Xem mẫu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH
Mã số: ................................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT VÀI KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG PHẦN “SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT ”
MÔN SINH HỌC 11 CƠ BẢN

Người thực hiện:

TRẦN THỊ NỤ

Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: SINH HỌC 
- Lĩnh vực khác: ............................................ 
Có đính kèm:
 Mô hình
 Phần mềm

 Phim ảnh

Năm học: 2011-2012

 Hiện vật khác

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: TRẦN THỊ NỤ
2. Ngày tháng năm sinh: 09/01/ 1960
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: 7B/ CX cơ giới 9- KP 10- An Bình , TP. Biên Hoà, T. Đồng Nai.
5. Điện thoại: 061.3834289 (CQ)/
6. Fax:

(NR); ĐTDĐ: 0902 485 579

E-mail: nutran@nhc.edu.vn

7. Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 1985
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Sinh
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy 26
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Năm học : 2005-2006- Ứng dụng CNTT trong dạy học bộ môn sinh học .
+ Năm học : 2006-2007- Phương phát dạy học theo nhóm .
+ Năm học : 2007-2008- Làm thế nào để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy
chương: “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật”
+ Năm học : 2008-2009- Một vài kinh nghiệm về đổi mới nội dung và hình
thức kiểm tra miệng nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học ở trường
THPT.
+ Năm học : 2009-2010- Một vài kinh nghiệm trong ôn thi cho học sinh để
nâng cao chất lượng tốt nghiệp.

I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thế kỷ XXI- thế kỷ của sự phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ. Yêu

cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và những thách thức
bị tụt hậu trên con đường tiến lên CNXH, đòi hỏi các nhà trường phải đào tạo nên
những con người lao động mới: có năng lực, thông minh, sáng tạo…
Để đạt được mục tiêu đó, hiện nay việc đổi mới chương trình và phương pháp
dạy học ở các trường phổ thông đã và đang được quan tâm rất lớn.
Trong định hướng về phương pháp và thiết bị dạy học Sinh học bậc THPT,
sách giáo khoa phân ban mới, Bộ GD- ĐT chỉ rõ:
"Cần xây dựng những băng hình, đĩa CD, phần mềm máy vi tính tạo thuận lợi
cho giáo viên giảng dạy những cấu trúc, quá trình sống ở cấp tế bào, phân tử và các
cấp trên cơ thể”.(Trích:SGV SH Ban KHXH&NV Bộ sách thứ nhất-NXBGD-2003).
"Sinh học là khoa học thực nghiệm, phương pháp dạy học gắn bó chặt chẽ với
thiết bị dạy học, do đó dạy Sinh học không thể thiếu các phương tiện trực quan như
mô hình, tranh vẽ, mẫu vật, phim ảnh...".(Trích: SGV SH Ban KH TN Bộ sách thứ
hai-NXBGD-2003).
Như vậy, một trong những hướng để đổi mới phương pháp dạy học đó là tăng
cường việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại.
Hiện nay, Bộ GD và ĐT đã quan tâm trang bị cơ sở vật chất, thiết bị, phòng
học bộ môn cho các trường THPT. Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh nơi hiện tôi
đang công tác đã được trang bị đầy đủ thiết bị của ba phòng học bộ môn : Lý, Hóa,
Sinh. Ngoài ra BGH cùng với Ban đại diện cha mẹ học sinh đã quan tâm tăng
cường trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho mỗi phòng học một Tivi 46 inch màn
hình phẳng, tạo điều kiện cho giáo viên dạy các bài giảng có ứng dụng CNTT.
Bởi vậy, việc thiết kế các bài giảng với sự trợ giúp của công nghệ thông tin
nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học đang được rất nhiều giáo viên quan tâm.
Đối với bộ môn Sinh học muốn nhìn thấy hình ảnh phải quan sát chúng trên
tiêu bản thì buộc phải có kính hiển vi điện tử với độ phóng đại cực lớn – chưa kể
đến còn phải nhiều công đoạn kỹ thuật công phu, phức tạp và tốn nhiều thời gian.

Thế nhưng thực tế ở hầu hết các trường THPT chúng ta: các dụng cụ thí
nghiệm, đồ dùng dạy học như kính hiển vi điện tử, các hoá chất …còn chưa được
trang bị đầy đủ.
Vì thế, trong quá trình thực hiện giảng dạy các bài dạy ở chương, các phần
trong bộ môn, giáo viên thường gặp phải một số khó khăn liên quan đến đồ dùng
dạy học, phần: “SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT" .
Phương pháp truyền thống thường được áp dụng khi giảng dạy đến bài này là
thuyết trình. Giáo viên sử dụng các bức tranh in sẵn hoặc trực tiếp vẽ hình lên
bảng cho các em quan sát  diễn giải rồi yêu cầu các em ghi chép lại các kiến
thức cơ bản. Các câu hỏi, những tình huống có vấn đề tuy có được đặt ra nhưng rất
hạn chế - vì khối lượng kiến thức của bài này khá lớn lại rất trừu tượng, phải mất
nhiều thời gian cho thuyết trình và ghi chép.
Với cách làm này thường không phát huy được cao độ tính tích cực, chủ động,
sáng tạo trong học tập, học trò khi học thường thụ động, dễ nhàm chán, hiệu quả
giờ dạy không cao.
Làm thế nào để trong thời gian chỉ một tiết dạy, giáo viên có thể vừa kiểm tra
bài cũ, vừa khai thác xây dựng, hình thành các kiến thức mới. Không những thế
giáo viên còn phải khắc sâu, mở rộng kiến thức mới cho học sinh , giúp các em vận
dụng tốt các kiến thức mới khi giải thích các sự vật, hiện tượng thực tiễn trong
cuộc sống và có thể hoàn thành tốt mọi bài tập có liên quan, giúp học sinh có thêm
hào hứng, hứng thú khi học tập để rồi ngày càng yêu thích môn Sinh học hơn. Đây
cũng chính là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giờ
lên lớp.
Để góp phần khắc phục được các khó khăn nêu trên, tôi đã chọn đề tài:
MỘT VÀI KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG PHẦN “SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT ”
MÔN SINH HỌC 11 CƠ BẢN
II.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1. Cơ sở lý luận

- Quá trình dạy học bao gồm 2 mặt liên quan chặt chẽ: Hoạt động dạy của
thầy và hoạt động học của trò. Một hướng đang được quan tâm trong lý luận dạy
học là nghiên cứu sâu hơn về hoạt động học của trò rồi dựa trên thiết kế hoạt động
học của trò mà thiết kế hoạt động dạy của thầy. Điều này khác với các phương
pháp dạy học truyền thống là chỉ tập trung nghiên cứu kĩ nội dung dạy để thiết kế
cách truyền đạt kiến thức của thầy.
- Trong hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tập trung thiết kế
các hoạt động của trò sao cho họ có thể tự lực khám phá, chiếm lĩnh các tri thức
mới dưới sự chỉ đạo của thầy. Bởi một đặc điểm cơ bản của hoạt động học là người
học hướng vào việc cải biến chính mình, nếu người học không chủ động tự giác,
không có phương pháp học tốt thì mọi nỗ lực của người thầy chỉ đem lại những kết
quả hạn chế.
- Ứng dụng CNTT trong dạy học là có được thông tin 2 chiều nhanh, hiệu
quả, vừa là nguồn tri thức, vừa là phương tiện để học sinh lĩnh hội tri thức và rèn
luyện kĩ năng nhận thức môn học. Ứng dụng CNTT là một trong những phương
tiện dạy học, là một phần trong hệ thống quá trình dạy- học, có tác động đến quá
trình dạy và học. Sự thay đổi của phương tiện dạy và học sẽ làm thay đổi phương
pháp học tập.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
2.1.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong khâu chuẩn bị bài mới

 Yêu cầu giáo viên
- Trong phần này giáo viên đóng vai trò quan trọng phải có các định hướng
đúng.
- Nắm được kiến thức trọng tâm của bài và các kiến thức liên quan.
- Cần phải chuẩn bị các câu hỏi, phiếu học tập , các mẫu bảng biểu so sánh.
- Yêu cầu tìm kiếm những hình ảnh liên quan (phân theo đơn vị tổ)
- Trao đổi về những kiến thức qua địa chỉ email giữa GV và HS (theo tổ)
- Giáo viên chắt lọc hình ảnh cụ thể , bao quát làm tư liệu cho bài dạy trên lớp.
- Giáo viên chuẩn bị bài trước một tuần.

nguon tai.lieu . vn