Xem mẫu

  1. Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh yếu kém ghi nhớ kiến thức và sự kiện lịch sử ở trường THPT Triệu Sơn 5
  2. A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 1. Lý do chọn đề tài. a. Khó khăn. Thực trạng dạy học lịch sử ở trường THPT ngày nay hết sức khó khăn, đối với tất cả các đối tượng học sinh nhất là học sinh yếu, kém thì còn khó khăn hơn bởi khả năng ghi nhớ của đối tượng học sinh này là rất thấp. Do nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội làm cho định hướng nghề nghiệp của các em thiên về khoa học tự nhiên, thuận lợi cho việc chọn trường, chọn ngành. Mặc dù là học sinh yếu kém nhưng các em vẫn cứ chọn khối A. Thời gian giành cho học môn lịch sử quá ít, làm cho môn học ngày càng xa các em hơn. Ở Việt Nam chưa có nhiều bộ phim hay có sức sống lâu dài nói về lịch sử. Càng thiếu hơn những bộ phim có tầm lan tỏa lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản để tạo nên ham muốn tìm hiểu rõ hơn về những thời điểm lịch sử, nhân vật lịch sử, di tích lịch sử... đây là những yếu tố có tác động to lớn nhất đối với các đối tượng học sinh, trong đó mạnh nhất là học sinh yếu kém bởi các em tối đến không học bài, mà thời gian chủ yếu là xem phim, nhắn tin điện thoại. b. Thuận lợi. Bên cạnh những khó khăn về chủ quan và khách quan thì môn học ngày nay được Đảng, Nhà nước quan tâm hơn trước, bắt đầu có nhiều chương trình truyền hình nói về lịch sử như chương trình Theo dòng lịch sử, nhiều chương trình có phần kiến thước nói về lịch sử được học sinh hết sức quan tâm như Đường lên đỉnh Olympia, Âm vang xứ Thanh, Ai là triệu phú... 2.Tính cấp thiết và khoa học của đề tài. a. Tính cấp thiết. Bộ phận học sinh yếu kém khả năng ghi nhớ kiến thức của các em không được tốt, các em lại không ham học vì thiếu mục đích học tập nên học lịch sử nhiều khi là đối phó với thầy, cô. Qua tiếp xúc với đối tượng này chúng tôi thấy các em vừa yếu, vừa thiếu. Yếu trong khả năng, mục đích học tập, thiếu trong phương pháp học tập bộ môn. Chủ yếu là các em học vẹt, học để lấy điểm học để đối phó, học xong là quên luôn, không có tính hệ thống thiếu tính liên tục. Xuất phát từ những nguyên nhân trên, qua nhiều năm giảng dạy đối tượng này tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, những phương pháp cơ bản sau đây nhằm nâng dần chất lượng đối tượng học sinh này, cho các em tương đương với mặt bằng chung của học sinh trong lớp, trong trường. b. Tính khoa học. Đề tài hướng tới việc đưa ra ba phương pháp cơ bản giúp cho học sinh yếu kém có thể ghi nhớ nội dung và sự kiện một cách có hệ thống. Chú ý đây chỉ là phương pháp bổ trợ giúp cho các em có thể củng cố hệ thống kiến thức một cách có hệ thống, chứ nó không phải là phương pháp thay cho giảng dạy trên lớp. Trong đề tài cũng hướng tới việc đưa ra các phương pháp để hình thành nhóm kiến thức nhỏ, phù hợp với từng dạng kiến thức, để học sinh yếu kém có thể phân thành từng dạng phù hợp với các cách học từng bài, từng mục từ đó hình thành các phương pháp học riêng phù hợp. 3. Phương pháp nghiên cứu. + Phương pháp điều tra nắm thông tin. + Phương pháp phát vấn trực tiếp để nắm thông tin. + Đúc rút kinh nghiệm bản thân và học hỏi tìm tòi.
  3. + Nghiên cứu qua tài liệu. 4. Lịch sử của đề tài. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm mà tôi nghiên cứu là đề tài hướng tới việc đưa ra một hệ thống các phương pháp học tập lịch sử làm cho học sinh dễ thuộc nhất. Đề tài này xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn, cộng với những phương pháp mà tôi đúc rút được trong quá trình tiếp xúc với các em và đặc biệt là kinh nghiệm giảng dạy. Do đó đề tài này chưa có ai trong trường nghiên cứu. . Một tiết dạy Sử của thầy Trần Minh Thái tại trường THPT Triệu Sơn 5 . B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Để phụ đạo học sinh yếu kém bộ môn lịch sử ở trường THPT Triệu Sơn 5 tôi dựa vào các giải pháp sau đây: I. Các phương pháp chủ yếu. 1. Phương pháp chung ghi nhớ sự kiện lịch sử của học sinh yếu kém. Để học sinh yếu kém ghi nhớ sự kiện một cách thuận lợi nhất ,cần hệ thống các sự kiện lịch sử theo từng bài, từng mục, từng chương,từng giai đoạn. Đối với dạng này giáo viên cần làm một vài lần cho học sinh quen với cách tổng hợp đó rồi từ đó giao cho các em làm. Đầu tiên phải kiểm tra liên tục,uốn nắn kịp thời những sai sót của các em, giúp cho các em quen dần với phương pháp mới. Phương pháp này được áp dụng vào những buổi phụ đạo học sinh yếu kém, bởi lúc này kiến thức các em đã học trên lớp chỉ cần các em hệ thống hóa lại và nắm vững từng phần kiến thức đó mà thôi. Phương pháp này giúp cho các em có thể khắc phục được những hạn chế cơ bản của học sinh yếu kém đó là mất tập trung. Bởi nếu soạn bài như vậy buộc các em phải đọc và tìm sự kiện
  4. trọng tâm để viết ra giấy, do đó buộc các em phải chú ý. Từ đó dần dần khắc phục được những hạn chế của học sinh yếu kém là mất tập trung. Phương pháp này nên áp dụng ngay từ những ngày đầu mới nhận lớp, làm liên tục trong giai đoạn đầu, tập cho học sinh yếu kém khả năng tập trung trong học tập từ đó còn rèn luyện cho các em khả năng tổng hợp kiến thức. 2. Định dạng thành từng nhóm kiến thức. Phương pháp định dạng thành từng nhóm kiến thức giống nhau, theo từng dạng cụ thể. Để học sinh có thể dễ dàng tìm ra những phương pháp học hợp lý nhất cho từng dạng. Từ đó giúp cho các em có thể có cách nhớ hợp lý cho từng dạng đó, phương pháp này chia thành 3 dạng kiến thức: + Dạng 1: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử. + Dạng 2: Hệ thống hóa kiến thức. + Dạng 3: Dạng các kì đại hội Đảng, các kì hội nghị TW. 3. Các mẹo nghi nhớ các sự kiện một cách nhanh nhất đối với học sinh yếu kém. Đối với dạng này đề tài đưa ra những mốc thời gian gần với những sự kiện lịch sử cơ bản, những mốc kỉ niệm mà các em dễ nhớ nhất, để học sinh có thể ghi nhớ ngay trên lớp, không bị quên, không bị nhầm. Đối với phương pháp này giáo viên chỉ cần nêu ra sự kiện đó gần với những ngày kỉ niệm trọng đại nào là học sinh sẽ nhớ ngay. Ngoài ra giáo viên phải phát huy khả năng tự liên hệ của học sinh với những sự kiện liền trước, những sự kiện liền sau để mở rộng những mốc sự kiện cho đối tượng này. Trong quá trình giảng dạy giáo viên còn hướng dẫn các em cách ghép những sự kiện lịch sử trùng khớp với những ngày sinh nhật ông, bà, bố, mẹ, bạn bè thân thiết... nếu làm được như thế thì học sinh sẽ nhớ sự kiện một cách chắc chắn không bao giờ quên. Đây là phương pháp khá đơn giản nhưng lại rất hiệu quả được học sinh rất thích. II. Các giải pháp cụ thể. 1. Phương pháp chung ghi nhớ các sự kiện lịch sử của học sinh yếu kém. a. Lý luận chung. + Do học sinh thường dùng phương pháp học vẹt, đọc từ đầu cho đến cuối dẫn đến rất khó nhớ, trong khi đó khả năng tập trung kém nên các em vừa đọc vừa suy nghĩ lung tung, các sự kiện lại nhiều dẫn đến các em rất hay lộn sự kiện này với sự kiện khác. Xuất phát từ những nguyên nhân trên nên tôi đã tìm ra cho các em một phương pháp hệ thống hóa sự kiên để học sinh ghi nhớ sự kiện một cách tốt nhất. + Sau khi học xong một giai đoạn lịch sử nhất định chẳng hạn như một chương, giáo viên hướng dẫn cho học sinh hệ thống hóa kiến thức. Giáo viên phải làm trước cho học sinh một vài lần, giáo viên cho các em về soạn các nôi dung sự kiện chính vào vở soạn sau đó giáo viên kiểm tra vở soạn vào lúc kiểm tra miệng. Quá trình tổng hợp nội dung buộc các em phải tập trung. Quá trình tập trung là quá trình ghi nhớ. Khi giao việc cho học sinh làm, giáo viên phải đôn đốc kiểm tra thường xuyên nhất là trong giai đoạn đầu để kịp thời uốn nắn những sai sót của học sinh, tránh để cho các em hình thành những thói quen xấu sau này sẽ rất khó sửa. Rồi sau đó cho học sinh soạn trước các phần chưa được học để các em chủ động nắm kiến thức, sau này khi học đến những phần đó làm cho các em tiếp cận kiến thức một cách chủ động hơn, trong quá trình soạn và làm bài tập sẽ làm xuất hiện những vấn đề chưa hiểu rõ và hỏi giáo viên nhờ đó chúng ta có thể giải đáp kịp thời những thắc mắc của học sinh. Sau khi học sinh làm xong rồi giao cho các em về soạn lại hai lần nữa cho mỗi phần theo tiêu chí phần một thì ngắn gọn nhất phần hai thì chi tiết hơn. Nếu học sinh kém hơn thì có thể phải viết lại ba lần. b. Các giải pháp cụ thể.
  5. Sau khi học xong một phần có thể giáo viên cho học sinh hệ thống hóa kiến thức ngay, trong quá trình hệ thống hóa kiến thức cố gắng sắp xếp theo thứ tự tháng năm liền mạch giúp cho việc ghi nhớ một cách dễ dàng. Ví dụ 1: Khi học xong chương I, lịch sử 12 tập II, giáo viên yêu cầu học sinh hệ thống hóa kiến thức của phần này, giáo viên có thể làm một vài đoạn trước cho các em học tập, rồi sau đó để cho các em tự làm. - Tháng 2/1919 Quốc tế đệ tam được thành lập (Quốc tế cộng sản). - Năm 1920 Đảng Cộng sản Pháp thành lập. - Năm 1921 Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập. - Năm 1919 giai cấp tư sản đấu tranh đòi chấn hưng nội hóa. - Năm 1925 các tầng lớp Tiểu tư sản đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu và đám tang cụ Phan Châu Trinh năm (1926). - Ngày 18/6/1919 gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Vécxai. - Giữa năm 1920 Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề dân tộc và thuộc địa... - Ngày 25/12/1920 Nguyễn Ái Quốc tham gia đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp tại thành phố Tua... - Năm 1921 Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà yêu nước Angiêri, Marốc, Tuynidi... lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari... - Tháng 6/1923 Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô tham dự Đại hội quốc tế nông dân. - Năm 1924 Dự Đại hội Quốc tế cộng sản . - Ngày 1/11/1924 Nguyễn Ái Quốc tiếp xúc với tổ chức Tâm tâm xã và người đã cho một số hội viên xuất sắc thành lập tổ chức Cộng sản Đoàn. - Tháng 6/1925 Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ra đời. - Năm 1927 những bài giảng của người được in thành sách gọi là tác phẩm "Đường Kách mệnh". - Năm 1928 Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phát động vô sản hóa... - Ngày 25/12/1927 Việt Nam Quốc dân Đảng thành lập. - Ngày 9/3/1930 Khởi nghĩa Yên Bái nổ ra rồi thất bại. - Tháng 3/1929 Chi bộ Cộng sản đầu tiên thành lập tại số nhà 5D phố Hàm Long, Hà Nội. - Tháng 5/1929 Đại hội lần thứ nhất Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên tại Trung Quốc. - Tháng 6/1929 Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời. - Tháng 8/1929 An Nam Cộng sản Đảng ra đời. - Tháng 9/1929 Đông Dương Cộng sản Liên đoàn ra đời. Ví dụ 2: Sau khí học xong chương II, lịch sử lớp 11, giáo viên yêu cầu các em tóm tắt nội dung cơ bản của chương này. - Ngày 28/6/1914 Thái tử Áo-Hung bị người Xéc-bi ám sát.... - Ngày 28/7/1914 Áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi. - Ngày 1/8/1914 Đức tuyên chiến với Nga. - Ngày 3/8/1914 Đức tuyên chiến với Pháp. - Ngày 3/8/1914 Đức vượt qua nước trung gian Bỉ rồi tràn vào nước Pháp. - Tháng 9/1914 Pháp phản công giành lại lợi thế khi có sự trợ giúp của Nga. Quân Anh đổ bộ vào lục địa Châu Âu chiến tranh chớp nhoáng của Đức bị thất bại. - Năm 1915 Đức tấn công Nga nhưng không thành công. - Năm 1916 Đức quay lại tấn công phòng tuyến Véc đoong của Pháp nhưng không thành công. - Tháng 2/1917 cách mạng tháng Hai ở Nga thành công.
  6. - Ngày 2/4/1917 Mỹ tham gia vào chiến tranh thế giới thứ nhất. - Tháng 11/1917 Cách mạng tháng Mười Nga thành công. - Ngày 3/3/1918 Nga rút khỏi cuộc chiến tranh. - Tháng 7/1918 quân Mỹ đổ bộ vào Châu Âu trực tiếp tham chiến vào chiến tranh thế giới thứ nhất. - Tháng 9/1918 quân Đức liên tục thất bại buộc phải tháo chạy khỏi lãnh thổ Pháp, Bỉ. - Ngày 9/11/1918 Cách mạng Đức bùng nổ. - Ngày 11/11/1918 Đức kí hiệp ước đầu hàng không điều kiện. Ví dụ 3: Sau khi học xong chương III, lịch sử lớp 10 chương trình cơ bản các em có thể tóm tắt được như sau: - Đến thế kỉ IV nước Tần trở thành nước có tiềm lực kinh tế quân sự mạnh nhất . - Năm 221 nước Tần thống nhất Trung Quốc. - Nhà Hán lên thay tồn tại từ năm 206TCN-220. - Nhà Đường tồn tại từ 618-907 đây là triều đại phát triển hưng thịnh nhất Trung Quốc. - Triều Nguyên tồn tại từ 1271-1368. - Triều Minh tồn tại từ 1368-1644. - Đến thế kỉ XVI mầm mống quan hệ tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện tại Trung Quốc. - Nhà thanh tồn tại từ 1644-1911. Nhận xét về phương pháp chung học lịch sử: Ưu điểm: phương pháp này là phương pháp giúp cho học sinh yếu kém có thể tổng hợp được kiến thức. Thông qua phương pháp này học sinh có khả năng tổng hợp các sự kiện, cũng như những nội dung cơ bản. Phương pháp này còn giúp cho các em ghi nhớ sự kiện một cách có hệ thống tránh được cách học vẹt. 2. Phương pháp định dạng thành các nhóm kiến thức. Phương pháp này hướng tới việc định dạng thành nhiều nhóm kiến thức mỗi nhóm phù hợp với một cách học riêng một cách ghi nhớ riêng. Trong đề tài này tôi đưa ra 3 nhóm kiến thức định hình thành ba dạng cơ bản. Dạng 1: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử. Dạng 2: Diễn biến khởi nghĩa . Dạng 3: Diễn biến các kì đại hội. a. Giải pháp cụ thể của dạng 1. Phương pháp có thể áp dụng cho những dạng như nguyên nhân thắng lợi hay nguyên nhân thất bại ý nghĩa lịch sử. Đối với nguyên nhân thắng lợi khi giảng dạy giáo viên có thể định hình thành hai phần kiến thức là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Đối với ý nghĩa lịch sử có thể nhớ ngay đến ý nghĩa trong nước và ý nghĩa quốc tế chính việc định hình thành kiến thức cơ bản này giúp cho các em có thể định hình kiến thức một cách nhanh chóng dúp cho các em nhớ kiến thức một cách cơ bản khi hỏi đến dạng này thì những ý cơ bản ngay lập tức xuất hiện. Ví dụ cụ thể. Khi học đến phần nguyên nhân thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp, học sinh có thể hình dung ngay được hai nguyên nhân cơ bản là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Khi giảng giáo viên nêu luôn từng nguyên nhân có mấy ý để các em có thể nắm một cách dễ dàng. - Nguyên nhân chủ quan (3 ý):
  7. Ý 1: Nhờ ta có một đường lối chính tri, quân sự đúng đắn. Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lê nin vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể Việt Nam giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc kết hợp với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Nhờ Đảng ta có đường lối cách mạng đúng đắn đã phát huy đến mức cao nhất sức mạnh dân tộc... Ý 2: Nhờ đảng ta biết đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân thành một khối thống nhất nên đã phát huy được đến mức cao nhất sức mạnh của dân tộc... Ý 3: Nhờ ta có chủ trương xây dựng một hậu phương vững chắc nơi cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến... - Nguyên nhân khách quan (1 ý). Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp có sự đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương, nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới... Ví dụ 2: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ. + Nguyên nhân chủ quan (3 ý): Ý 1: Nhờ Đảng ta có đường lối chính trị đúng đắn (đúng như thế nào) từ đó học sinh suy diễn ra. Ví dụ như: đường lối cách mạng đồng thời tiến hành hai cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc... Ý 2: Nhờ nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn (truyền thống đó được thể hiện như thế nào) Truyền thống đó được thể hiện qua sức mạnh tinh thần... Ý 3: Nhờ có một hậu phương vững chắc, hậu phương miền Bắc nơi chi viện sức người sức của vô tận cho tiền tuyến (chi viện bao nhiêu)... + Nguyên nhân khách quan (2 ý): Ý 1: Mối quan hệ đoàn kết ngắn bó của nhân dân ba nước Đông Dương ngày càng đoàn kết chặt chẽ đây là nhân tố quan trọng đảm bảo thắng lợi của cuộc kháng chiến. Ý 2: Sự ủng hộ và giúp đỡ nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới (gồm có những nước nào). Giải pháp cụ thể. Đối với dạng này khi giảng bài giáo viên định hướng luôn hai ý nghĩa cơ bản là ý nghĩa trong nước và ý nghĩa quốc tế. Ví dụ 1: ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp. Ý nghĩa trong nước (2 ý): - Y1: Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi buộc Thực dân Pháp phải thừa nhận những thành quả của cách mạng tháng Tám đã đạt được (thành quả các mạng tháng tám là gì). - Ý 2: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp đã đưa miền Bắc hoàn toàn giải phóng tiến hành triệt để cách mạng ruộng đất, xóa bỏ vĩnh viễn chế độ bóc lột người của địa chủ phong kiến. Ý nghĩa quốc tế (2 ý): - Ý 1: đập tan chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, mở đường cho sự sụp đổ hoàn toàn. Của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên toàn thế giới. - Y 2: Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi. Ví dụ 2: Ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ý 1: Đối với Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Mĩ giành thắng lợi kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Ý 2: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ mở ra kỉ nguyên mới đối với cách mạng Việt Nam. Kỷ nguyên độc lập dân tộc, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội... Ý 3: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ có tác động mạnh đến tình hình nước Mỹ và cục diện thế giới...
  8. Ý nghĩa quốc tế (1 ý): Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ góp phần đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ, đẩy chúng vào thời kì khó khăn... Nhận xét về dạng 2: Ưu điểm: từ đó các em nắm các ý cơ bản: học sinh có thể nhanh chóng nắm được hai nguyên nhân cơ bản là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan có mấy ý, nguyên nhân chủ quan có mấy ý, từ đó nắm lấy những ý trọng tâm và suy ra các phần kiến thức cơ bản khác. Nếu học sinh làm như thế các em tránh được cách học vẹt tồn tại lâu nay ở học sinh. C. Giải pháp đối với dạng 2. + Lý luận chung: Phương pháp này là phương pháp hệ thống hóa nội dung và sự kiện lịch sử. Nếu học sinh làm như thế các em sẽ có được cái nhìn khái quát, lôgic về cả một quá trình lịch sử. Và đặc biệt giúp các em có thể tập trung cao. Phương pháp này rất phù hợp với những học sinh không có khả năng tập trung cao, bởi nếu các em muốn tổng hợp được buộc các em phải tập trung cao để tìm ra nội dung chính, thông qua đó các em ghi nhớ luôn. Làm vài lần như vậy, học sinh sẽ ghi nhớ một cách nhanh chóng hơn, đặc biệt là các em rất lâu quên. + Phương pháp cụ thể có ví dụ kèm theo: Ví dụ 1: khi học sinh học phần VII-Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước học sinh cần tổng hợp những kiến thức cơ bản sau: 1. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố. - Tháng 5/1945 phát xít Nhật bị tiêu diệt. - Tháng 8/1945 phát xít Nhật đầu hàng không điều kiện. - Trước sự chuyển biến mau lẹ của tình hình ngày 13 đến ngày 15/8/1945 hội nghị toàn quốc của Đảng CS Đông Dương ở Tân Trào. + Hội nghị quyết định phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước. + Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập ra quân lệnh số 1 kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên khởi nghĩa... - Tiếp theo ngày 16/8/1945 Đại hội quốc dân họp tại Tân Trào (Tuyên Quang). + Lãnh tụ Hồ Chí Minh ra mắt các đại biểu của quốc dân. + Đại hội quết định tán thành tổng khởi nghĩa. + Thông qua 10 chính sách của mặt trận Việt Minh. + Lập ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam (tức là chính phủ lâm thời sau này). - Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư tới đồng bào cả nước nổi dậy giành chính quyền. - Chiều 16/8/1945 đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy một đội quân về giải phóng thị xã Thái Nguyên mở đầu cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền. 2. Giành chính quyền ở Thủ đô Hà Nội: - Ngay khi Nhật đầu hàng Đồng Minh khí thế cách mạng càng thêm sục sôi các tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia các đoàn thể cứu quốc... - Tối ngày 15/8/1945 Đội tuyên truyền của mặt trận Việt Minh diễn thuyết công khai tại ba rạp hát lớn thành phố. - Ngày 16/8/1945 truyền đơn biểu ngữ xuất hiện khắp thành phố, chính quyền bù nhìn lung lay tận gốc, Khâm sại Phan Kế Toại xin từ chức... - Ngày 17/8/1945 Tổng hội viên chức tổ chức một cuộc mít tinh nhằm ủng hộ chính quyền bù nhìn, nhưng bị mặt trận Việt Minh biến thành cuộc biểu tình phản đối chính quyền bù nhìn.
  9. - Ngày 19/8/1945 cả Hà Nội tràn ngập khí thế cách mạng. Mặt trận Việt Minh tổ chức một cuộc mít tinh nhanh chóng biến thành cuộc biểu tình, nhân dân chia nhau về các địa phương đánh chiếm các cơ quan đầu não như phủ Khâm sai, tòa Thị chính, trại Bảo an... Cùng ngày hôm đó chính quyền giành thắng lợi ở thủ đô Hà Nội. Ưu điểm: phương pháp này cung cấp sự kiện lẫn nội dung chính làm cho các em có thể dễ dàng nắm được ý chính, những nội dung trọng tâm. Đặc biệt là qua phương pháp này ta cố xếp những sự kiện gần nhau giúp cho các em học sinh yếu kém có thể ghi nhớ một cách dễ dàng. d. Giải pháp của dạng 3. Dạng các kì Đại hội và Hội nghị TW: - Lý luận chung: - Đối với dạng này rất gần với thực tế mà các em có thể quan sát được qua các kì đại hội chi đoàn học sinh từ đó liên tưởng một cách dễ dàng các kiến thức cơ bản cấn nắm trong các bài liên quan đến các kì đại hội. Đại hội Đảng lần I, Đại hội Đảng lần II, Đại hội Đảng lần III, Đại hội Đảng lần IV... - Ví dụ 1: Các bước tiến hành một đại hội là. Thời gian: 2/1951. Địa điểm: Chiêm hóa (Tuyên Quang). Nội dung: - Báo cáo của ban chấp hành khóa cũ do Hồ Chí Minh trình bày. + Thành tựu: + Khuyết điểm tồn tại: - Báo cáo tham luận bàn về cách mạng Việt Nam. + Đưa ra đường lối phát triển của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. + Chính sách của Đảng. + Phân tích tính chất của xã hội Việt Nam. Quyết sách của hội nghị: + Đưa Đảng ra hoạt động công khai . + Đổi tên đảng thành Đảng Lao động Việt Nam. + Xây dựng ở Lào-Căm pu chia ở mỗi nước một Đảng riêng. - Đại Hội tiến hành bầu ban chấp hàng khóa mới, Hồ Chủ tịch làm chủ tịch Đảng, Trường Chinh làm bí thư thứ nhất. - Ví dụ 2: Đối với dạng các Hội nghị TW: như Hội nghị TW tháng 11/1939, Hội nghị TW 8 (5/1941), Hội nghị TW lần thứ 15. - Hội nghị TW tháng 11/1939: + Hoàn cảnh. + Nội dung: Xác định nhiệm vụ trong tâm: là độc lập dân tộc. Xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là thực dân Pháp, tạm gác khẩu hiệu Cách mạng ruộng đất... Thành lập mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. Kết luận: Hội nghị TW 6 đánh dấu bước chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng ta. - Hội nghị Trung ương 8 (5/1941): + Hoàn cảnh. + Nội dung:
  10. Xác định nhiệm vụ trong tâm cấp thiết: là độc lập dân tộc. Xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là thực dân Pháp và phát xít Nhật, tạm gác khẩu hiệu Cách mạng ruộng đất... Thành lập mặt trận Việt Minh ở Việt Nam, Lào, Campuchia thành lập các mặt trận riêng để giải quyết công việc riêng của từng nước. hội nghị xác định tiếp tục công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ của toàn Đảng toàn quân ta lúc này. Kết luận: Hội nghị tiếp tục khẳng định những điều chỉnh từ Hội nghị TW 6 là hoàn toàn chính xác. Nhận xét: dùng phương pháp này sẽ giúp cho học sinh định hình nhanh chóng những kiến thức cơ bản tưng tự nhau, giúp cho các em ghi nhớ một cách tốt hơn. 3. Các mẹo ghi nhớ sự kiện một cách nhanh nhất đối với học sinh yếu kém. Các mẹo ghi nhớ hướng tới những mốc sự kiện lớn như ngày 20/11 ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 8/3, ngày 19/5 sinh nhật Bác, ngày Quốc tế lao động 1/5, ngày 30/4, ngày 22/12 ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Ví dụ 1: ngày 20/11 Ngày nhà giáo Việt Nam. Ngày 20/11/1873 Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội. Ngày 20/11/1945 Chính phủ ra thông báo giảm 25% tô, cho hoãn nợ, giảm nợ cho nông dân. Ngày 20/11/1946 quân Pháp khiêu khích và giành quyền thu thuế với ta ở Hải Phòng. Ngày 20/11/1953 Pháp cho quân nhảy dù xuống thung lũng Điện Biên Phủ nhằm cứu vãn tình thế bị uy hiếp ở Lai Châu và Thượng Lào. Ngày 20/11/1931 ngày hi sinh của Lý Tự Trọng, chiến sĩ trẻ tuổi trong tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Ví dụ 2: ngày 8/3. Ngày 8/3/40 khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống quân Nam Hán sau khi giành thắng lợi hai bà xưng là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở Mê Linh. Ngày 8/3/1949 Pháp kí với Bảo Đại và đưa Bảo Đại lên làm Quốc trưởng. Ngày 8/3/1961 Hội Phụ Nữ giải Phóng miền Nam Việt Nam thành lập. Ngày 8/3/1965 Lục quân Mỹ bắt đầu đổ bộ lên Đà Nẵng thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ. Ngày 8/3/1975 mở màn chiến dịch Huế - Đà Nẵng... Ví dụ 3: ngày 1/5 1/5/1938 cuộc mít tinh khổng lồ cả hàng vạn người tại nhà Đấu xảo Hà Nội. 1/5/1952 khai mạc Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua lần thứ nhất đã bầu được 7 anh hùng chiến sĩ thi đua trên các mặt trận. Ví dụ 4: về ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/1944. 22/12/1788 Quang Trung Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế ở núi ngự bình Huế rồi xuất quân ra bắc đánh quân Thanh. 22/12/1946 Thường vụ Trung ương Đảng CS Việt Nam công bố "Chỉ thị toàn dân kháng chiến". Ví dụ 5: về ngày sinh Bác Hồ 19/5. 19/5/1883 chiến thắng Cầu Giấy, tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp ở Bắc Kỳ Henri Rivie cùng một số sĩ quan Pháp chết tại trận. 19/5/1941 Việt Nam độc lập đồng minh chính thức thánh lập, thay cho Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương. Nhận xét: Ưu điểm: phương pháp này là phương pháp có ưu điểm vượt trội để học sinh có thể ghi nhớ sự kiện một cách nhanh chóng, từ sự kiện đó có thể liên hệ ra các sự kiện khác liền trước hoặc liền
  11. sau. Đối với phưng pháp này khi áp dụng làm cho học sinh nhớ ngay, sự kiện không bị quên, phương pháp này rất phù hợp với đối tượng học sinh yếu kém, không những thế nó còn có khả năng áp dụng với nhiều đối tượng học sinh khác chứ không hẳn là một mình đối tượng học sinh yếu kém . III. Kết quả và bài học kinh nghiệm. 1. Kết quả: Sau khi áp dụng phương pháp này với đối tượng học sinh yếu kém trong năm học 2009-2010 tôi thu được kết quả sau: Khối 11: Số Chất lượng Chất lượng giữa học kì I (%) Chất lượng cuối học kì I (%) ban đầu (%) HS Y K G K Tb Y K G K Tb Y K 30 40 60 0 0 10 40 50 0 0 20 45 35 . Số Chất lượng Chất lượng giữa học kì II (%) Chất lượng cuối học kì II (%) HS ban đầu (%) Y K G K Tb Y K G K Tb Y K 29 40 60 0 0 55 30 15 0 5 80 15 0 . Khối 12: Số Chất lượng Chất lượng giữa học kì I (%) Chất lượng cuối học kì I (%) HS ban đầu (%) Y K G K Tb Y K G K Tb Y K 39 50 50 0 0 30 30 40 0 0 50 30 20 . Số Chất lượng Chất lượng giữa học kì II (%) Chất lượng cuối học kì II (%) HS ban đầu (%) Y K G K Tb Y K G K Tb Y K 39 50 50 0 5 75 20 0 0 15 85 0 0 . Năm học 2010-1011, tôi tiếp tục nhận dạy hai khối 11 và 12: Khối 11: Số Chất lượng Chất lượng giữa học kì I (%) Chất lượng cuối học kì I (%) HS ban đầu (%) Y K G K Tb Y K G K Tb Y K 27 70 30 0 0 17 43 40 0 0 50 35 15 . Số Chất lượng Chất lượng giữa học kì II (%) Chất lượng cuối học kì II (%) HS ban đầu (%) Y K G K Tb Y K G K Tb Y K 29 70 30 0 15 55 30 0 0 20 75 5 0 . Khối 12: Số Chất lượng Chất lượng giữa học kì I (%) Chất lượng cuối học kì I (%) HS ban đầu (%) Y K G K Tb Y K G K Tb Y K 10 70 30 0 0 45 35 20 0 10 70 20 0 . Số HS Chất lượng Chất lượng giữa học kì II (%) Chất lượng cuối học kì II (%) ban đầu (%) Y K G K Tb Y K G K Tb Y K
  12. 10 70 30 0 15 75 10 0 0 15 85 0 0 . 2. Bài học kinh nghiệm: Qua một thời gian áp dụng phương pháp mới này tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm như sau: + Các phương pháp này phải áp dụng một cách từ từ, làm cho học sinh thích nghi được từng cách một. Muốn làm cho hoc sinh nắm được từng phương pháp một, thì tuyệt đối không được nóng vội nhất là đối với đối tượng học sinh trường THPT, khả năng tiếp thu chậm do đó càng phải làm kĩ nhiều lần cho các em làm theo. + Sau khi áp dụng phương pháp này các giáo viên phải thường xuyên giao bài tập cho học sinh theo từng dạng để các em làm. Giáo viên thường xuyên kiểm tra, theo dõi sự tiến bộ của học sinh bằng cách kiểm tra thông qua vở bài tập, kiểm tra miệng, kiểm tra trắc nghiệm... + Các phương pháp này không nên áp dụng đồng loạt, đưa ra quá nhiều các phương pháp làm cho học sinh không thể tiếp thu được các phương pháp mới, dẫn đến phương pháp mới chưa hình thành, phương pháp cũ chưa mất đi làm cho học sinh lâm vào tình trạng lúng túng dẫn đến kết quả không cao. . C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT I. KẾT LUẬN: Trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng thì phụ đạo học sinh yếu kém là một trong những nhiệm vụ hết sức khó khăn đối với bất cứ giáo viên nào, bởi phụ đạo đối tượng này đã khó,tìm ra phương pháp hợp lí cho đối tượng này còn khó hơn bởi lực học của các em là rất thấp, cộng thêm động lực, mục đích học tập của các em không có nên học lich sử đối với các em là hết sức khó khăn. Do đó đối với đối tượng học sinh này trong quá trình phụ đạo giáo viên phải từng bước khơi dậy tinh thần ham học hỏi, ham tìm hiểu những biến cố lịch sử, những nhân vật lịch sử, thậm chí là những câu chuyện lịch sử, từng bước giúp cho các em có thể tiếp cận được với những kiến thức lịch sử, từ đó dần dần sử sẽ đi vào các em. Qua đó làm cho các em tự hào hơn về truyền thống dân tộc mình, từ đó hình thành thái độ học tập đúng đắn là: học lịch sử để hiểu, đê biết chứ không phải học để thi . Đối với giáo viên việc sử dụng phương pháp này phải sáng tạo. Đặc biệt là phải chiệu khó, nhiệt tình tâm huyết với các em, đặt mình vào địa vị của các em để thấy cái khó của các em trong tiếp nhận kiến thức. Từ đó đưa ra những cách thức khắc phục hợp lý, kịp thời để tiếp tục tạo hưng phấn cho các em trong học tập, từng bước nâng dần hiểu biết của đối tượng này lên. Để các em biết và hiểu về ông cha ta đã làm những gì cho đất nước, cho dân tộc từ đó có ý thức có trách nhiệm trong việc bảo vệ độc lập dân tộc. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh khi sinh thời từng mong muốn: "Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam". . II. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT. Trong quá trình phụ đạo đối tượng này để có kết quả tốt tôi xin có một số kiến nghị như sau: + Nhà trương cần sàng lạc sớm đối tượng học sinh yếu kém ngay từ lần thi giữa kì I chứ không để đến hết kì I hoặc hết năm mới thành lập lớp để phụ đạo như thế thì hơi muộn. Lớp nào thì giao cho giáo viên đứng lớp đó trực tiếp phụ đạo. + Sau khi hình thành các lớp phụ đạo học sinh yếu kém thì BGH phải lên lịch phụ đạo và thường xuyên theo dõi đôn đốc kiểm tra, tránh rơi vào bệnh thành tích. Nếu thầy cô nào phụ đạo có kết
  13. quả thì BGH nhà trường có thế kịp thời động viên khích lệ kịp thời để tạo thêm động lực cho các thầy cô. + Đối với sở giáo dục và đào tạo cần tổ chức các chuyên đề học tập trao đổi kinh nghiệm học tập giữa các trường từ đó đúc rút ra những kinh ngiệm làm hay, những phương pháp tốt. Từ đó các trường cũng có thể học tập lẫn nhau cùng nhau đưa chất lượng môn lịch sử lên cao dần xứng đáng với vị trí vốn có của nó trong lòng dân tộc. . Sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại B cấp tỉnh năm học 2011-2012 TRẦN MINH THÁI (Trường THPT Triệu Sơn 5)
nguon tai.lieu . vn