Xem mẫu

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 4
  2. PHẦN MỞ ĐẦU I. Bối cảnh của đề tài: Trường Tiểu học A TT Chi Lăng là một trong số ba trường tiểu học đạt Chuẩn quốc gia của huyện miền núi Tịnh Biên. Trong những năm qua, trường không ngừng phát triển, chất lượng giáo dục ngày càng cao đã tạo được niềm tin trong nhân dân. Học sinh đa số ở địa bàn thị trấn Chi Lăng. Các em được học 2 buổi/ngày nên rất thuận lợi cho dạy và học. Năm học 2010-2011, lớp 4A2 có 30 học sinh. Đa số các em đều chuyên cần trong học tập, đến cuối năm tỉ lệ học sinh giỏi là 60%, không có học sinh yếu. Tuy nhiên, vì tập quán sinh hoạt, đặc điểm văn hóa vùng Tây Nam Bộ nên các em tuy có khả năng đọc trôi chảy nhưng ý thức đọc diễn cảm thì chưa cao. II. Lý do chọn đề tài: Vấn đề đổi mới PPDH ở trường Tiểu học đặc biệt được quan tâm. Trong những năm gần đây việc đổi mới PPDH bao gồm hai mặt: Phải đưa vào các PPDH mới, đồng thời tích cực phát huy những ưu điểm của PPDH truyền thống. Đổi mới này là sự kết hợp giữa sáng tạo và kinh nghiệm của giáo viên. Giáo viên có thể thực hiện việc cải tiến PPDH nói chung và môn Tiếng Việt lớp 4 nói riêng nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh, tạo niềm tin, niềm vui bằng sự hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng trong phân môn Tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết để giao tiếp và từ đó cũng góp phần rèn luyện thao tác tư duy. Tập đọc là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình tiểu học. Tập đọc hình thành cho học sinh kĩ năng đọc. Mỗi con người khi được sinh ra từ bé cho đến lớn đã bập bẹ, đã ê a và đến khi cắp sách đến trường nên việc đọc đã trở thành nhiệm vụ cấp thiết của mỗi ngươì đi học. Biết đọc con người đã nhận khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đó biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức của mối quan hệ tự nhiên xã hội . Đọc là bày tỏ ý kiến của mình. Từ đó con người có điều kiện tự học và hiểu biết các môn học khác. Đọc là cầu nối của mọi tri thức, của các môn học. Đọc chính là học, học nữa, học mãi, học cả đời. Vì vậy khi giáo viên giúp cho học sinh biết đọc, đọc đúng, đọc hiểu và biết đọc diễn cảm câu thơ, câu văn … Với tình hình thực tế hiện nay, đối với các trường Tiểu học việc dạy đọc cho học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc. Đến giờ Tập đọc học sinh chỉ mới đọc đúng, đọc trơn hay đọc vẹt, còn vấn đề đọc diễn cảm thì chưa khắc sâu, chưa toát lên được nội dung, ý nghĩa của bài thơ, bài văn … Giáo viên chưa thấy hết tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm. Thường xem nhẹ vấn đề này, đôi khi thực hiện một cách chiếu lệ, qua loa, đồng thời việc rèn đọc của học sinh cũng rất ích được quan tâm. Thấy được tầm quan trọng trên của việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm, trong những năm qua bản thân tôi đã tiến hành một số biện pháp nhằm giúp học sinh đọc tốt phân môn tập đọc, góp phần giáo dục học sinh một cách toàn diện. Sau một quá trình thực
  3. hiện, tôi đã đạt được những kết quả khả quan, học sinh của tôi từng bước phát triển về khả năng đọc diễn cảm. Các còn có khả năng đóng vai và kể chuyện hấp dẫn. Vậy muốn học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm, hiểu và cảm nhận được bài thơ, bài văn… thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới PPDH theo định hướng mới đó là “Tất cả học sinh đều phải tích cực tham gia vào hoạt động học tập”. Sự nhận thức này đã thôi thúc tôi chọn đề tài “ Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4” làm đề tài nghiên cứu. Mà bản thân tôi đã thực hiện để tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng đọc diễn cảm bài văn của các em cho các đồng nghiệp cùng tham khảo. III. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này nghiên cứu ở lớp 4A2, trường Tiểu học A TT Chi Lăng huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang.Trong thời gian năm học 2010 - 2011. IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: Để thực hiện đề tài rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh, tôi luôn quan tâm đến từng bước trong tiết tập đọc. Có luyện đọc đúng, hiểu được nội dung bài thì hỗ trợ rất tốt cho giai đoạn đọc diễn cảm. Đặc biệt, để rèn đọc diễn cảm, tôi giúp học sinh xác định được thể loại của từng bài đọc để tìm ra giọng đọc phù hợp; biết bộc lộ, thể hiện tình cảm, cảm xúc trong quá trình đọc. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận: 1. Cơ sở tâm sinh lý, đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học: Đối với con người, cơ quan phát âm, ngôn ngữ phát triển mạnh, phù hợp với sự tiếp nhận và thực hiện chức năng phát âm .Tập đọc là sự nhận thức tư duy, trừu tượng, tình cảm, trí nhớ và nhân cách học sinh được hình thành, tiềm tàng khả năng đã và đang phát triển. Với sự ngây thơ hồn nhiên, trong sáng, tính tò mò mà lại hiếu động hay khám phá, độc lập, tư lực và làm theo bản năng. Giáo viên là hình tượng mà học sinh tôn sùng, ngưỡng mộ, mọi điều bảo ban đều nhất nhất nghe theo. Sự phát triển nhân cách của học sinh vốn một một phần phụ thuộc vao tấm gương mẫu mực của giáo viên. Dạy Tập đọc cho học sinh bước đầu là giúp cho não bộ và cơ quan phát âm, ngôn ngữ, những tinh hoa văn hóa, văn học nghệ thuật trong tâm hồn trẻ. Giáo viên rèn kĩ năng đọc, hiểu, cảm thụ văn học kết hợp rèn luyện tình cảm đạo đức, ý chí, ý thức. Từ đó phát triển khả năng học tập các môn học khác là điều kiện phát triển toàn diện cho học sinh tiểu học. Phát triển đúng đắn nhân cách là phụ thuộc vào quá trình giáo dục của thầy. Dạy Tập đọc giáo viên phải có phương pháp phù hợp với tâm sinh lý của trẻ. Giáo viên giúp
  4. học sinh tiến đến phát triển của khoa học, xã hội nhằm đáp ứng sự ham hiểu biết và từ đó tăng cường giáo dục đạo đức, nhân cách cho các em. 2. Cơ sở ngôn ngữ và văn học của việc dạy Tập đọc: Vấn đề ngôn ngữ, chữ viết, chính âm, chính tả, nghĩa của từ, câu đoạn, văn bản, ngữ điệu, tình cảm ngôn ngữ. Đó là những vấn đề gắn bó việc dạy học Tập đọc của thầy và trò. Văn học nghệ thuật là tinh hoa của ngôn ngữ là tình cảm đạo đức lý tưởng, nó có được nhờ cảm xúc của tâm hồn và làm cho tâm hồn con người thêm phong phú, sâu sắc. Dạy Tập đọc là giúp cho các em biết đọc đúng tiếng, từ, câu, chữ, hiểu nội dung rồi đọc đúng ngữ điệu, nhịp điệu, diễn cảm, học sinh biết tư duy, tưởng tượng, biết cảm xúc luôn có hành động đẹp. Nghệ thuật trong lao động dạy học của người thấy là luôn có sự sáng tạo, nghiên cứu và vận dụng tốt những thành tựu của ngôn ngữ văn học. 3. Cơ sở giáo dục và phát triển: Tập đọc là một phân môn trong tiếng Việt. Nhiệm vụ của nó là hình thành năng lực cho học sinh. Được thể hiện ở 4 yêu cầu: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức (đọc hiểu) và đọc hay (đọc diễn cảm) Cần phải hiểu kĩ năng đọc có nhiều mức độ , nhiều tầng bậc khác nhau. Đầu tiên là giải mã chữ âm một cách sơ bộ, phải hiểu nghĩa của từ, tìm được các từ, câu “chìa khóa” (chốt trọng yếu), biết tóm tắt nội dung của đoạn văn hay bài thơ. Biết đọc đồng nghĩa với kĩ năng làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản ở tầng bậc khác nhau. II. Thực trạng của việc dạy học diễn cảm cho học sinh lớp 4: - Thực trạng của việc dạy học phân môn Tập đọc nói chung: Phân môn Tập đọc rất quan trọng và luôn được chú trọng. các chuyên đề, phương pháp đưa ra nhằm đưa chất lượng đọc của các em nâng lên. Chủ yếu đầu vừa là làm sao các em đọc đúng, lưu loát, trôi chảy là được. Còn ở lớp cuối cấp thì giáo viên chỉ nhận xét cách đọc đúng, đọc trơn và dành cho việc luyện đọc diễn cảm. - Thực trạng dạy học phân môn Tập đọc lớp 4 ở trường đang công tác: Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu khảo sát chất lượng học phân môn Tập đọc của học sinh tại trường. Bản thân tôi nhìn nhận mức độ đọc chưa đồng đều. Một số em không quan tâm cách đọc và xem có đọc diễn cảm chưa mà học sinh chỉ đọc to, đọc cho nhanh là xong. Từ đó tôi rút ra một số nguyên nhân sau: + Do cách phát âm theo phương ngữ, phát âm lệch tiếng, từ và cụ thế là học sinh mắc những lỗi sau: + Do lỗi về thanh: học sinh đọc chưa biết cách phân biệt giữa thanh ngã và thanh hỏi hoặc còn lẫn lộn phụ âm đầu r / g VD: suy nghĩ / suy nghỉ ; nghỉ kỉ / nghĩ kĩ …rì rào / ghì gào… + Do chưa nắm cách ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu chưa biết dừng đúng chỗ, chưa biết nhấn giọng, lên giọng, hạ giọng khi cần thiết.
  5. VD: Một người ăn xin già / lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi Để sửa lỗi này, tôi chú ý giúp học sinh khi đọc chia làm hai vế: chủ ngữ và vị ngữ. Một người ăn xin già lọm khọm / đứng ngay trước mặt tôi + Do HS đọc liến thoáng, ngắt nghỉ tùy tiện, chỉ đọc theo nhạc thơ mà không tính đến nghĩa VD: Tôi nghe / truyện cổ / thầm thì Lời ông / cha dạy /cũng vì / đời sau. Để sửa lỗi này, tôi chú ý giúp học sinh ngắt tạo thành các cụm từ có nghĩa: Tôi nghe / truyện cổ thầm thì Lời ông cha dạy / cũng vì đời sau. + Do các em lười đọc sách, truyện, không chịu khó rèn đọc. Nên ngay từ đầu năm học, trong phạm vi nghiên cứu, tôi đã thống kê chất lượng đọc của học sinh lớp 4 như sau: Chất lượng khảo sát phân môn Tập đọc lớp 4A2 đầu năm Lớp TSHS Số hs đọc chưa Số em đọc đạt Số em đọc Số em đọc diễn đạt yêu cầu trung bình đúng, rõ ràng cảm SL TL % SL TL % SL % TL % SL TL % 4A2 30 5 16,7 8 26,6 12 40,0 5 16,7 Việc điều tra trên cho thấy tỉ lệ đọc của học sinh chưa đạt và chiếm 26,6 % trung bình. Đọc diễn cảm tỉ lệ còn thấp. Từ đó tôi đã suy nghĩ và nghiên cứu đề tài này. Mỗi giáo viên đứng lớp ai cũng phải băn khoăn, suy nghĩ và đầu tư làm sao cho có hiệu quả, có chất lượng trong giờ lên lớp. Để đưa chất lượng đọc đúng, đọc diễn cảm có sự thay đổi, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau: III. Các biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4: Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng một cách linh hoạt, khéo léo. Như chúng ta đã biết đọc diễn cảm chỉ thực hiện trên cơ sở học sinh đã đọc đúng và đọc lưu loát. Đọc đúng không đọc thừa, không sót tiếng. Đọc đúng là đọc phải chuẩn ngôn ngữ tức là đọc đúng chính âm. Vì thế rèn luyện đọc đúng là khâu đầu tiên rèn đọc diễn cảm từ các lớp dưới. Đối với học sinh lớp 4 việc luyện đọc đúng được rèn luyện như sau: 1. Luyện đọc đúng: Giáo viên căn cứ vào trình độ đọc của học sinh trong lớp, rồi chia văn bản thành các đoạn, sao cho không quá dài hay chênh lệch nhau về chữ số cách ngắt đoạn không quá chi li, gây khó khăn cho học sinh đọc theo dõi và đọc nối tiếp. Dựa vào số đoạn, giáo viên chỉ định trước số học sinh theo dõi và đọc nối tiếp ở mỗi dòng đọc, bằng cách hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp qua 3 vòng. + Vòng 1: Qua những học sinh đọc nối tiếp, giáo viên nghe và phát hiện ra cách phát âm, ngắt nghỉ, ngữ điệu câu. Từ đó,có biện pháp khắc phục từng cá nhân nói riêng và cả lớp nói chung.
  6. + Vòng 2: Học sinh đọc nối tiếp, kết hợp nắm nghĩa của từ được chú giải trong sách giáo khoa, nó có tác dụng góp phần nâng cao kĩ năng đọc hiểu. Học sinh đọc sai, giáo viên có thể hướng dẫn, sửa chữa. + Vòng 3: Học sinh đọc nối tiếp để giáo viên đánh giá sự tiến bộ, tiếp tục hướng dẫn hoặc nhắc nhở. Việc cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp mà bản thân tôi nhận thấy đã phát hiện kịp thời nên uốn nắn, động viên, khích lệ để chuẩn bị cho tập kĩ năng mới: đọc diễn cảm. 2. Luyện đọc: (diễn cảm) - Tôi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, gợi mở giúp học sinh biết thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài … Tuy nhiên, học sinh đọc diễn cảm còn phụ thuộc vào sự cảm nhận riêng của từng em về ngữ điệu, tốc độ, trường độ và âm sắc. Giáo viên không nên áp đặt học sinh theo khuôn mẫu. - Tôi hướng dẫn học sinh xác định ngữ điệu đọc sao cho phù hợp, giúp người nghe tiếp nhận được những vấn đề quan trọng hay nổi bật trong văn bản, khắc phục cách đọc thiên về hình thức “ diễn cảm” của học sinh tiểu học. 3. Các hình thức luyện đọc: a. Để hướng dẫn học sinh luyện đọc thành tiếng, tôi tổ chức cho học sinh hoạt động theo các hình thức sau: - Đọc cá nhân (đọc riêng lẻ hoặc nối tiếp từng đoạn, đọc trước lớp hay đọc theo cặp, theo nhóm). - Đọc theo phân vai (nhiều học sinh đọc theo lời nhân vật, đóng vai, tham gia các trò chơi luyện đọc). b. Khai thác giọng đọc của học sinh thông qua việc tìm hiểu nội dung bài. - Giúp học sinh tìm hiểu bài, cảm thụ văn học và tạo cơ sở cho luyện đọc diễn cảm. - Tôi nêu câu hỏi, học sinh đọc thầm và trả lời đúng nội dung cho học sinh đọc thành tiếng, học sinh khác đọc thầm thảo luận vấn đề do giáo viên đưa ra. Quá trình tìm hiểu bài, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh cách trả lời câu hỏi, trao đổi ý kiến. - Kết quả đọc của học sinh, giáo viên dẫn dắt, gợi ý để học sinh phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế và tự tìm ra cách đọc hợp lý hay qua nội dung bài, em hãy xác định giọng đọc chung của toàn bài. - Học sinh thảo luận và trả lời. Sau đó giáo viên rút ra kết luận chung. Giáo viên đọc mẫu diễn cảm: - Đọc mẫu diễn cảm là sử dụng ngữ điệu để phô diễn cảm xúc của bài đọc. Phải hòa nhập tâm hồn vào nội dung bài đọc. - Giáo viên đọc mẫu phải rõ ràng, đọc đúng, ngữ điệu đọc phù hợp. Giọng đọc ngắt biểu cảm, thể hiện tốc độ, cường độ, cao độ để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả đã gởi gắm trong bài đọc, đồng thời thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm.
  7. - Muốn học sinh đọc hay, đọc đúng, diễn cảm thì trước hết người thầy phải đọc tốt để thâm nhập, lây truyền tới học sinh để gây hứng thú cho học sinh trong tiết học. Để đọc tốt thì giáo viên luôn coi trọng việc đọc mẫu để từ đó thường xuyên rèn luyện giọng đọc, tự ý thức điều chỉnh mình và có lòng ham muốn đọc hay. Luyện tập thực hành đọc diễn cảm văn bản. - Tạo điều kiện cho từng học sinh được thực hành luyện đọc diễn cảm (theo cặp, theo nhóm) để rút kinh nghiệm. - Luyện đọc diễn cảm các câu tiêu biểu trong bài. các luyện đọc này tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều được đọc theo các bước sau: + Giáo viên đưa ra câu cần luyện đọc đã ghi ở bảng phụ. + Học sinh tìm hiểu nghĩa của câu văn đó. + Học sinh xác định giọng đọc của câu văn đó. Học sinh đọc mẫu (GV đọc mẫu) Học sinh thảo luận, nhận xét về giọng đọc của cô , của bạn mà mình yêu thích . + Học sinh luyện đọc theo nhóm, tổ, cá nhân. - Luyện đọc diễn cảm đoạn văn hoặc khổ thơ: Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách thể hiện giọng đọc, ngắt giọng, nhấn giọng ở những từ biểu cảm trong đoạn văn hoặc khổ thơ: Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách thể hiện giọng đọc, ngắt giọng, nhấn giọng ở những từ biểu cảm trong đoạn hoặc khổ thơ đó rồi cho học sinh đọc theo trình tự các bước sau: + Giáo viên đọc mẫu – Học sinh thảo luận, nhận xét về giọng đọc. - Học sinh luyện đọc theo cặp . - Cho học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp để học tập lẫn nhau. - Học sinh luyện đọc diễn cảm từng đoạn (văn xuôi) cả bài (văn vần) - Giáo viên tiến hành các bước như trên: + Học sinh đọc cá nhân – giáo viên nhận xét đánh giá. + Văn bản có 2 nhân vật trở lên, giáo viên phân vai, rèn luyện cách thay đổi. giọng khi nhập vai các nhân vật. Giáo viên nên hướng dẫn như sau: - Cho học sinh đọc bài và tìm trong bài có mấy nhân vật. - Giáo viên giúp học sinh chỉ ra tính cách của từng nhân vật và giọng đọc phù hợp với từng nhân vật. - Giáo viên đọc mẫu lời các nhân vật bằng giọng của chính mình. - Học sinh luyện tập nhiều lần theo hướng dẫn của giáo viên. - Xây dựng không khí hào hứng, say mê học tập nhằm kích thích luyện đọc của học sinh. - Thông qua trò chơi học tập nhắm rèn luyện tư duy linh hoạt, tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, tự tin, giáo dục tư tưởng, tình cảm tốt đẹp. - Giáo viên lựa chọn trò chơi học tập thích hợp để học sinh tham gia. - Ví dụ: Thi đọc tiếp nối từng đoạn ( nhóm tổ), đọc “ Truyền điện” thi tìm nhanh đọc đúng, nhìn một từ đọc cả câu (hoặc nhìn một câu đọc cả đoạn), nghe đọc đoạn- đoán tên bài, thi đọc truyện theo vai, thả thơ… - Dưới đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi luyện đọc như sau:
  8. Thi đọc tiếp sức: + Chuẩn bị: một đồng hồ, SGK, giáo viên dự kiến số nhóm tham gia chơi. + Tiến hành: Giáo viên hướng dẫn cách chơi : + Giáo viên quy định các nhóm có số lượng học sinh bằng nhau. - Từng nhóm lên bảng đứng thành hàng ngang. Mỗi em cầm một quyển SGK, đã mở sẵn trong dó có bài văn sẽ thi đọc. - Giáo viên hô lệnh: “ bắt đầu”, em số một đọc câu thứ nhất, dứt tiếng cuối cùng câu thứ nhất, em số hai mới đọc tiếp câu thứ hai. - Giáo viên tính và ghi bảng thời gian thời gian đọc của mỗi nhóm. - Học sinh sẽ bị trừ điểm nếu đọc sai, thừa thiếu tiếng hoặc đọc câu sau khi người trước chưa đọc xong, đọc vượt quá một câu theo quy định. - Giáo viên cho từng nhóm thi đọc, tính thời gian mỗi câu văn đọc đúng cho một điểm (không cho điểm các trường hợp vi phạm) - Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tiếp sức nhanh nhất, hay nhất. Thể thơ: * Chuẩn bị: Giáo viên viết vào phiếu câu thơ đầu ( hoặc giữa ở mỗi khổ thơ ) hoặc 1-2 từ dầu của mỗi câu thơ . Giáo viên làm các phiếu của bài : Nếu chúng mình có phép lạ Phiếu 1: Nếu chúng mình …. ngọt lành. Phiếu 2: Nếu chúng mình …. máy bay. Phiếu 3: Nếu chúng mình .… mùa đông. Phiếu 4: Nếu chúng mình …. phép lạ + Tiến hành: Giáo viên hướng dẫn cách chơi và nêu yêu cầu - Mỗi lượt chơi gồm hai nhóm và số người bằng số phiếu mỗi nhóm cử nhóm trưởng, hai nhóm bốc thăm để giành quyền: “ thả thơ” trước. - Mỗi em trong nhóm cầm một tờ phiếu (giữ kín) giáo viên hô “ Bắt đầu” nhóm được thả thơ trước cử một người đưa ra một tờ phiếu cho một bạn nhóm kia bạn nhận được phiếu phải đọc thuộc cả khổ thơ. Đọc đúng được tính 1 điểm. - Giáo viên tính số điểm của các nhóm đọc thuộc thơ. Đổi nhóm chơi tương tự như trên. Giáo viên tính điểm cho từng nhóm - Kết thúc trò chơi: Giáo viên tuyên dương nhóm đọc tốt, điểm cao. Đọc thơ truyền điện: + Chuẩn bị: Thời điểm chơi cuối tiết tập đọc - HTL, hoặc tiết ôn tập HTL. Học sinh 2 nhóm ngồi quay mặt vào nhau. + Tiến hành: - Giáo viên nêu tên bài thơ sẽ đọc truyền điện, nêu cách chơi. - Hai nhóm bốc thăm (hoặc oẳn tù tì) để giành quyền đọc trước. - Đại diện (A) đọc trước rồi chỉ định “ truyền điện” một đoạn (B) bất kì. Bạn đọc tiếp khổ thơ 2 nếu đọc thuộc thì chỉ bạn (A) đọc tiếp khổ thơ 3…cứ như vậy cho đến hết bài. - Nhóm nào chưa thuộc sẽ có nhiều người phải đứng bị “ điện giật” là phải thua cuộc. Trò chơi này luôn gây hứng thú, say mê ham học của học sinh.
  9. - Kết hợp tốt các bước lên lớp và vận dụng các phương pháp phải nhịp nhàng, tuy mỗi bước lên lớp trong một giờ tập đọc đều có chức năng riêng nhưng không phải độc lập nhau. Chúng liên kết chặt chẽ với nhau đan lồng vào nhau và có tác động hỗ trợ cho nhau. Nếu giáo viên không khéo léo sẽ làm cho tiết học trở nên rời rạc tiết học kém hấp dẫn, hiệu quả tiết dạy sẽ không cao. IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Với cách tổ chức và thực hiện các biện pháp dạy học đã nêu trên, hiệu quả giờ dạy được nâng lên rõ rệt. HS hứng thú, say mê, tích cực hơn trong học tập. Các em tự tin khi đọc bài, số em đọc chưa đạt đã giảm đi, biết phân biệt thể loại bài đọc, phân biệt các nhân vật trong bài, thể hiện tình cảm thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật. Biết lên giọng, xuống giọng đúng chỗ, biết ngắt nhịp thơ, biết nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài và đặc biệt là phát âm chuẩn các từ ngữ dễ lẫn. Các em không chỉ tiến bộ ở phân môn tập đọc mà còn phát triển cả về khả năng diễn đạt trong phân môn Kể chuyện, Tập làm văn và phân biệt chính tả. Kết quả thực hiện như sau: Số em đọc chưa Số em đọc Số em đọc Số em được Tổng đạt yêu cầu đạt TB đúng, rõ ràng diễn cảm tốt Lớp số TL HS SL TL % SL SL TL % SL TL % % 4A2 30 5 16,7 7 23,3 18 60.0 Qua thời gian ngắn tôi nhận thấy những biện pháp nêu trên đã thu được kết quả khả quan và đã rút ra kết luận sau: + Phải biết yêu thương, gần gũi, quan tâm, giúp dỡ, tìm hiểu để giúp các em khắc phụcnhững hạn chế trên. + Đọc diễn cảm mẫu của giáo viên là khâu quan trọng giúp học sinh cảm nhận về nội dung, ý nghĩa của bài qua giọng đọc của giáo viên. + Nội dung bài đọc và xác định giọng đọc của cả bài, đoạn câu là một yếu tố cơ bản giúp các em đọc diễn cảm tốt. + Cần phát huy luyện đọc theo cặp, nhóm để học sinh luyện tập lẫn nhau. + Nên tổ chức trò chơi học tập để thay đổi không khí. + Thói quen học ở nhà là 1 việc cần thiết để học sinh rèn đọc diễn cảm. Chuẩn bị ở nhà tốt thì đến lớp tiếp thu bài nhanh hơn, đọc tốt hơn. V. Nguyên nhân thành công và tồn tại : * Thành công: - Để đạt được thành công trong quá trình thực hiện các giải pháp giúp HS rèn kĩ năng đọc diễn cảm là do những nguyên nhân sau:
  10. + Bản thân tôi đã lựa chọn và vận dụng những tri thức kinh nghiệm và cách thức hoạt động đúng đắn với thực tế. + Nắm bắt được tâm lí, những suy nghĩ của các em để dẫn dắt các em đi vào thế giới tác phẩm và thể hiện những gì các em cảm nhận được từ tác phẩm. + Sự đòi hỏi ngày một bức thiết của toàn xã hội về việc nâng cao chất lượng giáo dục. * Tồn tại: - Bên cạnh những thành công còn có những hạn chế cần khắc phục là: + Cần giáo dục cho các em tính kiên trì khi luyện đọc, gây được cho các em ham đọc sách niềm say mê với tác phẩm, chống lại mọi biểu hiện tiêu cực cho rằng mình không thể đọc diễn cảm được. + Một số ít HS chưa có thái độ nghiêm túc và ý thức tự giác trong việc rèn đọc diễn cảm. + GV chưa có điều kiện nghiên cứu nhiều. TÍNH THỰC TIỄN I. Ý nghĩa thực tiễn: Ở tiểu học, Toán và Tiếng Việt là hai môn học công cụ giúp học sinh có thể học tốt các môn học khác. Trong đó, nghe-nói-đọc-viết và tính toán là những kĩ năng cơ bản nhất. Rèn cho học sinh đọc diễn cảm, tôi đã giúp cho các em cảm nhận được những cái hay, cái đẹp trong thơ văn; bồi dưỡng vào các em tâm hồn trong sáng, tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. Đọc đúng, đọc hay một bài văn, một bài thơ cũng chính là góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và góp phần sửa chữa những hạn chế do điều kiện phương ngữ. II. Kết quả áp dụng: Từ việc thực hiện các biện pháp trên, bản thân tôi đã thu được những kết quả như: - Học sinh đã hình thành và rèn luyện được kĩ năng đọc diễn cảm bài văn ngày càng tốt hơn. Biết phân biệt các thể loại bài đọc, phân biệt các nhân vật trong bài, thể hiện được tình cảm thái độ qua giọng đọc phù hợp với việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật. Biết lên giọng, xuống giọng đúng chỗ, biết ngắt nhịp thơ, biết nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài và đặc biệt là phát âm chuẩn các từ ngữ dễ lẫn. - Các em không chỉ tiến bộ về môn Tập đọc mà còn phát triển về khả năng diễn đạt trong phân môn kể chuyện, Tập làm văn - Đa số các em có hứng thú và yêu thích học phân môn Tập đọc,đặc biệt là rất thích thi đọc diễn cảm. - Các em có năng khiếu hầu hết đã được phát hiện, bồi dưỡng để tham gia vào các hoạt động ngoại khóa như văn nghệ, kể chuyện …của trường.
  11. - Số học sinh giỏi môn Tiếng việt cũng tăng dần. III. Khả năng ứng dụng, triển khai: Kinh nghiệm của tôi có tác dụng dạy học trong phạm vi lớp 4. Những kinh nghiệm trên đã đưa vào áp dụng cho lớp của tôi và giúp tôi thu được kết quả khả quan. Nếu có thể giúp được đồng nghiệp trong khối và khối 5 hướng khắc phục tình trạng học sinh đọc trơn, đọc vẹt, đọc đúng, đọc nhanh, đọc cho xong … để giảng dạy mang lại hiệu quả cao. IV.Những bài học kinh nghiệm: Thời đại ngày nay là thời đại của tri thức, khoa học công nghệ thông tin. Biết đọc sẽ giúp con người sử dụng các nguồn thông tin, để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Dạy học cho học sinh tiểu học về diễn cảm rất cần thiết vì nó kích thích sự sáng tạo, mở rộng vấn đề hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, hình thành nhân cách cho học sinh. Việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4, đòi hỏi mỗi giáo viên phải luôn nổ lực, tích cự đổi mới phương pháp trong dạy và học. Giáo viên luôn đầu tư, sáng tạo, nghiên cứu, tìm từ để việc dạy đọc diễn cảm có hiệu quả, phải nắm bắt được tâm lí, những suy nghĩ của các em để dẫn dắt các em đi vào thế giới của tác phẩm và thể hiện những gì mình cảm nhận được ở tác phẩm bằng hoạt động đọc diễn cảm của mình . Qua 2 kĩ năng và 5 biện pháp sau: + Kĩ năng phân tích và thể hiện văn bản + Kĩ năng phân tích tìm ngữ điệu + Biện pháp hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng một cách linh hoạt, khéo léo. + Biện pháp khai thác giọng đọc của học sinh thông qua việc tìm hiểu nội dung bài đọc. + Biện pháp giáo viên đọc mẫu phải diễn cảm. + Biện pháp luyện tập thực hành đọc diễn cảm văn bản. + Biện pháp xây dựng không khí hào hứng, say mê học tập cho học sinh bằng cách tổ chức trò chơi trong giờ học Tập đọc. * Do thời gian và trình độ có hạn nên đề tài của tôi mới chỉ dừng lại ở phạm vi nhỏ, sự thực nghiệm còn chưa nhiều. Tôi tin rằng với những giải pháp này, bằng sự sáng tạo của mình các giáo viên sẽ vận dụng có hiệu quả trong quá trình dạy học diễn cảm ở lớp 4. Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp . KẾT LUẬN CHUNG Việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh tiểu học có vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận tác phẩm văn học, là một việc làm không thể thiếu được trong quá trình dạy môn Tiếng việt và cũng là một việc làm không dễ. Với giai đoạn hiện nay, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục là chuyển từ phương pháp truyền thụ sang phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển. Học sinh phải tích cực tìm hiểu, học sinh nhạy bén, sáng tạo, cần tái hiện một cách hoàn chỉnh, sinh động trong cách đọc của mình. Đó là ý nghĩa to lớn của việc đọc
  12. diễn cảm như việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4. Tôi hy vọng với kinh nghiệm bản thân đã đúc kết được như trên sẽ phần nào giúp các đồng nghiệp dạy tốt hơn phân môn tập đọc và đặc biệt là rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh tiểu học. Chi Lăng , ngày 28 tháng 10 năm 2011 Người viết Nguyễn Thị Thúy
nguon tai.lieu . vn