơ bản của Skype Skype là một ứng dụng ngang hàng (P2P), tức là người dùng có thể kết nối trực tiếp với nhau mà không phải thông qua một máy chủ trung tâm. Ban đầu Skype sử dụng các server dựa trên nền tảng Internet để thẩm định người dùng khi đăng nhập và theo dõi trạng thái của họ. Nhưng khi hình thức “chat” hay chương trình tin nhắn tức thời (Instant Message), các cuộc thoại máy tính (voice call) và truyền tải file ra đời, hình thức liên lạc được chuyển sang kết nối trực tiếp P2P. Nếu một hoặc cả hai người dùng nằm phía sau tường lửa thông dịch địa chỉ mạng doanh nghiệp (Network Address Translation hay còn gọi là NAT Firewall), liên lạc có thể được tiếp sóng qua một “Siêu nút” (Supernode). Vì kết nối P2P trực tiếp không thể được thiết lập sau tường lửa NAT. Trong trường hợp truyền tải file, bạn sẽ thấy có một thông báo được đưa ra nói rằng quá trình truyền tải đang được tiếp sóng. Một trong những mối quan tâm hàng đầu của các chuyên gia bảo mật về Skype là một Skype client có thể tìm ra đường đến quanh cấu hình tường lửa tổng hợp an toàn quá dễ dàng. Skype sử dụng các cổng 80 và 443, có trong hầu hết các tường lửa để mở cho các đường dẫn Web. Hơn nữa, Skype còn có thể định tuyến lại lưu lượng nếu cổng khởi tạo được gán trong quá trình cài đặt Skype không dùng được. Điều đó gây khó khăn rất nhiều cho việc loại bỏ Skype ở mức tường lửa, vì các cổng Skype sử dụng có thể thay đổi nếu cần. Skype cũng mã hoá từng liên lạc với khoá AES 25-bit, tức là mỗi liên lạc sẽ có một khoá khác nhau trong từng thời điểm bạn thực hiện, khiến việc nghe trộm các liên lạc hầu như không thể thực hiện được. Một trong những điểm đáng lưu ý về bảo mật Skype là các “Siêu nút” của nó (Supernote), có chức năng định tuyến lưu lượng Skype. Một Siêu nút là một máy tính với cấu hình riêng, kết nối trực tiếp với Internet và không được nằm sau tường lửa NAT. Chúng phải có một địa chỉ IP có thể định tuyến chung “thực”. Ngoài một số giới hạn đó, siêu nút có thể là bất kỳ máy tính của người dùng Skype nào đáp ứng được yêu cầu tối thiểu về phần cứng và cấu hình. Có rất nhiều thứ bạn có thể học được về cấu trúc bảo mật của Skype. Xem chi tiết trên website: Skype Security Resource Center. Skype FUD Bạn đã hiểu được sơ sơ cách hoạt động của Skype, bây giờ chúng ta sẽ xem liệu nó có nguy hiểm không và nguy hiểm như thế nào. Có rất nhiều khái niệm sai lầm về Skype vẫn đang trôi nổi trên thế giới mạng. Dưới đây là 5 khái niệm sai phổ biến nhất:  Skype sử dụng rất nhiều băng thông trên một mạng.  Bất kỳ máy tính nào cũng có thể là một Siêu nút.  Skype giống như bất kỳ chương trình ứng dụng IM nào và dễ bị tổn thương bởi các sâu, virus IM.  Skype khó có thể gỡ bỏ trên mạng.  Skype được mã hoá, không thể truy vấn được các tin nhắn IM. Chúng ta hãy xem thực hư về những vấn đề này ra sao. Vấn đề thứ nhất: Skype sử dụng rất nhiều băng thông trên mạng Thực tế Skype sử dụng rất ít băng thông, chỉ xấp xỉ 30Kbit/giây cho một cuộc thoại. Nếu một máy tính của người dùng trở thành Siêu nút thì tất nhiên nó sẽ tiêu thụ mức băng thông cực ký lớn. Nhưng nên nhớ rằng, máy tính của bạn phải được kết nối trực tiếp với Internet thì mới trở thành Siêu nút được. Còn hầu hết các máy tính trong doanh nghiệp hay máy tính cá nhân đều phải kết nối với Internet thông qua các server trung gian. Bởi vậy, vấn đề này thực sự không đáng lo ngại. Vấn đề thứ hai: Bất kỳ máy tính nào cũng có thể trở thành Siêu nút Chúng ta đã biết rằng một máy tính phải có địa chỉ IP có thể định tuyến và nằm trực tiếp trên mạng Internet mới có thể trở thành Siêu nút. Nếu máy tính nằm trong một mạng công ty điển hình, được bảo vệ bởi một tường lửa cung cấp NAT, dùng khung địa chỉ IP riêng 192.168.x.x hoặc 10.x.x.x thì nó không thể trở thành Siêu nút. Các tường lửa NAT và thậm chí cả các router gia đình giúp ngăn chặn rất nhiều máy tính trở thành Siêu nút. Vấn đề thứ ba: Skype dễ dàng bị tổn thương bởi các sâu và virus IM Năm ngoái, theo thống kê của Akaonix Systems cho tới đầu tháng 12 thì có 1.355 sâu và virus tấn công các IM client, nhưng không có loại nào trong số đó tác động lên Skype. Mặc dù Skype nhận được hai cảnh báo bảo mật trong năm 2006, bốn cho năm 2005 và một trong năm 2004, nhưng chưa có cảnh báo nào biến thành lỗ hổng bị khai thác. Lỗ hổng chính của các ứng dụng tin nhắn tức thời (IM) là chức năng truyền tải file, có thể bị lợi dụng, cho phép ai đó gửi file chứa malware. Các chương trình quét virus được cập nhật liên tục, chạy trong mô hình “auto-protect” (tự động bảo vệ) có thể đối phó được với hoạt động này. Ngoài ra, nhiều ứng dụng còn có các tuỳ chọn quét IM riêng. Nếu bạn có một phần mềm anti-virus được cập nhật bản mới nhất, chạy trong mô hình “auto-protect”, bạn không cần phải lo lắng gì nhiều về sâu hay virus. Hoặc bạn có thể ngắt bỏ chức năng gửi file của Skype nếu muốn an tâm hoàn toàn. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn