Xem mẫu

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÌM HIỂU HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
  2. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. - Học sinh là đội ngũ trí thức tương lai của đất nước, sự phát triển của đất nước đòi hỏi phải có lực lượng lao động có trình độ khoa học, tay nghề cao, có sức khỏe tốt… Chính vì vậy công tác giáo dục đào tạo, bồi dưỡng học sinh luôn được coi trọng. - Giáo dục Quốc phòng - An ninh là một môn học bắt buộc trong chương trình học của học sinh ở bậc trung học phổ thông nhằm rèn luyện hình thành nhân cách, góp phần nâng cao ý thức quốc phòng, củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh - Nhiều Chỉ thị – Thông tư – Nghị quyết đã nhấn mạnh và chấn chỉnh cải tiến công tác dạy và học, đặc biệt là phương pháp dạy và học bộ môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh cho học sinh - Để có những phương pháp, giải pháp mới có hiệu quả đối với tất cả các đối tượng học sinh. Mặt khác để phát huy khả năng của học sinh và có kế hoạch bồi dưỡng giảng dạy (Tập luyện ngoại khoá và chính khoá) đối với từng đối tượng học sinh nhằm tạo gây hưng phấn và sự chủ động của học sinh trong quá trình học tập Tuy nhiên, tới nay Giáo dục Quốc phòng - An ninh vẫn được xem là môn học phụ ở các trường phổ thông bởi nó không thuộc các môn văn hoá và không là môn thi tốt nghiệp. Hiện nay hầu như các trường học thì học sinh học môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh ngoài sân trường hoặc sân vận động. Do vậy bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu là: “Tìm hiểu hứng thú học tập môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh của học sinh trung học phổ thông”
  3. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1/ Mục đích nghiên cứu: - Làm rõ thực trạng hứng thú của học sinh với môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh. - Tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng hứ ng thú của học sinh với môn học này. - Đề xuất, kiến nghị góp phần làm cho việc giảng dạy và học tập môn học này được tốt hơn. 2/ Đối tượng nghiên cứu Hứng thú học tập môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh của học sinh trung học phổ thông 3/ Khách thể - Phạm vi nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: 18 lớp của 3 trường THPT (2011 – 2012), mỗi trường 6 lớp Lớp 10D1 và 10D2 Trường THPT Trấn Biên Khối 10 Lớp 10A1 và 10A2 Trường THPT Lê H ồng Phong Lớp 10A1 và 10A2 Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Lớp 11A1 và 11A2 Trường THPT Trấn Biên Khối 11 Lớp 11A1 và 11A2 Trường THPT Lê H ồng Phong Lớp 11A1 và 11A2 Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Lớp 12B1 và 12B2 Trường THPT Trấn Biên Khối 12 Lớp 12A1 và 12A2 Trường THPT Lê H ồng Phong Lớp 12A1 và 12A2 Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Ký hiệu tắt như sau: 10D1-TB : Lớp 10D1 Trường THPT Trấn Biên 11A1-LHP : Lớp 11A1 Trường THPT Lê Hồng Phong 12A1-NHC :Lớp 12A1 Trường THPT Nguyễn H ữu Cảnh Tương tự cho các khối lớp còn lại. 3.2. Phạm vi nghiên cứu a/ Nhận thức của học sinh về vai trò, mục đích, sự cần thiết, ý nghĩa của môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh. b/ Xúc cảm , tình cảm của học sinh với môn học và thầy cô giảng dạy Giáo dục Quốc phòng - An ninh. c/ Hành động của học sinh với m ôn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh: Hành động học tập trên lớp, luyện tập Giáo dục Quốc phòng - An ninh ở nhà, sưu tầm đọc thêm các tài liệu về Giáo dục Quốc phòng - An ninh …
  4. d/ Nguyên nhân gây ra thực trạng hứng thú của học sinh với môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh, cả từ phía học sinh và các thầy cô giảng dạy. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Làm sáng tỏ một số vấn đề cơ sở lí luận của đề tài: - Lịch sử nghiên cứu vấn đề hứng thú. - Làm rõ các khái niệm: hứ ng thú, hứng thú nhận thức, hứng thú học môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh. 4.2. Nghiên cứu thực tiễn: - Thực trạng hứng thú của học sinh với môn học G iáo dục Q uốc phòng - An ninh. - Nguyên nhân của thực trạng trên. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp phỏng vấn sâu. - Phương pháp phân tích tài liệu. - Phương pháp thống kê toán học. 6. Nội dung Tìm hiểu hứng thú học tập môn G iáo dục Q uốc phòng - An ninh của học sinh THPT, ta đặt ra giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết là đa phần học sinh đã nhận thức đúng được vai trò, mục đích, chương trình giảng dạy của môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh. Tuy nhiên, xúc cảm của học sinh với môn học này lại không tốt và học sinh chưa chăm chỉ, thường xuyên học tập, tìm tòi sâu môn học này. Để làm rõ giả thuyết trên, ta phân tích các phạm vi nghiên cứu (Mục 3.2) Lưu ý: Các số liệu khảo sát là của đầu năm học theo từng khối lớp a/ Nhận thức của học sinh về mục đích, chương trình đào tạo, tác dụng vai trò của môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh: Khảo sát nhận thức của học sinh về mục đích, chương trình đào tạo, tác dụng, vai trò của môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh thì đa phần chỉ trả lời rằng học Giáo dục Quốc phòng - An ninh là để “đề phòng chiến tranh”
  5. Bảng khảo sát (Tỉ lệ %) Lớp "Đề phòng chiến tranh" Nhận thức cảm tính 10D1-TB 67.2 32.8 10D2-TB 73.1 26.9 10A1-LHP 69.7 30.3 10A2-LHP 69.4 30.6 10A1-NHC 68.4 31.6 10A2-NHC 70.9 29.1 T.Bình 69.8 30.2 Lớp "Đề phòng chiến tranh" Nhận thức cảm tính 11A1-TB 68.3 31.7 11A2-TB 71.6 28.4 11A1-LHP 72.4 27.6 11A2-LHP 69.1 30.9 11A1-NHC 68.9 31.1 11A2-NHC 71.1 28.9 T.Bình 70.2 29.8 Lớp "Đề phòng chiến tranh" Nhận thức cảm tính 12A1-TB 72.3 27.7 12A2-TB 72.1 27.9 12A1-LHP 69.6 30.4 12A2-LHP 71.3 28.7 12A1-NHC 68.6 31.4 12A2-NHC 71.5 28.5 T.Bình 70.9 29.1 3 khối "Nâng cao sức khỏe" Nhận thức cảm tính T.Bình 70.3 29.7 Như vậy các câu trả lời của học sinh đều thể hiện mức độ nhận thức đơn giản, nhận thức cảm tính về môn Giáo dục Q uốc phòng - An ninh. Các học sinh đa phần chưa thấy hết được học Giáo dục Quốc phòng - An ninh có tác dụng như thế nào trong xã hội; không biết rõ được chương trình đào tạo môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh được thực hiện bài bản như thế nào.
  6. Từ kết quả nghiên cứu đã cho thấy giả thuyết nghiê n cứu của tôi đưa ra là học sinh đã nhận thức đúng được vai trò, mục đích, sự cần thiết… của môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh là chưa đúng. b/ Về mặt xúc cảm, tình cảm của học sinh với m ôn học và thầy cô giảng dạy Giáo dục Quốc phòng - An ninh: Bảng khảo sát (Tỉ lệ %) về sự hấp dẫn, lôi cuốn của môn học v à của thầy cô về môn học Lớp Có Không 10D1-TB 34.5 65.5 10D2-TB 34.2 65.8 10A1-LHP 36.0 64.0 10A2-LHP 35.3 64.7 10A1-NHC 34.8 65.2 10A2-NHC 34.8 65.2 T.Bình 34.9 65.1 Lớp Có Không 11A1-TB 41.2 58.8 11A2-TB 38.0 62.0 11A1-LHP 36.6 63.4 11A2-LHP 38.1 61.9 11A1-NHC 36.8 63.2 11A2-NHC 36.6 63.4 T.Bình 37.9 62.1 Lớp Có Không 12A1-TB 35.9 64.1 12A2-TB 41.1 58.9 12A1-LHP 38.7 61.3 12A2-LHP 37.2 62.8 12A1-NHC 37.1 62.9 12A2-NHC 36.4 63.6 T.Bình 37.7 62.3 3 khối Có Không T.Bình 36.9 63.2 Trong mỗi câu hỏi đề cập đến vấn đề này đều cho thấy chỉ 36.9% các học sinh cho Giáo dục Quốc phòng - An ninh là môn cuốn hút hấp dẫn học sinh. Đa số các bạn học sinh còn lại đều
  7. cho rằng G iáo dục Quốc phòng - An ninh là môn học bình thường hoặc không hấp dẫn, nhiều nội dung nhàm chán. Về mặt giáo viên thì thực tế quan sát thấy nhiều giáo viên sử dụng phương pháp không hợp lý, không linh hoạt… Ví dụ thực tiễn: Quan sát tiết dạy Giáo dục Quốc phòng - An ninh của một giáo viên A tại trường B (dấu tên): - Tiết dạy lý thuyết thì hầu như là giáo viên đọc, học sinh chép. - Tiết dạy thự hành về động tác vận động trong chiế n đấu thì thấy: K hi giáo viên nhận lớp xong thì giáo viên dạy động tác mới (mất khoảng 10ph và cũng khô ng đầy đủ các bước) và cho lớp trưởng điều khiển lớp tập luyện: lớp trưởng hô, 4 học sinh lên tập một lượt, cứ như thế đến hết giờ thì có học sinh chưa được lên tập luyện. Xem xét ví dụ trên ta phân tích một vài điểm sau: - Giáo viên giảng động tác mẫu mất nhiều thời gian của tiết học - Mỗi học sinh mới tập được một lượt thì hết giờ - Hầu hết thời gian của tiết học là học sinh ngồi thụ động… => Tiết học không đạt yêu cầu (cả về học sinh và giáo viên) Như vậy, giả thuyết nghiên cứu chúng tôi đưa ra là đa số học sinh không có những xúc cảm, tình cảm tốt đẹp với môn học này là đúng. c/ Về m ặt hành động của học sinh với môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh: Hành động học tập trên lớp, luyện tập Giáo dục Quốc phòng - An ninh ở nhà, sưu tầm đọc thêm các tài liệu về Giáo dục Quốc phòng - An ninh … Bảng khảo sát (Tỉ lệ %) về h ành động tự luyện ở nhà và nghiên cứu về môn học Lớp Có Không 10D1-TB 35.8 64.2 10D2-TB 31.3 68.7 10A1-LHP 31.7 68.3 10A2-LHP 32.9 67.1 10A1-NHC 33.1 66.9 10A2-NHC 32.6 67.4
  8. Lớp Có Không 11A1-TB 33.1 66.9 11A2-TB 34.4 65.6 11A1-LHP 33.0 67.0 11A2-LHP 33.9 66.1 11A1-NHC 34.2 65.8 11A2-NHC 35.1 64.9 T.Bình 34.0 66.1 Lớp Có Không 12A1-TB 34.7 65.3 12A2-TB 33.6 66.4 12A1-LHP 34.1 65.9 12A2-LHP 33.6 66.4 12A1-NHC 35.0 65.0 12A2-NHC 31.3 68.7 T.Bình 33.7 66.3 3 Khối Có Không T.Bình 33.5 66.5 Thực tế thấy các học sinh tuy có đi học đầy đủ nhưng chỉ là bắt buộc, mong đến tiết GDQP-AN là để được chơi…, còn các hành động khác thể hiện sự quan tâm, hứng thú với môn học G iáo dục Quốc phòng - An ninh thì hầu như ít có. Các học sinh hầu như không có những hành vi thể hiện sự tìm tòi đào sâu về môn học này (33.5%). Về nhà hầu như học sinh không tự tập luyện lại, tập luyện thêm… Qua đó, đã khẳng định giả thuyết nghiên cứ u tôi đưa ra ban đầu là học sinh chưa chăm chỉ, thường xuyên học tập môn này là đúng. d/ Nguyên nhân của những điều trên là do: + Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho học tập Giáo dục Q uốc phòng - An ninh còn chưa đầy đủ. (Sở GD-ĐT đang cấp)
  9. + N ăng lực của các học sinh không đáp ứng được một số nội dung môn học này. + Thầ y cô giảng dạy nhiều khi còn chưa hấp dẫn, nhiều khi lại đề ra yêu cầu cao tạo cho các học sinh sự không thoải mái, ức chế… … Căn cứ các phân tích trên thấy giả thuyết đặt ra là không xác thực. Kết quả thực tế (tác động lên người học) khi học tập môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh không cao cũng là hệ quả tất yếu của việc ít học sinh có hứng thú học tập Giáo dục Q uốc phòng - An ninh. 7. Biện pháp – Đề xuất khuyến nghị: - Trong khi giảng dạy, giáo viên cần giải thíc h nâng cao nhận thức của học sinh về ý nghĩa, tầm quan trọng của môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh. Từ đó để thúc đẩy các bạn nỗ lực hơn trong học tập Giáo dục Quốc phòng - An ninh - Các trường quan tâm đầu tư trang thiết bị cho dạy – học môn này nhằm lôi cuốn các bạn học sinh trong học tập như tăng cường phương tiện, công cụ luyện tập, tạo điều kiện phục vụ nước uống cho các thầy cô và các bạn học sinh trong giờ giải lao… - Bố trí lịch học hợp lý (Không nên xếp lịch cùng buổi với các môn văn hoá khác, nhất là khi học nội dung thực hành thì di chuyển lớp mất nhiều thời gian. Nếu các em phải vào các tiết cuối khi đó các em đã mệt và đói cộng thêm gần trưa nắng thì hiệu quả học tập sẽ rất kém vì cơ thể các em thiếu năng lượng cho sự vận động…) - Cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh theo hướng tăng cường thực hành, phát huy tính tích cực tự giác của học sinh trong học tập, nghiên cứu… - Trong giờ học Giáo dục Quốc phòng - An ninh, các thầy cô giảng dạy cùng với học sinh học tập, cần vui vẻ gần gũi với các học sinh hơn nữa. - Các học sinh cần phải luôn có ý thức tự giác cao trong học
  10. tập, tránh làm cho các thầy cô giảng dạy Giáo dục Quốc phòng - An ninh có ấn tượng các bạn học không nghiêm túc, thậm chí coi thường môn học. Mặt khác các thầy cô giảng dạy Giáo dục Quốc phòng - An ninh cần thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình. III. H IỆU QUẢ: Tôi đã tiến hành khảo cuối năm học vừa rồi thì thấy so với đầu năm tỉ lệ học sinh nhận thức rõ, có nhiều xúc cảm, hành động hơn. Như vậy là bước đầu đã tạo được hứng thú cho học sinh học tập môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh Bảng khảo sát tổng hợp cuối năm học - Nhận thức của học sinh về vai trò, mục đích, sự cần thiết, ý nghĩa của môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh. Khối Nhận thức được Nhận thức cảm tính 10 77.9 22.1 11 76.2 23.8 12 75.3 24.7 TB 76.5 23.5 - Xúc cảm , tình cảm của học sinh với m ôn học và thầy cô giảng dạy G iáo dục Quốc phòng - An ninh. Khối Có Không 10 80.1 19.9 11 78.6 21.4 12 65.9 34.1 TB 74.9 25.1 - Hành động của học sinh với môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh: Hành động học tập trên lớp, luyện tập Giáo dục Quốc phòng - An ninh ở nhà, sưu tầm đọc thêm các tài liệu về Giáo dục Quốc phòng - An ninh …
  11. Khối Có Không 10 66.4 33.6 11 65.6 34.4 12 62.7 37.3 TB 64.9 35.1 IV. K ẾT LU ẬN: Mô n G iáo dục Q uố c p hò ng - An ninh rất cần x ác đ ịnh m ục tiêu vừ a rèn luyện hình thà nh nhân c ách vừ a rèn luyện thể lự c. Muố n như vậy, cần có sự p hố i hợp , đ ầu tư , đổ i m ới. Mo ng rằng tro ng thời gian tới Bộ G iáo d ục và Đ ào tạo sẽ có những đổ i m ới tro ng việc giảng d ạy m ô n G iáo d ục Q uố c p hò ng - An ni nh đ ể đ áp ứ ng yêu cầu đổ i mới giáo d ục p hổ thô ng tro ng x u thế hộ i nhập với giáo d ục thế giới hiện nay nhằ m tạo hứng thú họ c mô n G iáo dục Q uốc phò ng - An ninh cho họ c sinh./.
  12. V . TÀ I L IỆU T HA M K HẢO - Sách giáo viên mô n GD QP - AN - Sách Lo gic họ c – P hạm Đ ình N ghiệm - Thố ng kê - Lý luận dạy học trường p hổ thô ng - Cẩm nang tư vấn tâm lý ---------------===---------------
nguon tai.lieu . vn